Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tự chế tạo keo cảm quang để ăn mòn mạch in

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Không phải là chủ cái thớt này muốn giấu nghề mà chẳng qua là không có nghề để giấu,cái phương pháp này mà thành công thì chắc phải là cao thủ trong nghề nếu không thì cũng phải là 1 nhà hóa học phi phàm.Các bác thữ nghĩ xem cái mục máy in đen xì xì đó mà trọn chung với chất cảm quang thì nó còn gì để mà cảm nữa vì mục sẽ hấp thu hết ánh sáng,độ nhạy của chất cảm quang sẽ bị giảm do vậy phải chụp rất lâu,nếu tỉ lệ mục nhiều thì có mà cảm cúm.Và nếu qua giai đoạn này thì cũng phải nhờ đến cái bàn ủi để ép mục in vào phíp,trong khi mục lại trọn chung với chất cảm quang đã bị khô,nếu mục đủ nhiều thì còn ép lên được,nếu quá ít so với keo thì sau khi ăn mòn sẽ có cái bo trơn.Cái phương pháp này thất bại ngay từ trong...lý thuyết.
    Decal+Bàn ủi=BEST


    email:
    Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

    Comment


    • #32
      Cái cách này tôi chưa làm bao giờ vì chưa đủ đồ nghề và chưa hiểu hết.Các anh em cho hỏi chất cảm quang sau khi sấy khô và chụp thì những phần không bị ánh sáng tác dụng có tan trong nước nữa không ?

      Comment


      • #33
        tan hay ko tùy loại ah, có laọi âm bản, có loại dương bản, tức là có loại tan những cho do ánh sáng tác dụng có loại tan những chỗ ko bị tác động

        ko nhất thiết là tan trong nước, như in lụa thì có thể rửa bằng nước sau khi chụp, chỗ ko được phơi sáng sẽ bị trôi đi

        Với PCB phủ mực cảm quang thì phải dùng hóa chất, hình như là NaOH

        Mực phủ lên PCB có bán ngoài thị trường, họ dùng mực này để làm bản kẽm in offet, sau khi chụp cũng đem cho ăn mòn. giá từ 600k đến hơn 1t 1kg.

        có thề dùng keo chụp dùng trong in lụa, vấn đề lớn là làm sao để mực bám lên bề mặt kim loại

        b/r

        Comment


        • #34
          Hic ! Đắt vãi ! Thôi cứ bàn là, giáy mà mà chơi thôi.

          Comment


          • #35
            theo như in offset mà nói thì chất cảm quang ở đây là hợp chất diazo, sau khi chụp bằng UV thì diazo sẽ chuyển sang 1 chất mới có gốc axit => dễ tan trong xút NaOH.
            Ngoài ra trong các nhà in còn có loại bản in tái sinh (dùng đế nhôm của bản offset cũ để tái sinh thành các bản in chất lượng thấp hơn chút), người ta phủ cảm quang (keo tự nấu - chưa biết) bằng máy quay ly tâm ...
            Nói chung là anh em (và tớ) còn phải tìm hiểu nhiều mới chủ động được công nghệ và thoát khỏi in lụa.
            Manchester United FC forever!

            Comment


            • #36
              Tôi đã thử nghiệm nhiều loại keo in lụa(loại bán sẵn và cả loại tự nấu),kết quả chẳng cái nào ổn cả,độ bám dính lên phíp đồng rất kém,nếu cho ăn mòn thì chỉ còn lại tấm phíp trơn hoặc đường mạch bị ăn gần hết,tóm lại là không dùng keo in lụa để dán trực tiếp lên phíp được.Chả trách cái keo cảm quang nó đắt kinh hoàng


              email:
              Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

              Comment


              • #37
                do mặt đồng quá trơn nhẵn nên không thể phủ được => phải tạo được độ nhám nhất định hoặc tăng chất bám dính cho keo. Các bản nhôm tái sinh trong công nghệ in offset phải đi qua 1 bước là sàng bản (chính là tạo độ nhám, tạo các khe lỗ cỡ micro) giúp keo bám chắc hơn.
                Manchester United FC forever!

                Comment


                • #38
                  đúng như bạn gì nói, việc phủ keo PVA lên mặt đồng khó bám chắc vì bề mặt board đồng ko có độ bám.

                  thấy các bạn quan tâm nhiều đến việc dùng keo pva, tôi xin chia sẻ cùng các bạn 1 quyển ebook (1 bí kíp đúng nghĩa) , đọc xong quyển ebook này rồi, nếu ko muốn làm điện tử nữa, thì có thể chuyển nghề qua in lụa luôn.
                  đây là quyển sách do tác giả TAM LINH biên soạn, 1 sư phụ trong làng in lụa Sài Gòn.
                  http://www.kythuatin.com/f/forum/vie...thread_id=5542
                  "nick name levanthanhson là nick của tôi"

                  riêng cá nhân tôi, tôi thấy việc làm pcb = pp in chuyển nhiệt là khả thi nhất, để mực chuyển qua hoàn toàn thì bạn dùng các loại giấy có bề mặt bóng láng, hoặc dùng loại giấy chuyển nhiệt ( loại dùng cho in laser) hoặc sử dụng loại giấy đơn giản nhất là giấy nến(vì với giấy nên, mực được cách ly với giấy = 1 lớp nến mỏng), đơn giản nhất, ăn mòn thì cứ dùng FeCl3, muốn nhanh thì gia nhiệt + lắc.

                  Comment


                  • #39
                    ngoài ra, nếu muốn có 1 loại giấy rẻ hơn nửa, thì tôi giới thiệu với các bạn 1 pp làm giấy cho kết quả rất khả quang. tôi gọi là giấy đế . (1 phần của decal nước)

                    bạn chọn 1 loại giấy nhiều bột giấy, mục đích để thấm nước càng nhanh càng tốt, bề mặt ko cần bóng, hơi giày 1 chút để dễ thao tác. hoặc có thể dùng các loại giấy trong bìa tạp chí, đó là giấy cosche 80, cũng hơi mỏng.
                    bạn dùng 3 lọ keo dán giấy, hoàn với 1 ít nữa để đủ độ loãng, cho vào 1 cái chậu, rồi nhúng tờ giấy vào đấy, xong đem phơi, phơi khô xong thì lặp lại bước đó, 2->3 lần để có lớp keo đủ giày.
                    khi in, bạn in chi tiết lên mặt giấy có phủ keo, rồi tiến hành ép nóng như các bạn vẫn làm. vì giữa lớp mực và lớp giấy có 1 lớp keo tinh bột , nên mực ko bám trực tiếp lên giấy. bạn ngâm vào nước, tuỳ độ giày mỏng và loại giấy sử dụng mà thời gian tan keo nhanh hay chậm, sau đó bạn lột tờ giấy ra, rửa sách keo trên vòi nước, lúc này có bao nhiêu mực mà máy in dùng sẽ nằm hết trên lớp đồng , ko vướng chút giấy nào cả.

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi paparazi_dn Xem bài viết
                      ngoài ra, nếu muốn có 1 loại giấy rẻ hơn nửa, thì tôi giới thiệu với các bạn 1 pp làm giấy cho kết quả rất khả quang. tôi gọi là giấy đế . (1 phần của decal nước)

                      bạn chọn 1 loại giấy nhiều bột giấy, mục đích để thấm nước càng nhanh càng tốt, bề mặt ko cần bóng, hơi giày 1 chút để dễ thao tác. hoặc có thể dùng các loại giấy trong bìa tạp chí, đó là giấy cosche 80, cũng hơi mỏng.
                      bạn dùng 3 lọ keo dán giấy, hoàn với 1 ít nữa để đủ độ loãng, cho vào 1 cái chậu, rồi nhúng tờ giấy vào đấy, xong đem phơi, phơi khô xong thì lặp lại bước đó, 2->3 lần để có lớp keo đủ giày.
                      khi in, bạn in chi tiết lên mặt giấy có phủ keo, rồi tiến hành ép nóng như các bạn vẫn làm. vì giữa lớp mực và lớp giấy có 1 lớp keo tinh bột , nên mực ko bám trực tiếp lên giấy. bạn ngâm vào nước, tuỳ độ giày mỏng và loại giấy sử dụng mà thời gian tan keo nhanh hay chậm, sau đó bạn lột tờ giấy ra, rửa sách keo trên vòi nước, lúc này có bao nhiêu mực mà máy in dùng sẽ nằm hết trên lớp đồng , ko vướng chút giấy nào cả.
                      Phương pháp này mình cũng đã Test khá lâu rồi,chất lượng khá là tệ do cái lớp keo khi mình tráng lên thường không đồng đều,ngoài ra khi tráng thì tờ giấy sẽ bị nở ra và không phẳng,bạn phải ép nó phẳng sau khi sấy khô,làm cách này rất tốn thời gian.Keo gián giấy thật ra chính là keo PVA,loại keo này bị tan trong nước.Mình cũng đã thử rất nhiều cách và với "kinh nghiệm" sau bao phen thất bại mình chọn pp in trên giấy decal.
                      Ưu điểm của giấy decal là giá rẻ và tính hiệu quả cao,bạn có thể mua nó ở bất kì nơi nào.1 tờ giấy decal bạn có thể chọn 2 cách in:
                      +Đối với máy in chất lượng thấp,mực dỏm nếu in trên lớp giấy trơn(lớp tx với mặt keo dính) thường sẽ bị mất nét do lớp này quá trơn,ngoài ra không phải chỗ nào cũng cho bạn in trên lớp giấy này.Gặp trường hợp này bạn cứ in lên lớp giấy láng như in decal bình thường.Hiệu quả tuy không cao và dễ lột như in lớp trơn nhưng chấp nhận được.
                      +Nếu có điều kiện bạn nên tận dụng in lên lớp giấy trơn,trước khi in nên dùng khăn lau lại cho giấy bớt trơn.
                      Tất nhiên đây chỉ là về khâu vật liệu,còn việc hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của ae chúng ta.


                      email:
                      Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

                      Comment


                      • #41
                        Về phương pháp làm PCB bằng bàn là (ủi) và về chọn loại giấy in nhiều bạn đã có ý kiến; riêng cá nhân tôi xin chia sẻ như sau:
                        - Với các PCB kíc thước đến 10x10 cm dùng phương pháp ủi đơn giản nhất, tỷ lệ thành công >90%.
                        - Về giấy in:
                        + Nếu dùng lớp nền giấy đề-can có ưu điểm thời gian là nhanh, khả năng truyền sang board đồng tốt. Nhược điểm: in xong nên thực hiện chế PCB (là) ngay hoặc phải bảo quản cẩn thận vì giấy này trơn rất dễ tróc mực in; chất lượng board không cao lắm vì giấy trơn bóng - cứng dễ bị rạn mực in -> đứt mạch đồng.
                        + Dùng giấy dán thủ công một mặt bóng (loại giấy học sinh dùng cắt dán thủ công - Mình hay dùng loại này). Giấy này mỏng, mềm, khả năng bám mực tốt hơn (đỡ tróc mực). Nhược điểm: nếu nhiệt độ là quá cao sẽ khó bóc giấy.
                        - Về nhiệt độ là: nhiệt độ của bàn là phụ thuộc vào vị trí nút chỉnh và điện áp cấp. Nếu điện áp đủ (220V) chỉnh nút nhiệt độ ở vị trí 2/3 min và max đợi đến khi bàn là cắt điện mới là (ủi). Là (ủi) khoảng 02 phút là được (Nhìn thấy hơi nổi đường mạch lên). Khi là ấn nhẹ bàn là (khoảng 3 - 5kg tùy diện tích mạch), đừng ấn mạnh quá đường mạch sẽ xấu.
                        Đây chỉ là kinh nghiệm thực tế của mình, có thể không đúng với ý kiến của các bạn khác; mong được góp ý.
                        Với cách này mình làm được những đường mạch nhỏ như cỡ chữ 14 Time New Roman với độ nét cao. (board <= 10x10cm), còn board to hơn chưa thử.

                        Comment


                        • #42
                          Mình thấy các mạch in thường được phủ bằng 1 lớp màu xanh.có ai biết đó là chất j ko?
                          Ai biết chỉ cho mình với!

                          Comment


                          • #43
                            Theo tôi phương pháp chụp cảm quang này thực ra nguồn gốc là chụp bản lụa trong in lụa, thay vì chụp trên khung kéo lụa, thì dùng hỗn hợp keo cảm quang này chụp thẳng lên bảng đồng mạch in, các bạn có thể vào diễn đàn kythuain.com của ĐH SPKT tham khảo về kỹ thuật chụp lụa các bạn sẽ hiểu, thậm chí phương pháp chụp, mua hóa chất ở đâu sẽ được hướng dẫn rõ, kỹ thuật mạch in liên quan đến kỹ thuận in, nên tìm đúng chỗ tham khảo thêm.
                            Có thể ra Phùng Hưng hỏi, còn nếu làm biếng thì đến cửa hàng in lụa mua keo cảm quang nấu sẳn về làm.
                            Nói chung kỹ thuật này để làm thủ công số lượng ít thôi, chứ làm nhiều thì người ta chụp thẳng trên bản lụa rồi kéo in hàng loạt, thậm chí nếu cần người ta đầu tư cả máy in phẳng in thẳng lên thẳng trên mạch, giống như kỹ thuật in phun trên máy epson, nhưng thay vì in cuốn thì người ta thiết kế lại đế bản phẳng, và loại mực phù hợp (mực nghe đâu 1 triệu/lít), máy này 20 triệu, có người cung cấp tại TP HCM nghe đâu ở quận Tân Phú. Lên Google Search sẽ có.
                            Last edited by mackiller; 27-05-2010, 13:32.

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi mackiller Xem bài viết
                              Theo tôi phương pháp chụp cảm quang này thực ra nguồn gốc là chụp bản lụa trong in lụa, thay vì chụp trên khung kéo lụa, thì dùng hỗn hợp keo cảm quang này chụp thẳng lên bảng đồng mạch in, các bạn có thể vào diễn đàn kythuain.com của ĐH SPKT tham khảo về kỹ thuật chụp lụa các bạn sẽ hiểu, thậm chí phương pháp chụp, mua hóa chất ở đâu sẽ được hướng dẫn rõ, kỹ thuật mạch in liên quan đến kỹ thuận in, nên tìm đúng chỗ tham khảo thêm.
                              Có thể ra Phùng Hưng hỏi, còn nếu làm biếng thì đến cửa hàng in lụa mua keo cảm quang nấu sẳn về làm.
                              Nói chung kỹ thuật này để làm thủ công số lượng ít thôi, chứ làm nhiều thì người ta chụp thẳng trên bản lụa rồi kéo in hàng loạt, thậm chí nếu cần người ta đầu tư cả máy in phẳng in thẳng lên thẳng trên mạch, giống như kỹ thuật in phun trên máy epson, nhưng thay vì in cuốn thì người ta thiết kế lại đế bản phẳng, và loại mực phù hợp (mực nghe đâu 1 triệu/lít), máy này 20 triệu, có người cung cấp tại TP HCM nghe đâu ở quận Tân Phú. Lên Google Search sẽ có.
                              Về nguyên tắc là như nhau nhưng keo cảm quang bảo vệ mạch kém khi trong dung dịch ăn mòn. Do vậy tuy rằng nguyên lí như nhau nhưng không dùng được keo cảm quang của kéo lụa mà dùng keo đặc biệt khác thường đóng trong các bình xịt như xịt muỗi, nước hoa.

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                                Về nguyên tắc là như nhau nhưng keo cảm quang bảo vệ mạch kém khi trong dung dịch ăn mòn. Do vậy tuy rằng nguyên lí như nhau nhưng không dùng được keo cảm quang của kéo lụa mà dùng keo đặc biệt khác thường đóng trong các bình xịt như xịt muỗi, nước hoa.
                                Không phải keo đó bảo vệ mạch kém mà chủ yếu là cách pha keo, cách pha keo của kéo lụa chủ yếu dễ tẩy keo trên lưới lụa, nếu pha keo không đúng kỹ thuật khi chụp lên keo không đều sẽ khó tẩy keo hay dễ vỡ keo khi kéo mực trên lụa, nên chất liệu chụp là gì thì có thể thay đổi thành phần, phương pháp chụp, thời gian chụp, phim chụp và thêm phụ gia thôi , nên cách pha đó khác chút xíu, theo tôi vẫn có thể dùng keo lụa, nhưng thay đổi tỉ lệ keo khi pha và phụ gia gì, nếu có thể thay luôn keo thì quá tốt.

                                Nói chup qua thực hành để rút ra kinh nghiệm!
                                Last edited by mackiller; 27-05-2010, 17:42.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phamkhuyen Tìm hiểu thêm về phamkhuyen

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X