Mình đã dùng orcad, eagle,protel nhưng cuối cùng dùng cái nào cũng thấy như nhau. Cái chính không phải là biết dùng phần mềm nào mà là biết khai thác hết khả năng sử dụng vì vậy mình mở topic này để cho mọi người chia sẽ kinh nghiệm.Mình thấy eagle đơn giản mà tại sao nước ngoài lại dùng nhiều.Tại sao không đi khai thác hết khả năng của nó mà học nhiều phần mềm làm chi.Xin nhờ bro chia sẽ kinh nghiệm vẽ mạch công suất trong eagle.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Thủ thuật trong eagle
Collapse
X
-
Theo mình thấy phần mềm nào thì cũng thế, vì họ luôn luôn update những bản mới, với những chình sửa để hoàn thiện hơn.Mình cũng chỉ mới vẽ eagle. Vẽ cái này cái chình là cần kinh nghiệm, và một chút tìm tòi.
Theo mình nghĩ nên đi vào những chủ đề đặc biệt như sau:
1.Kinh nghiệm đi dây trong mạch in
2. Cách vẽ mạch từ 2 lớp trở lên
3.Làm sao để vẽ mạch in được nhanh, mình thấy nếu vẽ tay rất lâu
4...Học đến bao giờ mới thành tài?
-
Kinh nghiệm với Eagle :
Tốc độ của Eagle nằm ở con chuột. Hãy kết hợp tốt nhất giữa chuột phải, chuột trái và con lăn. Khác với những phần mềm khác, tốc độ làm việc của nó chủ chốt là con chuột chứ không phải phím tắt. Hơn nữa cách di chuyển linh kiện của nó khác các phần mềm khác. Nó di chuyển kiểu gắp- đặt khác các phần mềm khác là kéo-thả nên rất nhẹ nhàng linh hoạt khi dùng chuột.
Ví dụ:
Để di chuyển một linh kiện. Ta click biểu tượng Move sau đó click vào linh kiện và kéo nó đi đến vị trí khác click lần nữa để đặt. Trong khi di chuyển không cần giữ chuột và rất nhẹ nhàng. Kèm theo đó khi di chuyển ta có thể click chuột phải để xoay linh kiện, xoay con lăn để Zoom to nhỏ.
Trong khi đi mạch có thể dùng chuột phải để tạo các kiểu đường cong, gấp khúc, tròn hay lượn sóng. Nó còn hỗ trợ di Auto từng dây một. Khi đó bạn chi cần click chuột vào điểm đầu và điểm cuối thì nó sẽ tự di dây giữa 2 điểm, trong khi đi dây có thể dễ dàng chọn kích thước.
Thư viện phong phú ( cảm nhận hơn Altium).
.......
Kinh nghiệm với vẽ bo công suất ( và với tất cả các loại bo khác ) :
- Trước khi vẽ phải tìm hiểu về các linh kiện sẽ sử dụng, nắm được Package của nó, nắm được phần nào sơ đồ chân, nguyên tắc hoạt động và từ đó hình dung phần nào vị trí của nó trên Board sao cho đường đi ngắn nhất, gọn nhất mà vẫn đảm bảo Board tốn ít diện tích.
- Tham khảo xem xét các mạch khác. Có thể dành thời gian quan sát cách sắp linh kiện của các loại mạch khác nhất là các loại mạch liên quan để biết được quy luật sắp xếp linh kiện cũng như di dây của nó để áp dụng vào mạch sắp vẽ.
- Xem xét chiều dòng điện , cường độ dòng điện và chất lượng bo dự định làm ( dày mỏng, tốt xấu ) để chọn độ rộng đường khi vẽ. Đừng nghĩ là bo nào cũng vẽ giống nhau được, bo chất lượng xấu, đồng mỏng thì đường phải to hơn và ngược lại là điều đương nhiên.
Ví dụ :
Bạn thường thấy rằng với các board mạch công suất thì các linh kiện công suất tỏa nhiều nhiệt sẽ được đặt ở rìa Board về một phía nơi mà dễ dàng bắt tản nhiệt và thoáng khí, khối nguồn bao giờ cũng đặt xa khối khuếch đại tín hiệu nhỏ...
Khi đi dây đặc biệt giảm tối thiểu sử dụng góc vuôn khi đi mạch, hãy sử dụng góc 45 độ. Nhớ mang máng ở đâu đó nói rằng góc 90 độ làm tăng độ rò điện ở các góc thì phải ( ko biết phải không nữa ) Nhưng mà quả thật thì các bạn nhìn vào cái mạch bẻ góc 45 độ sẽ thấy đẹp hơn mạch bẻ góc 90 độ rất nhiều. Mạch bẻ góc 90 độ trông rất cứng và xấu, mất thẩm mĩ ( ai vẽ mạch thuê chú ý điều này ). Mạch bẻ góc khác 45 độ trông cũng tàm tạm nhưng ngố ngố thế nào ấy.Last edited by duong_act; 23-03-2011, 11:15.
Comment
-
Quả thật là cũng chưa hài lòng về khá nhiều điểm của "Con bồ câu " ( rút kinh nghiệm không gọi là "Con quạ" nữa) này nhưng không gửi yêu cầu cho nó được nên cứ chờ thôi. Nhưng nếu thành thạo nó thì không gì là không thể. Vì với bất cứ phần mềm nào, chuyên nghiệp hay không phụ thuộc vào bàn tay người thiết kế.
Comment
-
Nguyên văn bởi kokori0906 Xem bài viếta chị ơi cho em hỏi là khi mình phủ mass xong em thấy còn vài chỗ trống nó phủ k nhìu mà chỉ có 1 chút, giờ có cách nào để bỏ những cái điểm nhỏ đó đi k vya65
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677nhân tiện cho mình hỏi thêm về cái phần test hipot (cao áp),là để kiểm tra độ bền cách điện giưa các cuộn dây,mà thấy thông số test thường ở mức 4kvac,vậy nếu mấy con fail đó xài bình thường vẫn dduocj phải không ạ,vì điện mình làm gì lên tới mức đó
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:52 -
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677máy đo số vòng thì cty có ,mà nó to quá,tưởng có máy nào gọn gọn bỏ túi được thì tiện hơn,vì đi lại nhiều...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:47 -
-
bởi tmcodonMình thấy diễn đàn có chuyên mục quảng cáo rồi mà. Bạn đóng góp để mở luồng riêng
-
Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
09-11-2024, 13:36 -
-
bởi Nicole08Xin chào mọi người, tôi đã sử dụng Flashforge Inventor 2 được gần 5 năm và rất hài lòng với nó, nhưng tuần trước đã xảy ra sự cố. Có vẻ như động cơ bước đưa sợi in vào đầu nóng đã bị hỏng. Mọi thứ khác có vẻ ổn trên máy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
09-11-2024, 12:55 -
Comment