Thông báo

Collapse
No announcement yet.

(?) Công cụ thiết kế tản nhiệt (HeatSink) hoặc nhiệt trở

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • (?) Công cụ thiết kế tản nhiệt (HeatSink) hoặc nhiệt trở

    Em đang dây dưa đến mấy cái mạch công suất và cần tính toán tản nhiệt, nhưng
    tính toán được nhiệt trở yêu cầu (°C/W) xong thì chẳng biết nhiệt trở của tản nhiệt là bao nhiêu, nếu dùng nhôm tấm và phay khắc thì cần độ dầy, kích thước thế nào
    Tối nay em dành thời gian Google nhưng gần như chả được cái gì liên quan (chủ yếu là tính toán ra công suất sinh nhiệt và các hệ số nhiệt trở ). Tìm được thằng HeatSinkDesigner, nó cho download nhưng dùng thì lỗi.

    Bác nào đã dùng, đã biết những cái liên quan hoặc đã có kinh nghiệm "lựa chọn giải pháp tản nhiệt" thì chỉ bảo em với.

    Cảm ơn các bác!


  • #2
    Cách các bác hay dùng là gì? Có phải lắp thử, không được thì tăng tản nhiệt???
    Hay các bác làm mạch sinh nhiệt rồi đo nhiệt độ heatsink (tản nhiệt)???

    Cảm ơn các bác!

    Comment


    • #3
      Đầu tiên vẽ cái mạch thô, chưa tối ưu về kích thước và đi dây, lắp một cái tản nhiệt "cảm giác" đủ. Gắn chặt lên trên tản nhiệt một cái DS18B20 hoặc nhiệt trở. Cho mạch chạy ở điều kiện xấu nhất : tải tối đa, nhiệt độ môi trường cao nhất [ước lượng] thực tế sẽ gặp. Theo dõi nhiệt độ trên bề mặt tản nhiệt sao cho không cao quá nhiệt độ môi trường 20oC, tất nhiên phải thấp hơn nhiệt độ chịu đựng của linh kiện (theo datasheet) ít nhất 10oC. Nếu vi phạm một trong 2 điều kiện trên thì tắt ngay và thay tản nhiệt khác to hơn.

      Cách thí nghiệm là như vậy đó. Dùng nó thì phải chế thêm mạch đo nhiệt độ và buồng tạo nhiệt độ (bằng hộp xốp có điện trở gia nhiệt chẳng hạn). Chỉ áp dụng cho linh kiện chính hãng, vô nghĩa nếu dùng hàng chợ.

      Đơn giản hơn nữa là thiết kế tản nhiệt thừa thãi, nhôm tuy đắt nhưng vẫn rẻ so với linh kiện.
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #4
        Cách của bác Việt là thử nghiệm thực tế rồi.
        Nó có thể là cách dùng thực nghiệm đo nhiệt trở (thermal resistance). Chỉ cần cho sinh công suất P ổn định rồi đo nhiệt độ tản nhiệt so với môi trường (Theatsink-Tambient) là ra nhiệt trở của hệ (ghi vào sử dụng cho những lần sau).
        Cái này tốn thời gian ở mạch tạo công suất và hơi "Lục Tốn" nếu em dùng nhôm tấm để tản nhiệt
        Nhưng nếu không có cách khác thì chắc cũng phải dùng thực nghiệm thôi

        Cảm ơn bác Việt!

        Comment


        • #5
          Tìm thấy cái này cho tính online nè:
          Heat Sink Calculator

          Hoặc search "heat sink calculations" ra cả đống mừ.
          sau.ph

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Tìm thấy cái này cho tính online nè:
            Heat Sink Calculator

            Hoặc search "heat sink calculations" ra cả đống mừ.
            Ghép 1 FET và 4 FET khác nhau mà bác.
            Hơn nữa trường hợp em dùng là free-air

            Comment


            • #7
              Giả sử dùng phần mềm tính xong xuôi hết rồi. Nhưng lắp mạch thật, dùng linh kiện đắt thì có dám chạy thả cửa bỏ qua theo dõi hay không ? Khi làm với thyristor lớn, hoặc làm với MOSFET nửa triệu bạc (mà phải lắp đủ mạch cầu) ... Rõ ràng dù làm thực nghiệm hay làm theo phép tính, thì cuối cùng vẫn phải đo thực tế. Vậy thì đo luôn từ đầu cho rồi.
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • #8
                Thì mình cũng phải áng chừng nó to cỡ bao nhiêu rồi mới đo thử chứ bác. Free air thì cho tốc độ gió thật chậm cỡ nhưp đèn kéo quân.
                sau.ph

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                KnowMore Tìm hiểu thêm về KnowMore

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X