Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm thế nào để mạch được như thế này!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Làm thế nào để mạch được như thế này!

    Thấy mấy cái hình của bác 1504 đẹp quá, em mượn để hỏi luôn hé!
    Trong Orcad có làm được như hình này không các bác! được thì làm thế nào?
    tức là phần net to ra chiếm hết cả board này này! Có chức năng này hay là phải cất công ngồi chỉnh độ rộng của từng nét hả các bác!?
    Attached Files

  • #2
    Nguyên văn bởi natra2k2
    Thấy mấy cái hình của bác 1504 đẹp quá, em mượn để hỏi luôn hé!
    Trong Orcad có làm được như hình này không các bác! được thì làm thế nào?
    tức là phần net to ra chiếm hết cả board này này! Có chức năng này hay là phải cất công ngồi chỉnh độ rộng của từng nét hả các bác!?
    Bác nhìn thấy đẹp chứ tui nhìn chẳng thấy đẹp

    Làm như vậy chẳng có lợi cho việc hàn, vì các pad chỗ lớn chỗ nhỏ, bác sẽ khó hàn đều đấy. Không phải cứ chỗ nào rộng rãi, bác cho cái pad to là tốt vì pad to sẽ tản nhiệt làm chì khó chảy. Điều này giải thích tại sao lại có những pad gọi là thermal isolation pad. Loại pad này bác thường thấy trong những mạch in "xịn" có phủ đồng. Khi lớp phủ đồng nối với 1 pad có hàn thì pad đó phải là thermal isolation pad.

    Đường mạch chỗ to chỗ nhỏ, xét về khả năng dẫn dòng, cũng như đường mạch có độ rộng bằng độ rộng bé nhất của đường mạch đó mà thôi. Hơn nữa, đối với những cặp đường mạch mang tín hiệu vi sai, thì người ta phải thiết kế sao cho độ dài và độ rộng 2 đường mạch đó phải đồng nhất. Rõ ràng mạch in như hình của bác đưa ra không xét đến yếu tố này. Tất nhiên người ta vẫn làm những mạch như vậy đối với những mạch đơn giản.

    Túm lại, làm mạch in theo kiểu cái hình bác đưa ra chẳng có ưu điểm gì ngoại trừ trông lạ mắt.
    Last edited by taolao; 30-07-2006, 21:54.
    Phen này ông quyết buôn băng dính,
    Vừa bán vừa hm... hm... cũng đắt hàng.

    Comment


    • #3
      bác 1504 làm OrCAD rồi dùng winboard sửa lại đó natra2k2

      làm cái net to thế này mà dùng OrCAD thì chỉ có cách là chỉnh từng Net thôi.Loại này trông thì "đẹp"(để trong ngoặc vì còn tuỳ vào thẩm mỹ mỗi người),nhưng khi hàn thì cực kỳ khó chịu.

      bác ấy làm thế để khi lung lay linh kiện,cái net nó không bị tróc ra đó mà.

      mạch này hoàn chỉnh chưa vậy bác 1504?nhìn chỗ này có vẻ không chuyên nghiệp,hay là bác gài Pan anh em đây ?
      Attached Files

      Comment


      • #4
        Riêng mạch này thì cái chính của nó là ĐẸP.

        Các tính chất khác về dòng, áp, tín hiệu không cần thiết đối với mạch này, nhưng đối với mạch có công suất lớn thì vô cùng cần thiết. với kiểu mạch này điện trở của đường mạch giảm đi rất nhiều nên tăng khả năng dẫn điện mặt khác tạo sự ổn định rất tốt.

        Ngoài ra nó lại rất cần thiết cho loại mạch in 1 lớp - một loại mạch thường rất dễ bong tróc sau thời gian sử dụng và do các tác động vật lý (đây là kinh nghiệm của tôi)

        Ai bảo nó không có ưu điểm thì trật lất.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi voduychau
          bác 1504 làm OrCAD rồi dùng winboard sửa lại đó natra2k2
          100% là orcad đấy MOD ạ.

          Nguyên văn bởi voduychau
          bác ấy làm thế để khi lung lay linh kiện,cái net nó không bị tróc ra đó mà.
          Đúng

          Nguyên văn bởi voduychau
          mạch này hoàn chỉnh chưa vậy bác 1504?nhìn chỗ này có vẻ không chuyên nghiệp,hay là bác gài Pan anh em đây ?
          hình minh họa.muốn hiểu sao cũng được. cái chỗ không chuyên nghiệp đó nếu quan sát kỹ thì nó rất chuyên nghiệp đấy

          Comment


          • #6
            Không ai tiết lộ gì à! hihi, thôi đành mò xem vậy!

            Comment


            • #7
              để tôi làm 1 file mẫu rồi up lên sau vậy.

              Comment


              • #8
                được thế thì hay quá! bác viết nhanh nhanh cho anh em học hỏi với, tuyệt cú mèo đấy!

                Comment


                • #9
                  Nếu ko nhầm thì bác vẽ mạch này để dùng máy phay CNC làm đường mạch chứ không dùng phương pháp ăn mòn truyền thống?
                  The road ahead

                  Comment


                  • #10
                    Cái này Protel hay orcad đều được. Bạn vẽ bình thường. Sau khi hoàn hiện thì fill từng track theo ý của bạn. Nhớ đătl grid cho đều nhé. Chỉ tốn công một chút thôi.
                    Để ý những góc cạnh của track bạn thấy ngay. Fill mất khoảng 15 phút.
                    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                    Biến tần
                    Máy giặt
                    Lò vi sóng
                    Bếp từ.
                    Tủ lạnh.
                    Điều hòa

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi tinhthanthep
                      Nếu ko nhầm thì bác vẽ mạch này để dùng máy phay CNC làm đường mạch chứ không dùng phương pháp ăn mòn truyền thống?
                      "pp ăn mòn truyền thống" rất tốt cho mạch này do diện tích ăn mòn nhỏ do đó tiết kiệm được dung dịch và thời gian.

                      bạn nào quan tâm thì tải file tôi gởi kèm về, dùng công cụ obstacle sẽ rõ. hy vọng chia xẻ chút kinh nghiệm với anh em.

                      do mạch GTP-USB đã thương mại hoá do vậy tôi đã bỏ đi một số phần. và do diễn dàn ko cho tải file .MAX (???) nên tôi nén lại (các bạn giải nén nhé).

                      thân mến.
                      Attached Files

                      Comment


                      • #12
                        Hi`hi`, công phu quá, phục bác đấy, nhưng mà sản phẩm thương mại thì cần được đầu tư đúng mức như vậy mà! Thank you again!

                        Comment


                        • #13
                          em nhìn trên mạch thấy ghi chữ mạch nạp!liệu mạch nạp mà rắc rối vậy sao?
                          quả thực đối với mạch công suất lớn thì tính làm như vậy cũng tương đối ổn rồi!pro

                          Comment


                          • #14
                            Mạch của bác "1504" dùng 'copper area', đầu tiên xắp xếp linh kiện hợp lí, tiếp theo vẽ phác thảo bằng 'track' để lựa chọn đường đi phù hợp, cuối cùng sử dụng 'copper area' vẽ những đường đa cạnh theo 'track' đã vẽ trước đó. Với hình dáng kích thước thay đổi linh hoạt ==> đó là lí do tại sao trông mạch rất 'pro'.

                            Với mục đích thiết kế của bác "1540" cái chính là tính thẩm mĩ. Còn trong các mạch 'công suất', mạch 'switch' thì chắc chắn là phải thiết kế như thế rồi, vì cần kích thước đường line rộng để tải dòng cao, để hạn chế nhiễu ....

                            Để sử dụng được 'copper area' trong 'obstacle' thì chỉ cần hiểu được định nghĩa của nó trong mục 'help' của 'orcad' là OK.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi ToanThang88
                              Mạch của bác "1504" dùng 'copper area', đầu tiên xắp xếp linh kiện hợp lí, tiếp theo vẽ phác thảo bằng 'track' để lựa chọn đường đi phù hợp, cuối cùng sử dụng 'copper area' vẽ những đường đa cạnh theo 'track' đã vẽ trước đó. Với hình dáng kích thước thay đổi linh hoạt ==> đó là lí do tại sao trông mạch rất 'pro'.

                              Với mục đích thiết kế của bác "1540" cái chính là tính thẩm mĩ. Còn trong các mạch 'công suất', mạch 'switch' thì chắc chắn là phải thiết kế như thế rồi, vì cần kích thước đường line rộng để tải dòng cao, để hạn chế nhiễu ....

                              Để sử dụng được 'copper area' trong 'obstacle' thì chỉ cần hiểu được định nghĩa của nó trong mục 'help' của 'orcad' là OK.
                              Bác này nói mà giống như tui nói, đúng như ý tui 100%

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              natra2k2 Tìm hiểu thêm về natra2k2

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X