Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giải thích và hỗ trợ mạch điện chiếu sáng từ điện máy AC sang điện bình DC xe máy

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giải thích và hỗ trợ mạch điện chiếu sáng từ điện máy AC sang điện bình DC xe máy

    Em xin nhờ các bác giải thích hộ em vị trí các linh kiện trong mạch với ạ (em cũng chỉ tự mày mò thôi nhưng vẫn rối bời quá). Đèn của em là đèn led 12v 55W ạ. C1=C2= 2.2mF
    1. Mạch của em như này có chạy ổn không ạ
    2. 2 con diode D1, D2 và cuộn cảm L có tác dụng gì ạ. Các bác cho em xin luôn thông số của 3 linh kiện với ạ
    3. Các bác cho em xin phương pháp bảo vệ đèn khi quá áp, quá dòng ở mạch chỉnh lưu với ạ ( các bác có hỗ trợ em nhớ hỗ trợ em luôn phần thông số với nhé)
    Em xin chân thành cảm ơn các bác!!!
    Nguồn em tham khảo mạch: https://www.oto-hui.com/diendan/thre...binh-dc.81536/

  • #2
    Thân chào, mục đích của cái mạch này trong cái link tham khảo của bạn đã nói rõ là dùng cho các xe máy đời cũ, cái loại xe mà phải đề máy xe lên thì mới bật được đèn pha, họ làm cái mạch này chủ yếu để làm sao mà cái đèn pha xe chỉ cần bật là xài điện từ acquy mà không cần phải đề máy xe (mục đích có lẽ là dùng làm đèn chiếu sáng khi nhà cúp điện). Bạn rối do nhìn và phân tích từ cái mân lửa đến cái đèn (sách vở nào cũng chỉ như vậy cho người mới), nếu nhìn từ điểm cuối là cái đèn tra ngược từ từ về mâm lửa sẽ dễ hiểu hơn. Xin vào vấn đề chính.
    1. Uh tạm ổn nếu chấm điểm sẽ là 6/10 điểm. Cần thêm gì thì sẽ bàn luận thêm bên dưới.
    2. D1:chỉnh lưu bảo vệ không cho điện áp từ đường acquy xộc ngược vào khu vực của khối L,C1,C2, cầu diode. Điện trở nội và đặc tính xén áp đầu ra của diode này còn giúp cho cái đèn sống được lâu hơn.
    D2: tương tự D1 nhưng là bảo vệ cho khu vực của sạc và acquy không bị áp dội ngược của khối L,C1,C2, cầu diode.
    L: cuộn cảm lọc nhiễu, điện áp sau chỉnh lưu cầu diode có nhiều gợn nhiễu nên cần cả L,C1,C2 làm khối lọc nguồn.
    3. Mạch ổn áp như link đính kèm mà lắp thêm vào nhé, có cả nâng lẫn hạ áp luôn khỏi lăn tăn suy nghĩ.

    Góp ý thêm:
    -Đèn 55W mà C1, C2 có 2.2uF là quá nhỏ, nếu có thể thì thay C1, C2 bằng tụ 2200uF-50V thì ổn hơn, dám cá thông số mạch như vậy thì L bé tí, ra chợ kiếm con L to to có lõi màu vàng trong mấy bộ nguồn tổ ong mà xài.
    -D1, D2 kiếm diode 10A.
    -Lắp cầu chì 7A trước cầu diode, cầu diode cũng phải đủ 10A nhé.
    Mạch ổn áp DC-DC Buck Boost Conveter FP5139 60W có khả năng ổn áp và dòng đầu ra tùy chỉnh bằng sự kết hợp hai thiết kế mạch Buck (giảm áp) và Boost (tăng áp), thích hợp cho các ứng dụng cấp nguồn cần sự ổn định cao, mạch nguồn ổn áp cho pin năng lượng mặt trời
    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

    Comment


    • #3
      Bác cho em hỏi với, nếu em lắp mạch ổn áp như bác nói thì cuộn cảm L mạch em vẽ có cần nữa không hay bỏ cũng được ạ.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi jsiniii Xem bài viết
        Bác cho em hỏi với, nếu em lắp mạch ổn áp như bác nói thì cuộn cảm L mạch em vẽ có cần nữa không hay bỏ cũng được ạ.
        Uh ha mạch ổn áp có sẵn cuộn cảm và tụ lọc rồi, cuộn cảm của nó cũng chuẩn hóa theo mạch, nên bỏ cuộn cảm và C1, C2 kia đi cho gọn. Diode D1 vẫn phải có nhé.
        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

        Comment


        • #5
          • Công suất ổn định: 30W (nên sử dụng dưới mức công suất này để mạch chạy tốt và ổn định nhất, lưu ý trên 35W cần gắn thêm hoặc thay đổi tản nhiệt để không làm cháy mạch)
          Mạch bác gửi có đoạn này, đèn của em là 55W thì có cần thay đổi gì không ạ.
          Và in(+) mạch= out(+) cầu diode; in(-)mạch=ground/ out(+)mạch =in(+) đèn; out(-)mạch=ground ạ (em không biết là cứ hỏi cho chắc cú)

          Comment


          • #6
            Ah bác cho em hỏi luôn vụ này với diode D1 và relay K trong ảnh và nguồn tham khảo có nói
            _Mạch nạp cho ác quy vẫn theo nguyên bản ,chỉ thay đổi 1 chút ở chỗ thêm diot D1 nối song song với tiếp điểm thường mở của rơ le K.Khi bật khóa điện chính , khởi động máy nổ, từ máy phát> chỉnh lưu > D1 > ác quy được nạp điện .Sở dĩ mình thêm D1 bởi vì mạch sạc Zin theo xe cho dòng nạp hơi cao , khi ác quy đã no vẫn tiếp tục bị nhồi nhét dòng nạp nên khiến giảm tuổi thọ bình ,D1 lúc này có tác dụng hạn chế dòng nạp kéo dài tuổi thọ cho bình điện.Chạy xe ban ngày thì bình điện chủ yếu cung cấp khi khởi động ,còi và đèn phanh nên nạp điện khá nhanh đầy.
            Em chưa hiểu rõ lắm về chức năng, thông số và cách mắc của D1 và relay K ạ. Em cảm ơn!

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi jsiniii Xem bài viết
              Em xin nhờ các bác giải thích hộ em vị trí các linh kiện trong mạch với ạ (em cũng chỉ tự mày mò thôi nhưng vẫn rối bời quá). Đèn của em là đèn led 12v 55W ạ. C1=C2= 2.2mF
              1. Mạch của em như này có chạy ổn không ạ
              2. 2 con diode D1, D2 và cuộn cảm L có tác dụng gì ạ. Các bác cho em xin luôn thông số của 3 linh kiện với ạ
              3. Các bác cho em xin phương pháp bảo vệ đèn khi quá áp, quá dòng ở mạch chỉnh lưu với ạ ( các bác có hỗ trợ em nhớ hỗ trợ em luôn phần thông số với nhé)
              Em xin chân thành cảm ơn các bác!!!
              Nguồn em tham khảo mạch: https://www.oto-hui.com/diendan/thre...binh-dc.81536/
              1. Mạch chạy ổn nếu đèn của bạn là loại có thể nối trực tiếp vào 12V (đã tích hợp driver hoặc mạch hạn dòng, thông thường là có rồi).
              2. D1 không có tác dụng trong mạch này mà còn có tác hại là phát sinh nhiệt, bỏ nó đi nối tắt cho khoẻ. D2 có 2 tác dụng: 1 là chống nguồn sau chỉnh lưu đi vào accu, 2 là cấp nguồn cho đèn khi bật khoá nhưng chưa nổ máy. Đèn ăn dòng 4.6A, bạn dùng D2 chịu dòng cao hơn mức này kha khá là được. Cái L có tác dụng tăng dòng lên từ từ khi bật đèn vì cái L sẽ sinh ra dòng cảm ứng ngược chiều với dòng của đèn, có lẽ mục đích là chống dòng tức thời quá lớn làm hỏng cầu diode, cái này trị số H càng to càng tốt thôi nhưng dây quấn phải lớn để giảm điện trở thuần, nếu không nó sẽ rất nóng. Mà bỏ cái L nối tắt cũng được.
              3. Cái sạc đã ổn áp rồi, không cần thêm mạch nữa. Nếu sợ thì mắc thêm cầu chì trước khi nguồn vào đèn và mắc song song với đèn 1 zener công suất lớn, trị số ổn áp của zener lớn hơn nguồn nuôi đèn vài V, khi quá áp zener sẽ dẫn làm đứt cầu chì. Cầu chì cũng bảo vệ quá dòng luôn.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi jsiniii Xem bài viết
                Ah bác cho em hỏi luôn vụ này với diode D1 và relay K trong ảnh và nguồn tham khảo có nói
                _Mạch nạp cho ác quy vẫn theo nguyên bản ,chỉ thay đổi 1 chút ở chỗ thêm diot D1 nối song song với tiếp điểm thường mở của rơ le K.Khi bật khóa điện chính , khởi động máy nổ, từ máy phát> chỉnh lưu > D1 > ác quy được nạp điện .Sở dĩ mình thêm D1 bởi vì mạch sạc Zin theo xe cho dòng nạp hơi cao , khi ác quy đã no vẫn tiếp tục bị nhồi nhét dòng nạp nên khiến giảm tuổi thọ bình ,D1 lúc này có tác dụng hạn chế dòng nạp kéo dài tuổi thọ cho bình điện.Chạy xe ban ngày thì bình điện chủ yếu cung cấp khi khởi động ,còi và đèn phanh nên nạp điện khá nhanh đầy.
                Em chưa hiểu rõ lắm về chức năng, thông số và cách mắc của D1 và relay K ạ. Em cảm ơn!
                Dòng nạp accu = (điện áp sạc - điện áp hiện tại của accu) / nội trở accu.
                Khi nối thêm D1 thì Dòng nạp accu = (điện áp sạc - sụt áp trên D1 - điện áp hiện tại của accu) / nội trở accu -> dòng nạp giảm xuống, đồng thời accu cũng sẽ không bao giờ được nạp đầy.
                Cách mắc thì nhìn sơ đồ là biết, cụ thể thế nào nữa nhỉ?

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi jsiniii Xem bài viết
                  • Công suất ổn định: 30W (nên sử dụng dưới mức công suất này để mạch chạy tốt và ổn định nhất, lưu ý trên 35W cần gắn thêm hoặc thay đổi tản nhiệt để không làm cháy mạch)
                  Mạch bác gửi có đoạn này, đèn của em là 55W thì có cần thay đổi gì không ạ.
                  Và in(+) mạch= out(+) cầu diode; in(-)mạch=ground/ out(+)mạch =in(+) đèn; out(-)mạch=ground ạ (em không biết là cứ hỏi cho chắc cú)
                  Cầu diode và D2 dùng loại 10A trở lên, D1 nối tắt

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                    Dòng nạp accu = (điện áp sạc - điện áp hiện tại của accu) / nội trở accu.
                    Khi nối thêm D1 thì Dòng nạp accu = (điện áp sạc - sụt áp trên D1 - điện áp hiện tại của accu) / nội trở accu -> dòng nạp giảm xuống, đồng thời accu cũng sẽ không bao giờ được nạp đầy.
                    Cách mắc thì nhìn sơ đồ là biết, cụ thể thế nào nữa nhỉ?
                    Ah, trong đoạn đó còn có 1 relay K ạ, ngoài D1 ra còn con relay này em chưa hiểu lắm ạ. Em cảm ơn ạ

                    Comment


                    • #11
                      Uhh để ngẫm nghĩ tí về cái xe máy
                      Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                      Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                      Comment


                      • #12
                        Ha.ha.ha lại phát minh bỏ D1.

                        Relay K chưa đóng, điện thế từ cuộn sạc qua d1 đến đèn chiếu sáng tổn hao là 0.7volt.
                        Khi bật công tắc đèn, rơ le K làm việc đóng tiếp điểm thường mở song song với D1 , nối tắt D1 .Lúc này mạch sạc ác quy cung cấp dòng nạp bổ xung lớn hơn ( tăng thêm 0.7volt) vì lúc này ác quy vừa nạp vừa phóng điện cho đèn.

                        Người tự trọng đừng đem người khác làm chuột bạch.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                          Ha.ha.ha lại phát minh bỏ D1.

                          Relay K chưa đóng, điện thế từ cuộn sạc qua d1 đến đèn chiếu sáng tổn hao là 0.7volt.
                          Khi bật công tắc đèn, rơ le K làm việc đóng tiếp điểm thường mở song song với D1 , nối tắt D1 .Lúc này mạch sạc ác quy cung cấp dòng nạp bổ xung lớn hơn ( tăng thêm 0.7volt) vì lúc này ác quy vừa nạp vừa phóng điện cho đèn.

                          Người tự trọng đừng đem người khác làm chuột bạch.
                          Bác ơi, vụ bỏ D1 này em xin đính chính hộ ạ, nguyên văn đây ạ. Còn mạch bác đang nói tới là mạch trong nguồn tham khảo của em ạ. Em cảm ơn ạ.


                          Nguyên văn bởi jsiniii Xem bài viết
                          Em xin nhờ các bác giải thích hộ em vị trí các linh kiện trong mạch với ạ (em cũng chỉ tự mày mò thôi nhưng vẫn rối bời quá). Đèn của em là đèn led 12v 55W ạ. C1=C2= 2.2mF
                          1. Mạch của em như này có chạy ổn không ạ
                          2. 2 con diode D1, D2 và cuộn cảm L có tác dụng gì ạ. Các bác cho em xin luôn thông số của 3 linh kiện với ạ
                          3. Các bác cho em xin phương pháp bảo vệ đèn khi quá áp, quá dòng ở mạch chỉnh lưu với ạ ( các bác có hỗ trợ em nhớ hỗ trợ em luôn phần thông số với nhé)
                          Em xin chân thành cảm ơn các bác!!!
                          Nguồn em tham khảo mạch: https://www.oto-hui.com/diendan/thre...binh-dc.81536/

                          1. Mạch chạy ổn nếu đèn của bạn là loại có thể nối trực tiếp vào 12V (đã tích hợp driver hoặc mạch hạn dòng, thông thường là có rồi).
                          2. D1 không có tác dụng trong mạch này mà còn có tác hại là phát sinh nhiệt, bỏ nó đi nối tắt cho khoẻ. D2 có 2 tác dụng: 1 là chống nguồn sau chỉnh lưu đi vào accu, 2 là cấp nguồn cho đèn khi bật khoá nhưng chưa nổ máy. Đèn ăn dòng 4.6A, bạn dùng D2 chịu dòng cao hơn mức này kha khá là được. Cái L có tác dụng tăng dòng lên từ từ khi bật đèn vì cái L sẽ sinh ra dòng cảm ứng ngược chiều với dòng của đèn, có lẽ mục đích là chống dòng tức thời quá lớn làm hỏng cầu diode, cái này trị số H càng to càng tốt thôi nhưng dây quấn phải lớn để giảm điện trở thuần, nếu không nó sẽ rất nóng. Mà bỏ cái L nối tắt cũng được.
                          3. Cái sạc đã ổn áp rồi, không cần thêm mạch nữa. Nếu sợ thì mắc thêm cầu chì trước khi nguồn vào đèn và mắc song song với đèn 1 zener công suất lớn, trị số ổn áp của zener lớn hơn nguồn nuôi đèn vài V, khi quá áp zener sẽ dẫn làm đứt cầu chì. Cầu chì cũng bảo vệ quá dòng luôn.

                          Comment


                          • #14
                            Tại # 11 bạn hoahauvn đã giải thích rối còn phải hỏi gì nữa?
                            Tại #10 thớt hỏi relay k làm gì/

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                              Tại # 11 bạn hoahauvn đã giải thích rối còn phải hỏi gì nữa?
                              Tại #10 thớt hỏi relay k làm gì/
                              Ah vâng. Em xin lỗi em hiểu nhầm ý bác ạ.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              jsiniii Tìm hiểu thêm về jsiniii

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X