Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn hàn linh kiện dán!!!

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    F còn đang câu bài hàn chip mặt đáy, F nghe nói bọn nó có cái lưới gì đó. Chả biết cái lưới đó là cái lưới gì các bác nhỉ?

    Bác nào biết nó làm bằng vật liệu gì, và cách sử dụng nó ra sao không nhỉ?

    Chúc vui
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #17
      Theo em được biết thì cái ý nó gọi là khuôn BGA, dùng để làm chân các linh kiện BGA.
      Khi sửa chữa, tháo linh kiện BGA, muốn hàn lại thì phải làm chân thiếc mới cho nó, khi đó dùng đến khuôn.
      Còn nếu hàn mới thì không cần khuôn

      à, đồ và mỏ hàn SMD, tốt nhất nên đến các đại lý bán hàng cho thợ sửa di động mà mua, rẻ hơn nhiều, chẳng hạn như 37A-Lý Nam Đế
      PNLab
      Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
      Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
      Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
      more...www.pnlabvn.com

      Comment


      • #18
        Em thấy cách hoạt động của bài viết này hay đấy.
        Anh F có thể mở rộng ra cho nhiều luồng lớn trong diễn đàn.Còn luồng này thì anh có thể chuyển việc edit lại bài trích dẫn đầu luồng cho các mod để tiếp tục thực hiện nhiều luồng như thế này.

        Sông dài, Thuyền lớn, Biển rộng bao la.
        Tháo neo ngôn ngữ, lèo lái con thuyền kiến thức nhân loại.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi quoc_thaibk Xem bài viết
          Em thấy cách hoạt động của bài viết này hay đấy.
          Anh F có thể mở rộng ra cho nhiều luồng lớn trong diễn đàn.Còn luồng này thì anh có thể chuyển việc edit lại bài trích dẫn đầu luồng cho các mod để tiếp tục thực hiện nhiều luồng như thế này.
          Thực tế cái này, các MOD đều có quyền để sửa bài như F. Cái quan trọng là ý tưởng sáng tạo của các MOD, không thể ép các MOD phải làm theo cái này cái kia được, và cũng không thể bắt các mod đọc hết tất cả các bài.

          Nếu các bạn để ý, các bạn sẽ thấy rằng F cũng đang làm một vài bài mẫu, đánh vào các chỗ nhạy cảm và mang tính "phổ thông".

          Tạm thời khoan bàn tới việc quản lý và hệ thống, bạn nào có thể cung cấp thêm thông tin, xin mời. Và tất nhiên F chỉ trích các bài viết nào có tính chất rõ ràng, cụ thể. Nghĩa là vấn đề cần giải quyết là gì? Cách giải quyết như thế nào. Còn những bài nói lan man, chung chung, hoặc trả lời theo kiểu phỏng đoán, F sẽ không trích dẫn. Nói chung, đây là trích dẫn các kinh nghiệm thực tế của tất cả các thành viên vào trong này.

          Mời các bạn ra tay.

          Chúc vui
          Falleaf
          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi sphinx Xem bài viết
            Theo em được biết thì cái ý nó gọi là khuôn BGA, dùng để làm chân các linh kiện BGA.
            Khi sửa chữa, tháo linh kiện BGA, muốn hàn lại thì phải làm chân thiếc mới cho nó, khi đó dùng đến khuôn.
            Còn nếu hàn mới thì không cần khuôn

            à, đồ và mỏ hàn SMD, tốt nhất nên đến các đại lý bán hàng cho thợ sửa di động mà mua, rẻ hơn nhiều, chẳng hạn như 37A-Lý Nam Đế
            Xin cho biết cụ thể luôn, nó như thế nào? Hình ảnh? Thao tác với nó như thế nào?

            Chúc vui.
            Falleaf
            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

            Comment


            • #21
              Vừa down được đoạn Clip hàn SMD:

              http://www.kevinro.com/newdocs/learn...SolderMount.rm

              Các bác xem nó bôi cái gì vào PCB thế nhỉ

              Comment


              • #22
                CHo mình hỏi là máy khò loại thường nhỏ gọn giá khoảng bao nhiêu vậy vì chắc là cũng ít dùng nên ko muốn mua loại nào mắc tiền .

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi bothongvui Xem bài viết
                  CHo mình hỏi là máy khò loại thường nhỏ gọn giá khoảng bao nhiêu vậy vì chắc là cũng ít dùng nên ko muốn mua loại nào mắc tiền .
                  Mỏ hàn khò loại nhỏ gọn , tự động ngắt,... giá 820k ( tùy chỗ bán)
                  mỏ hàn khò loại lớn, 850A , giá khoảng 700k
                  còn một loại khoảng 500-600k
                  Ra Nhật Tảo thì k thiếu , chỉ sợ thiếu tiền !
                  Doan Cong Ty
                  YM: electronicltv

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi phamthaihoa Xem bài viết
                    Vừa down được đoạn Clip hàn SMD:

                    http://www.kevinro.com/newdocs/learn...SolderMount.rm

                    Các bác xem nó bôi cái gì vào PCB thế nhỉ
                    Nhựa thông đó ! ( Rosin Paste Flux) , ta thường sử dụng nhựa thông nuớc, được đóng chai sẵn.
                    Doan Cong Ty
                    YM: electronicltv

                    Comment


                    • #25
                      Hướng dẫn cách sử dụng máy khò

                      Máy khò :
                      Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận có quan hệ hữu cơ :
                      1- Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc giúp tách và gắn linh kiện trên main máy an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.
                      2- Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi.
                      Nếu kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an toàn cho cả chính linh kiện và mạch in giảm thiểu tối đa sự cố và giá thành sửa chữa máy.
                      *Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt, khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. Như vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ : Gió;nhiệt; và nhựa thông lỏng
                      *Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC ( chú ý đến diện tích bề mặt) và thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện, chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện…
                      *Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh quá to hoặc quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu to, nhưng lượng nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng lại đẩy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh kiện lận cận nhiều hơn.
                      Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
                      - Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọt nhiệt vào chúng , tốt hơn là nên dùng “panh” đè lên vật chắn để chúng không bồng bềnh.
                      - Nên cố gắng cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi main.
                      - Nếu trên main có CAMERA thì phải bỏ chúng ra bảo quản riêng. Nếu vô ý để vật kính CAMERA tiếp cận với nhiệt và hoá chất thì nó sẽ bị biến tính.
                      - Tuyệt đối không được tập trung nhiệt đột ngột và lâu ở một vùng, cũng không nên giải nhiệt quá nhanh sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở đột ngột làm mạch in bị “rộp”. Nếu nặng thì main còn bị cong, vênh dẫn đến “rạn” ngầm mạch in
                      - Khi định vị main bằng bộ gá, không được ép quá chặt, khi khò nhiệt độ sẽ làm cho main bị biến dạng.
                      - Nếu thay cáp, chỉ khò vào cáp khi bề mặt cáp đã nằm đồng nhất trên mặt phẳng. Nếu phải uốn trong khi khò thì không được để cáp cong quá 45 độ. Chất phủ mạch dẫn sẽ bị dạn đứt khi cáp nguội.
                      - Khi tiếp cận màn hình nhớ che chắn kỹ, và phải khò vát từ phía trong ra, tránh hướng đầu khò vào màn hình; nếu có thể bạn nên dùng mỏ hàn, tuy có lâu nhưng an toàn.

                      Để giúp việc khò hiệu quả, người ta thường phải dùng dung môi hỗ trợ là nhựa thông lỏng. Đây là hỗn hợp “Bu tin” và nhựa thông, nó có đặc tính vừa dẫn nhiệt rất nhanh vừa “cộng hưởng” nhiệt rất tốt. Nếu ta khò mà không có nhựa thông thì thời gian khò dài hơn, linh kiện sẽ ngậm nhiệt lâu hơn dễ gây chết linh kiện nhiều hơn. Nhưng nếu lạm dụng nó thì nhiều khi nó lại là tác nhân gây hỏng linh kiện do ta để chúng loang sang các linh kiện khác, hoặc quét quá nhiều khi đạt nhiệt độ sôi, nó sẽ đội linh kiện lên làm sai định vị chân.
                      Việc khò linh kiện được chia làm 2 giai đoạn :
                      Giai đoạn lấy linh kiện ra:
                      Giai đoạn này ai cũng cố không để nhiệt ảnh hưởng nhiều đến IC, giữ IC không bị chết.Do vậy tạo tâm lý căng thẳng dẫn đến sai lầm là sợ khò lâu; sợ tăng nhiệt dẫn đến thiếc bị “sống” làm đứt chân IC và mạch in.
                      Để tránh những sự cố đáng tiếc như trên, ta phải nhất quán các quy ước sau đây:
                      - Phải giữ bằng được sự toàn vẹn của chân IC và mạch in bằng cách phải định đủ mức nhiệt và gió, khò phải đủ cảm nhận là thiếc đã “chín” hết
                      - Gầm của IC phải thông thoáng, muốn vậy phải vệ sinh sạch xung quanh và tạo “hành lang” cho nhựa thông thuận lợi chui vào .
                      - Nhựa thông lỏng phải ngấm sâu vào gầm IC , muốn vậy dung dịch nhựa thông phải đủ “loãng”- Đây chính là nguy cơ thường gặp đối với nhiều kỹ thuật viên ít kinh nghiệm.
                      - Khi khò lấy linh kiện chúng ta thường phạm phải sai lầm để nhiệt thẩm thấu qua thân IC rồi mới xuống main. Nếu chờ để thiếc chảy thì linh kiện trong IC đã phải “chịu trận” quá lâu làm chúng biến tính trước khi ta gắp ra. Để khắc phục nhược điểm chí tử này, ta làm như sau: Dùng nhựa thông lỏng quét vừa đủ quanh IC , nhớ là không quét lên bề mặt và làm loang sang các linh kiện lân cận. Theo linh cảm, các bạn chỉnh gió đủ mạnh “thúc” nhựa thông và nhiệt vào gầm IC-Chú ý là phải khò vát nghiêng đều xung quanh IC để dung dịch nhựa thông dẫn nhiệt sâu vào trong.
                      Khi cảm nhận thiếc đã nóng già thì chuyển “mỏ” khò thẳng góc 90◦ lên trên, khò tròn đều quanh IC trước (thường “lõi” của nó nằm ở chính giữa), thu dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt chúng để tác dụng lên những mối thiếc nằm ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đùn IC trồi lên , dùng “nỉa” nhấc linh kiện ra ( tham khảo mô phỏng trên các hình dưới )


                      Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì IC thường bị hỏng là do “già” nhiệt vùng trung tâm trong giai đoạn khò lấy ra. Tất nhiên nếu “non” nhiệt thì thiếc bị “sống”- khi nhấc IC nó sẽ kéo cả mạch in lên, thì đây mới chính là điều kinh khủng nhất.
                      Giai đoạn gắn linh kiện vào:
                      - Trước tiên làm vệ sinh thật sạch các mối chân trên main, quét vừa đủ một lớp nhựa thông mỏng lên đó. Xin nhắc lại: Nhựa thông chỉ vừa đủ tạo một lớp màng mỏng trên mặt main. Nếu quá nhiều , nhựa thông sôi sẽ “đội” linh kiện lên làm sai định vị. Chỉnh nhiệt và gió vừa đủ → khò ủ nhiệt tại vị trí gắn IC. Sau đó ta chỉnh gió yếu hơn (để sức gió không đủ lực làm sai định vị). Nếu điều kiên cho phép, lật bụng IC khò ủ nhiệt tiếp vào các vị trí vừa làm chân cho nóng già→ đặt IC đúng vị trí (nếu có thể ta dùng dùi giữ định vị) và quay dần đều mỏ khò từ cạnh ngoài vào giữa mặt linh kiện.
                      -. Nên nhớ là tất cả các chất bán dẫn hiện nay chỉ có thể chịu được nhiệt độ khuyến cáo (tối đa cho phép) trong thời gian ngắn (có tài liệu nói nếu để nhiệt cao hơn nhiệt độ khuyến cáo 10 % thì tuổi thọ và thông số của linh kiện giảm hơn 30%). Chính vì vậy cho dù nhiệt độ chưa tới hạn làm biến chất bán dẫn nhưng nếu ta khò nhiều lần và khò lâu thì linh kiện vẫn bị chết.Trong trường hợp bất khả kháng (do lệch định vị, nhầm chiều chân…) ta nên khò lấy chúng ra ngay trước khi chúng kịp nguội.
                      Tóm lại khi dùng máy khò ta phải lưu ý:
                      - Nhiệt độ làm chảy thiếc phụ thuộc vào thể tích của linh kiện, linh kiện càng rộng và dày thì nhiệt độ khò càng lớn-nhưng nếu lớn quá sẽ làm chết linh kiện.
                      - Gió là phương tiện đẩy nhiệt tác động vào chân linh kiện bên trong gầm, để tạo thuận lợi cho chúng dễ lùa sâu, ta phải tạo cho xung quanh chúng thông thoáng nhất là các linh kiện có diện tích lớn.Gió càng lớn thì càng lùa nhiệt vào sâu nhưng càng làm giảm nhiệt độ, và dễ làm các linh kiện lân cận bị ảnh hưởng. Do vậy luôn phải rèn luyện cách điều phối nhiệt-gió sao cho hài hoà.
                      - Nhựa thông vừa là chất làm sạch vừa là chất xúc tác giúp nhiệt “cộng hưởng” thẩm thấu sâu vào gầm linh kiện, nên có 2 lọ nhựa thông với tỷ lệ loãng khác nhau. Khi lấy linh kiện thì phải quét nhiều hơn khi gắn linh kiện, tránh cho linh kiện bị “đội” do nhựa thông sôi đùn lên, nếu là IC thì nên dùng loại pha loãng để chung dễ thẩm thấu sâu.
                      - Trước khi thao tác phải suy luận xem nhiệt tại điểm khò sẽ tác động tới các vùng linh kiện nào để che chắn chúng lại, nhất là các linh kiện bằng nhựa và nhỏ.
                      -Các linh kiện dễ bị nhiệt làm chết hoặc biến tính theo thứ tự là : Tụ điện, nhất là tụ một chiều; điốt; IC; bóng bán dẫn; điện trở…
                      Đây là vấn đề rộng đòi hỏi kỹ thuật viên phải luôn rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm-Bởi chính nhiệt là 1 trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của phần cứng, để chúng tiếp cận với nhiệt độ lớn là việc “vạn bất đắc dĩ”, bởi vậy kỹ năng càng điều luyện càng tốt !

                      bài viết bởi hanhlinh.com.vn

                      Bài này tôi "nhặt" bên GSM.....bỏ sang đây cho thêm phần ....
                      http://www.gsm.com.vn/forum/main/showthread.php?t=61965

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi phamthaihoa Xem bài viết
                        Vừa down được đoạn Clip hàn SMD:

                        http://www.kevinro.com/newdocs/learn...SolderMount.rm

                        Các bác xem nó bôi cái gì vào PCB thế nhỉ
                        Theo mình thì đó là 1 dạng kem chì (chì dạng kem nhão, có thể pha lẫn Flux).
                        Vì trong suốt quá trình ko thấy sử dụng thêm chì dây... gì cả.
                        Tuy nhiên cách bôi chì tràn lan lên PCB như vậy ko phù hợp cho lắm, có thể gây nên lỗi banh chì, cát chì...trên PCB và dưới thân linh kiện.(lỗi tiềm ẩn cho các vấn đề sau này)
                        Thông thờng ở Cty mình thì ng ta bôi 1 lớp flux mỏng lên PCB, châm chì vào mỏ hàn, sau đó hàn trước 2 chân chéo góc, cuối cùng kéo mỏ hàn dọc từng hàng chân linh kiện.(theo chuẩn quốc tế)

                        Comment


                        • #27
                          chuẩn nào vậy bạn,cho mình xin 1 bản,đang cần gấp đây

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
                            chuẩn nào vậy bạn,cho mình xin 1 bản,đang cần gấp đây
                            Các chuẩn cơ bản thông dụng là IPC A610 và J-Standard J-STD-001.
                            Bạn có thể download ở đây, 1 số phải mua.
                            http://www.ipc.org/
                            http://www.electronics.ca/standards/index.html

                            Comment


                            • #29
                              Em có hàn linh kiện loại này rùi nói chung là không có khó lắm đâu. Nhưng các bác cho em hỏi mấy cái mỏ hàn khò đó hỏng thì sửa ở đâu? Hay linh kiện mua ở đâu em có qua chợ trời tìm không thấy có. Bác nào biết chỉ giùm em với.
                              |

                              Comment


                              • #30
                                Gỡ chip ra thì mình chưa làm bao giờ nhưng hàn linh kiện thì thấy rất đơn giản nếu dùng kem hàn. Cứ phết kem hàn vào chỗ cần hàn rồi đặt linh kiện lên, dùng một cây kim giữ linh kiện rồi dùng mỏ hàn thường là ok. Nếu linh kiện quá nhỏ như mấy con trở, tụ thì có thêm cái kính lúp là ok. Kem hàn cũng chỉ cần bôi một tẹo ngay vị trí đặt chip, đưa mỏ hàn vào hàn, qua kính lúp thấy kem hàn chảy lỏng ra là xong, cực đẹp.
                                Mà một lọ kem hàn nếu 1 người dùng thì kem hết hạn sử dụng chưa chắc đã hết nửa lọ.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X