Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn sử dụng bể hàn nhúng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hướng dẫn sử dụng bể hàn nhúng

    Chào các bạn, Hiện tại mình thấy nước ngoài hầu hết người ta đều sử dụng hàn và lắp ráp linh kiện bằng máy nhưng chi phí một dây chuyền như vậy khá cao, và chưa phổ biến ở Việt Nam, mình thấy công nghệ hàn nhúng là một công nghệ với giá thành có thể chấp nhận đợc với giá thành đầu tư vừa phải ( 1 bể hàn nhúng khoảng 10t + Tiền thiếc tùy theo kích thước bể, bể nhỏ khoảng 15kg, bể lớn bên mình đang dùng 60kg). hôm nay mình sẽ xin viết một bài về kinh nghiệm hàn nhúng mà mình có được sau một thời gian sử dụng nó. hi vọng nó sẽ có ích với các bạn. ai có kinh nghiệm thì cùng vào đây đóng góp ý kiến, kinh nghiệm.
    - Đầu tiên với bể thiếc, các bạn lựa chọn bể thiếc với theo kích thước mạch phổ biến mà mình hay sử dụng, kích thước bể càng to thì càng tốt nhưng ngược lại nó sẽ tốn lượng thiếc ban đầu mà các bạn đổ vào bể. bể thiếc có thể mua được ngoài thị trường tuy nhiên cũng có thể tự làm được vì nó cũng khá đơn giản, mình có ông anh trong Sài Gòn nên nhờ được món này.
    - Tiếp theo đến việc chọn thiếc: thiếc để hàn thì các bạn nên chọn loại thiếc thanh dài, có thể mua ở trong các khu công nghiệp giá sẽ rẻ hơn ở ngoài, hàm lượng thiếc cao, không có chì. giá khoảng 440k/1kg.
    Lần đầu tiên các bạn cho thiếc vào bể sẽ mất thời gian lâu để thiếc tan chảy, cho nhiệt độ tăng từ từ để đảm bảo tuổi thọ của dây nhiệt, đến nhiệt độ khoảng 260 độ thì dừng lại ( đây là nhiệt độ thích hợp để hàn ). trước đó các bạn chuẩn bị một cái kẹp dùng để gắp mạch nhúng vào bể, cái kẹp này có thể mua cái kẹp thức ăn có bán ở ngoài chợ miễn là nó có thể kẹp chặt được mạch.
    - các bạn chú ý khi nhúng vào bể thiếc thì mọi lỗ Via của mạch sẽ bị bám thiếc vào vì vậy nếu lỗ nào dùng để bắt vít thì các bạn nên dùng băng dính dán lại ở mặt dưới để tránh thiếc bám vào, và một điểm chú ý nữa khi các bạn thiết kế mạch nên sử dụng linh kiện cắm thay vì dán vì đa số người ta chỉ hàn nhúng với linh kiện cắm, các bạn nên lưu ý những cái này khi muốn hàn nhúng được tối ưu và nhanh nhất.
    - Tiếp theo, để thiếc dễ bám và co tròn ở các đầu chân linh kiện các bạn nên quét qua với dung dịch Flux (dung dịch này gồm cồn + nhựa thông và kẽm clorua) các bạn có thể mua dung dịch này có bán ngoài thị trường, làm lần đầu thì nên mua tránh trường hợp tự pha chế.
    - sau khi nhúng qua dung dịch flux các bạn nhúng từ từ bo mạch vào bể thiếc, chú ý lúc này bể thiếc có một lớp màng do thiếc bị oxi hóa, các bạn nên dùng 1 tấm mica để gạt bỏ lớp thiếc bị oxi hóa này trước khi nhúng, CÁC BẠN NHÚNG XUỐNG RỒI NHẤC LÊN TỪ TỪ TỪNG ĐẦU MỘT, NHÂC MẠCH NGHIÊNG LÊN, thời gian nhúng mạch khoảng 3s, nhiệt độ của bể thiếc 260 độ.
    mỗi lần nhúng các bạn nên gạt bỏ lớp thiếc bị oxi hóa trên bề mặt một lần( chỉ gạt vừa chỗ để nhúng tránh gạt rộng sẽ bị hao thiếc)
    các bạn có thể tham khảo video mà bên mình đã hàn cho đèn giao thông và bo mạch inverter:
    Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=jl-606Id7vY
    video 2: https://www.youtube.com/watch?v=g_GNBkW6MDU
    video 3: https://www.youtube.com/watch?v=xb34t9cJsQw
    Never forget who you are!

  • #2
    Thế đám thiếc bị oxi hóa thì xử lý sao giờ anh? Vứt đi thì phí nhỉ?


    Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
    Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

    Comment


    • #3
      Thiếc oxi hóa thì vứt đi bạn ah, nên mình mới khuyến cáo không nên gạt diện tích quá rộng để tránh gây lãng phí lượng thiếc bỏ đi, tuy nhiên nếu so sánh lượng thiếc bị oxi hóa so với lượng thời gian tiết kiệm đựoc so với hàn bằng tay thì ko thấm vào đâu.
      Never forget who you are!

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi hoangdai Xem bài viết
        Thế đám thiếc bị oxi hóa thì xử lý sao giờ anh? Vứt đi thì phí nhỉ?
        Tưới lên một chút dầu thông, và ngoáy đều lên, sẽ giảm được tối đa lương thiếc bỏ đi!


        email:

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi ngocanh77 Xem bài viết
          Tưới lên một chút dầu thông, và ngoáy đều lên, sẽ giảm được tối đa lương thiếc bỏ đi!
          bác ngoccanh77 có thể nói rõ hơn cho mọi người cùng biết được ko?
          Never forget who you are!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi nhquangdt3k5 Xem bài viết
            bác ngoccanh77 có thể nói rõ hơn cho mọi người cùng biết được ko?
            Sau khi làm xong công việc nhúng, phần bạn gạt thiếc bị oxy hoa ra một góc, bạn lấy dầu thông khi bạn nhúng board để hàn tưới lên, rồi lấy cái que ngoáy, bạn sẽ thấy chỉ còn lại là những vết bẩn thôi


            email:

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi nhquangdt3k5 Xem bài viết
              Thiếc oxi hóa thì vứt đi bạn ah, nên mình mới khuyến cáo không nên gạt diện tích quá rộng để tránh gây lãng phí lượng thiếc bỏ đi, tuy nhiên nếu so sánh lượng thiếc bị oxi hóa so với lượng thời gian tiết kiệm đựoc so với hàn bằng tay thì ko thấm vào đâu.
              Mà hàn tay thì làm sao đẹp và đều bằng nhúng
              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

              Comment


              • #8
                Cơ mà giờ linh kiện dán nhều nên nhúng có vẻ ko ăn thua lắm nhể mấy anh. Mấy con công suất nhớn nhớn cũng mosfet dán hết.


                Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
                Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

                Comment


                • #9
                  Linh kiện dán thì cần có keo dán, dán linh linh kiện bằng keo trước, nhúng vào dầu thông, nhúng vào bể hàn = Đẹp!


                  email:

                  Comment


                  • #10
                    dùng keo dán gì cho linh kiện dán được hả bác?

                    Comment


                    • #11
                      Mình post lại linh cho ai cần nhé:
                      Part1:https://www.youtube.com/watch?v=g_GNBkW6MDU
                      Part2:https://www.youtube.com/watch?v=-y9YhYnIOl0
                      Never forget who you are!

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi nhquangdt3k5 Xem bài viết
                        Bạn cho mình hỏi kinh nghiệm hàn nhúng nhé. Mình mới bắt đầu mà chưa biết làm từ đâu:

                        1. thiếc thanh thì mình mua loại bao nhiêu 60/40 hay 63/37 mình hàn linh kiện thông dụng thôi, trở tụ tran , cuộn dây
                        2. Flux mình mua nó tên là gì và mua ở đâu thì được ?
                        3. Cách hàn nhúng thì ae đã chia sẻ rồi.

                        Thanks bạn nhiều

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi hoangdai Xem bài viết
                          Cơ mà giờ linh kiện dán nhều nên nhúng có vẻ ko ăn thua lắm nhể mấy anh. Mấy con công suất nhớn nhớn cũng mosfet dán hết.
                          Linh kiện dán cũng nhúng hết. ( Trừ mạch 2 lớp có linh kiện không thể nhúng như tụ hóa...)

                          Linh kiện dán qua máy in keo SPG (lẽ ra sẽ được in kem thiếc) thì sẽ được in một loại keo đặc biệt. Sau khi qua SMT và đưa vào Reflow keo sẽ hóa cứng linh kiện trên mạch. Sau đó qua một số công đoạn cắm linh kiện bổ sung sẽ được đưa vào nhúng tại bể thiếc.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi nhquangdt3k5 Xem bài viết
                            Chào các bạn, Hiện tại mình thấy nước ngoài hầu hết người ta đều sử dụng hàn và lắp ráp linh kiện bằng máy nhưng chi phí một dây chuyền như vậy khá cao, và chưa phổ biến ở Việt Nam, mình thấy công nghệ hàn nhúng là một công nghệ với giá thành có thể chấp nhận đợc với giá thành đầu tư vừa phải ( 1 bể hàn nhúng khoảng 10t + Tiền thiếc tùy theo kích thước bể, bể nhỏ khoảng 15kg, bể lớn bên mình đang dùng 60kg). hôm nay mình sẽ xin viết một bài về kinh nghiệm hàn nhúng mà mình có được sau một thời gian sử dụng nó. hi vọng nó sẽ có ích với các bạn. ai có kinh nghiệm thì cùng vào đây đóng góp ý kiến, kinh nghiệm.
                            - Đầu tiên với bể thiếc, các bạn lựa chọn bể thiếc với theo kích thước mạch phổ biến mà mình hay sử dụng, kích thước bể càng to thì càng tốt nhưng ngược lại nó sẽ tốn lượng thiếc ban đầu mà các bạn đổ vào bể. bể thiếc có thể mua được ngoài thị trường tuy nhiên cũng có thể tự làm được vì nó cũng khá đơn giản, mình có ông anh trong Sài Gòn nên nhờ được món này.
                            - Tiếp theo đến việc chọn thiếc: thiếc để hàn thì các bạn nên chọn loại thiếc thanh dài, có thể mua ở trong các khu công nghiệp giá sẽ rẻ hơn ở ngoài, hàm lượng thiếc cao, không có chì. giá khoảng 440k/1kg.
                            Lần đầu tiên các bạn cho thiếc vào bể sẽ mất thời gian lâu để thiếc tan chảy, cho nhiệt độ tăng từ từ để đảm bảo tuổi thọ của dây nhiệt, đến nhiệt độ khoảng 260 độ thì dừng lại ( đây là nhiệt độ thích hợp để hàn ). trước đó các bạn chuẩn bị một cái kẹp dùng để gắp mạch nhúng vào bể, cái kẹp này có thể mua cái kẹp thức ăn có bán ở ngoài chợ miễn là nó có thể kẹp chặt được mạch.
                            - các bạn chú ý khi nhúng vào bể thiếc thì mọi lỗ Via của mạch sẽ bị bám thiếc vào vì vậy nếu lỗ nào dùng để bắt vít thì các bạn nên dùng băng dính dán lại ở mặt dưới để tránh thiếc bám vào, và một điểm chú ý nữa khi các bạn thiết kế mạch nên sử dụng linh kiện cắm thay vì dán vì đa số người ta chỉ hàn nhúng với linh kiện cắm, các bạn nên lưu ý những cái này khi muốn hàn nhúng được tối ưu và nhanh nhất.
                            - Tiếp theo, để thiếc dễ bám và co tròn ở các đầu chân linh kiện các bạn nên quét qua với dung dịch Flux (dung dịch này gồm cồn + nhựa thông và kẽm clorua) các bạn có thể mua dung dịch này có bán ngoài thị trường, làm lần đầu thì nên mua tránh trường hợp tự pha chế.
                            - sau khi nhúng qua dung dịch flux các bạn nhúng từ từ bo mạch vào bể thiếc, chú ý lúc này bể thiếc có một lớp màng do thiếc bị oxi hóa, các bạn nên dùng 1 tấm mica để gạt bỏ lớp thiếc bị oxi hóa này trước khi nhúng, CÁC BẠN NHÚNG XUỐNG RỒI NHẤC LÊN TỪ TỪ TỪNG ĐẦU MỘT, NHÂC MẠCH NGHIÊNG LÊN, thời gian nhúng mạch khoảng 3s, nhiệt độ của bể thiếc 260 độ.
                            mỗi lần nhúng các bạn nên gạt bỏ lớp thiếc bị oxi hóa trên bề mặt một lần( chỉ gạt vừa chỗ để nhúng tránh gạt rộng sẽ bị hao thiếc)
                            các bạn có thể tham khảo video mà bên mình đã hàn cho đèn giao thông và bo mạch inverter:
                            Bể của bạn hơi nhỏ và hơi thủ công

                            Với những bể lớn hơn thì cho đầy bể có cái đến 500kg thiếc.
                            Có những bể có ray chuyền đưa mạch vào bể và có tạo 2 sóng cho hàn thường và hàn xuyên lỗ. Mạch sẽ được phun nhựa thông lỏng (Flux) sau đó qua công đoạn sấy ( Pre heat) sẽ được đưa lướt qua 2 sóng thiếc. Sóng thiếc sẽ lấp xuyên các lỗ và pad để lại vết hàn rất đều
                            Last edited by duong_act; 27-12-2014, 00:09.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            nhquangdt3k5 Tìm hiểu thêm về nhquangdt3k5

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X