Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Altium Designer 6 & DXP tutorial - PCB

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Altium Designer 6 & DXP tutorial - PCB

    bxngoc đang tập tọe học thiết kế mạch in. Không biết có cao nhân nào có cái tutorial này để học không? Bằng tiếng nào cũng được Anh, Pháp, Đức, Hoa, Nhật (dùng Google translate), Việt. Chứ em ngồi vẽ xong cái sơ đồ nguyên lý rùi nhe răng cười vì hông bít xuất ra mạch in làm sao.
    Xin đa tạ ngàn lần.
    Last edited by phamthaihoa; 11-07-2006, 19:16.
    “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

  • #2
    Rồi, em sẽ viết mỗi ngày một ít, bắt đầu từ hôm nay, đang tìm chỗ upload ảnh nhưng chưa kiếm được cái nào sống lâu.

    Anh cứ vào xem rồi làm !
    Last edited by phamthaihoa; 11-07-2006, 19:15.

    Comment


    • #3
      Tạo chân linh kiện mới

      1. Tạo chân linh kiện mới

      Tất cả các phần mềm thiết kế mạch trên thế giới đều không thể cung cấp cho người dùng tất cả các kiểu chân mà họ cần. Như vậy việc phải vẽ thêm chân linh kiện cho một loại linh kiện mới hay đồ độc, hàng hiệu là điều tất nhiên phải làm.

      Nói thêm một chút về cách kiểu chân thường dùng:
      DIP (Dual inline package) là kiểu chân hai hàng song song: Ví dụ các IC như AT89C52... Kiểu DIP này thường có các loại 8,14,16,18,28,40 chân là các loại phổ biến. Nhưng cũng có thể gặp một số kiểu kì quái hơn 42,48 chân xuất hiện trong các IC kiểu DIP của Motorola - FreeScale.

      Các kiểu chân khác thì tùy vào chương trình thiết kế mạch mà họ gọi như thế nào, mình sẽ giới thiệu sau.

      Một số kiểu khác BGA,CAN,FQFT,QFT,SOP,TSOP (không thường thấy trong các thiết kế tầm tầm)

      Đơn vị thường dùng trong thiết kế mạch in là mil. 1000mil = 2.57cm
      Thông thường người ta dùng khoảng cách đơn vị là 100mil. Khoảng cách chân các linh kiện thường là bội số hay ước số của 100mil.

      Ví dụ khoảng cách giữa hai chân liên tiếp nhau của IC là 100mil, khoảng cách giữa hai hàng chân của con 89C52 là 600mil, khoảng cách chân của con trở loại thường bẻ gập lại là 300mil... Các bạn có thể hỏi sao không dùng mm hay cm cho dễ hình dung. Bởi vị các kích thước thường dùng trong thiết kế mạch thường rất nhỏ ví dụ như 100mil = 2,57mm. Khi bạn đã quen với mil rồi thì bạn chỉ cần nhìn chân một linh kiện, có thể ước đoán nó bao nhiêu mil, còn với mm thì chịu.

      Với DXP 2004, làm việc này như sau:
      Bọn chọn File - New ... Như hình sau



      Tiếp theo chọn new component như sau: bấm phải chuột vào cùng làm việc rồi chọn new....



      DXP xuất hiện một Wizard, bạn chọn kiểu chân, ví dụ tôi chọn DIP. Bước tiếp theo bạn chọn kích thước chân.



      Tùy kiểu chân bạn muốn to nhỏ thế nào, nhưng theo mình nên chọn, kích thước ngoài khoảng 70mil-->80mil, lỗ ở giữa là 30mil.

      Comment


      • #4
        Sao chú Hoà không viết tiếp nhỉ
        “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

        Comment


        • #5
          <Áp dụng cho Altium Designer 6 phiên bản 6.0.0.5208>


          Tiếp theo bạn sẽ phải chỉnh thích thước giữa hai hàng chân và khoảng cách giữa hai chân, mặc định của nó 600mil và 100mil. Hai thông số này được sửa cho phù hợp với từng loại DIP, ví dụ 300 và 100.

          Tiếp theo bạn chọn độ rộng net Top Overley(thường chứa hình linh kiện), sau đó là chọn số chân, tên kiểu chân và kết thúc.

          Theo các bước trên thì bạn tạo các linh kiện theo kiểu Wizard có sẵn, bạn có thể tạo các chân mới kiểu bất kì. Từ một tài liệu mới bạn có thể thêm các PAD (Place - Pad), dùng các công cụ vẽ để vẽ thêm các kiểu bất kì. Chuyển lớp vẽ sang Top Overlay, dùng các công cụ Line, Circle để vẽ hình dạng linh kiện.

          Khi tạo linh kiện mới thì bạn chú ý đến các Designator của chân linh kiện, ví dụ Designator của một pad là 1 thì nó được nối với chân 1 của linh kiện ở dạng schematic.

          Khi bạn chọn chân linh kiện cho một hình vẽ linh kiện ở dạng nguyên lý thì chỉ cần số chân ở SCH bằng số chân ở PCB.

          Comment


          • #6
            Chuyển từ mạch nguyên lý sang mạch in

            Sau khi đã vẽ xong mạch nguyên lý rồi, vấn đề tiếp theo là chuyển nó sang PCB.
            Từ khi chuyển sang môi trường DXP, việc chuyển từ SCH sang PCB không đơn giản là bấm Update PCB từ mạch nguyên lý nữa mà từ phiên bản DXP 2002, phần mềm này quản lí theo dạng project. Cái gì cũng phải gắn vào một project nào đó.

            Khi đã vẽ xong một SCH, bạn tạo một PCB Project mới (File --> New --> Project --> PCB Project).
            Sau đó bạn add file SCH đã vẽ vào project này, hoặc bạn có thể tạo PCB Project từ đầu rồi add một SCH mới rồi vẽ trên SCH này. Để làm việc này bạn nhấp phải chuột vào tên project bên panel project phía bên trái.



            Chọn New.. để thêm mới hay existing... để thêm file đã có. Save lại.

            Sau đó bạn thêm vào project này một file PCB mới. Save lại.

            Sau đó bạn quay lại file SCH, vào menu Design --> Update _tên sch muốn update thành PCB.

            Trong cửa số hiện ra bạn bấm Execute change. Sau đó nó sẽ sang PCB, các linh kiện sẽ bố trí lung tung ở vị trí nào đó. Bạn zoom out để thấy nó rồi kéo vào phần vẽ PCB.

            Comment


            • #7
              Sắp xếp linh kiện như thế nào ?

              Khi đã có các linh kiện ở trang PCB rồi bây giờ đến vấn đề quan trọng nhất là sắp xếp linh kiện, việc này quyết định mạch làm ra đẹp hay xấu, đường đi mạch có hợp lý không, với mạch nhiều lớp thì vấn đề chính chỉ là sắp xếp linh kiện đẹp mắt và không vi phạm các luật thiết kế, với mạch một mặt thì đau đầu hơn vì bạn phải sắp xếp sao cho có thể đi mạch được. Theo kinh nghiệm của mình thì mình hay dùng các cách sau:

              - Lấy một em nào đó làm trung tâm, ví dụ như vi điều khiển hay một em CPLD hay FPGA nào đó, sau đó từ các chân của con trung tâm, bạn đi từ các chân này, gặp linh kiện nào thì sắp xếp linh kiện đó, hoặc nối trực tiếp từ chân linh kiện đến một chân một linh kiện khác, đường mạch này cản một đường khác, ta sẽ dùng một linh kiện làm cầu nối.



              Đường nối từ S1-->R1 sẽ ngăn cản một đường nào đó, ta dùng R2 làm cầu nối qua. Ý tưởng sắp xếp linh kiện là như vậy.

              - Thiết kế theo một hướng nào đó, trái sang phải, trên xuống dưới, ví dụ phía bên trái bạn đặt một cổng com hay đầu ra điều khiển nào đó, bạn sắp xếp phần này trước rồi từ từ sắp xếp tiếp.

              - Thiết kế theo một nhóm, ví dụ khi bạn thiết kế dùng một con vi điều khiển chẳng hạn, đi với nó bao giờ cũng có thạch anh, reset... Bạn lôi chung chúng vào một nhóm, vẽ đường đi mạch cho từng nhóm như vậy, sau đó sắp xếp các nhóm trên mạch.

              Trình độ của em còn hạn hẹp, còn các kiểu gì khác, mong các bác bổ sung thêm.

              Comment


              • #8
                Một số chú ý khi sắp xếp linh kiện.

                Việc sắp xếp linh kiện cũng có khá nhiều vấn đề phải quan tâm, mình nêu ra một số điểm chính:

                - Nên sắp xếp linh kiện theo nhóm, khối analog một vùng, digital một vùng. Các đường nguồn cho các nhóm này phải nối trực tiếp đến vùng nguồn trung tâm, tuyệt đối tránh tình trạng đường nguồn nối từ digital sang analog rồi về digital hay các kiểu nối vòng vèo. Vì sao ? Khi bạn làm mạch số chỉ có hai mức 0,1, khi bạn chuyển mức logic giữa chúng sẽ gây tác động đến phần nguồn, tác động từ phần nguồn này sẽ ảnh hưởng tới phần analog có tụ điện, cuộn cảm... Nếu nó nối liền với đầu vào một khâu khuếch đại nào đó thì thôi rồi Lượm ơi... Đầu ra rung rinh phải biết.

                - Nên sắp xếp linh kiện sao cho đường đất đường nguồn vẫn "thấy được ánh sáng mặt trời" để có chỗ mà ra vào.

                - Nên sắp xếp linh kiện thoáng mát một chút, nó sẽ giúp đi mạch dễ hơn, rủi có vẽ sai chân linh kiện, hay thiếu trở, tụ thì còn có chỗ mà chữa cháy.

                - Việc thiết kế các đường mạch song song với nhau có thể làm cho mạch in đẹp hơn, nhưng nên cẩn thận, khi mạch chạy ở tần số cao thì giữa các đường mạch này sẽ có điện dung kí sinh, hoặc đường mạch vòng vèo sẽ biến nó thành cuộn cảm. Nên chú ý điều này khi thiết kế analog, mạch công suất.

                - Các vùng phủ đất có tác dụng chống nhiễu (em chưa kiểm chứng) nên khi thiết kế thì nên phủ đất, các vùng phủ nên bao quanh được các nguồn nhiễu.

                - Để hạn chế ảnh hưởng của nguồn với các IC số thì giữa chân nguồn, đất của linh kiện đó thì nên thêm một tụ điện.

                <Nghĩ ra gì sẽ bổ sung thêm>
                Last edited by phamthaihoa; 12-07-2006, 14:58.

                Comment


                • #9
                  Hoà ah,lam mach in 1 lop trong DXP the nao nhi,toi lam no toan mạc định 2 lop thoi,ma lam 2 lop co phuc tap hon 1 lop ko vay,vi dụ như lúc là hoạc tẩy chảng hạn

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi danghieu_ac1
                    Hoà ah,lam mach in 1 lop trong DXP the nao nhi,toi lam no toan mạc định 2 lop thoi,ma lam 2 lop co phuc tap hon 1 lop ko vay,vi dụ như lúc là hoạc tẩy chảng hạn
                    Nếu khi vẽ PCB bạn vẽ tay thì không quan trọng đó là bao nhiêu lớp, còn khi auto route muốn chỉ có một lớp thì bạn có thể chỉnh trong Design Rules.

                    Design --> Rules... --> Chọn nhánh Routing --> RoutingLayers

                    Trong mục chọn Allow Routing, bạn chọn lớp nào muốn route.

                    Còn mạch in 2 mặt nếu làm thủ công thì cần khéo tay chút, còn đi đặt thì khác nhau ở xiền
                    Attached Files

                    Comment


                    • #11
                      Hoa nay,Mach in 2 mat va 2 lop có khác nhau không nhỉ và thường SV mình hay làm nhũng loại nào(1 hay 2 hay hơn nữa) và mình còn không hiểu tại sao nhữn mạch phức tạp lại khong auto route hoàn toàn mà cần vẽ bằng tay nhỉ vì mình nghĩ mạch càng phức tạp thì làm bàng tay càng khó chứ

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi danghieu_ac1
                        Hoa nay,Mach in 2 mat va 2 lop có khác nhau không nhỉ và thường SV mình hay làm nhũng loại nào(1 hay 2 hay hơn nữa) và mình còn không hiểu tại sao nhữn mạch phức tạp lại khong auto route hoàn toàn mà cần vẽ bằng tay nhỉ vì mình nghĩ mạch càng phức tạp thì làm bàng tay càng khó chứ
                        Mạch in 2 mặt hay 2 lớp có khác nhau nhưng nói thì vẫn hiểu được đó là loại nào, trên một board đồng thì có mặt trên và mặt dưới (Top Layer và Bottom Layer), VN vẫn thường làm loại này, theo mình gọi đúng thì đây là 2 mặt 1 lớp.

                        Còn khi có hai lớp tức là có một lớp ở giữa nữa thì theo mình phải gọi là 2 lớp và 3 mặt.

                        SV thường làm loại 1 mặt, giá rẻ thường khoảng 15K/ dm2.

                        Phần autoroute của các chương trình vẽ mạch thường rất "ngu". Trong các thiết kế lớn thì thường nối bán tự động, những phần cần chính xác về độ dài, độ cong thì thường dùng auto route còn phần còn lại phải nối tay.
                        Attached Files

                        Comment


                        • #13
                          Cho hỏi thuật ngữ phủ đất nghĩa là gì ? Nối đất chăng?Thiết kế 1 mạch in thì đường nguồn và đất , cái nào cần bự hơn?
                          Các bạn có DXP Design 2006 ( bản đầy đủ , không phải demo )rồi à ? Sao ở tiệm đĩa chưa có nhỉ ? Có kèm ***** không ? Tui đang dùng DXP 2004 SP2.
                          Phải nói là rất hay , hơn hẳn OCad ở tính tiện dụng của nó . Ví dụ như phóng to, thu nhỏ chỉ bằng dịch chuyển bánh xe giữa của chuột, dịch chuyển mạch in chỉ bằng giữ chuột phải , chọn 1 linh kiện trong 1 đống linh kiện chồng lên nhau chỉ bằng click chuột , . . . trong khi Ocad thì . . .thôi , phiền phức .
                          DXP này tạo mới linh kiện rất dễ , nhanh và tiện .
                          Có điều DXP chưa có sách tiếng Việt nào hướng dẫn cả nên nhiều người ngại học , lúc mới học tui cũng mất mấy tháng mới "kung fu". Còn Ocad thì nhiều quá chừng , nhưng chẳng có cuốn nào ra hồn , có cuốn dày , bự mà trong đó chỉ 1 danh sách các bài tập rồi bài nào cũng hướng dẫn rập khuôn và sơ sài hết biết -> mua uổng ( chắc dân tay ngang viết ). Có mấy cuốn photo từ tiệm dạy nghề ra thì chi li hơn nhưng chả mấy ai biết mà mua .Ai chuyên về mấy cái phần mềm này mà viết " kung fu " một chút chắc bán rất chạy .

                          Comment


                          • #14
                            Theo mình thì khái niệm phủ đất là anh em hiểu với nhau thôi, chứ trong thiết kế mạch không hề có khái niệm phủ đất. Chỉ là phủ một vùng đồng nào đó (Place Polygon Place) lên mạch, và vùng đồng đó phủ đè lên đường đất hoặc nối với đất hoặc bất cứ một net chung nào đó.

                            Còn đường Vcc và GND đường nào to hơn, thì các bác nghĩ sao, em không có ý kiến

                            Tinh tướng phát, kể từ ngày 11/7 có bác nào có Altium Designer 6.3.6641 chưa

                            Orcad thì gọi DXP 2004 SP2 là bố thì phải gọi Altium Designer 6.3 bằng ông, hehe

                            Bác vô đây coi rồi thèm:

                            http://www.altium.com/Evaluate/DEMOc...igneroverview/

                            http://altium.com.edgesuite.net/vide...atsnew&flid=20
                            http://altium.com.edgesuite.net/vide...ad63_nf&flid=7
                            http://altium.com.edgesuite.net/vide...atsnew&flid=26
                            http://altium.com.edgesuite.net/vide...atsnew&flid=10
                            http://altium.com.edgesuite.net/vide...atsnew&flid=23
                            http://altium.com.edgesuite.net/vide...atsnew&flid=24
                            http://altium.com.edgesuite.net/vide...ad63_nf&flid=7
                            http://altium.com.edgesuite.net/vide...ad63_nf&flid=5
                            http://altium.com.edgesuite.net/vide...ad63_nf&flid=2

                            Comment


                            • #15
                              mấy màn này OrCad10.5 của tớ làm được tất,bộ đó còn được khuyến mãi thêm PCB editor nên cũng hơi bị pro.

                              cũng không nên so sánh phần mềm kiểu ấy,vì đã nói đến so sánh thì phải có tiêu chí rõ ràng,mấy bác nói không không như thế thì thánh cũng ko tin được.

                              có câu:"nông dân xài cuốc vẫn tốt hơn kỹ sư điện xài máy cày!"(hơi phóng đại chút,mong các bác chỉ giáo).Một phần mềm tốt khônng có nghĩa là nó phải đơn giản.

                              còn cái vụ Net nào to thì tốt hơn?cái này đúng là khó trả lời,chỉ biết là khi dò mạch,tớ khoái mấy cái board có mass to hoặc nguồn to,để cho dễ mò ấy mà :>

                              Nguyên văn bởi phamthaihoa
                              Orcad thì gọi DXP 2004 SP2 là bố thì phải gọi Altium Designer 6.3 bằng ông, hehe
                              ai phong danh hiệu kiểu này sao tớ ko biết nhỉ ?phamthaihoa có thể chỉ chỗ được không?mình cũng đang muốn thỉnh giáo "sư phụ" ấy đây :>
                              Last edited by voduychau; 12-07-2006, 23:49.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              bxngoc Nothing to reveal Tìm hiểu thêm về bxngoc

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X