Chào các bạn, Hiện tại mình thấy nước ngoài hầu hết người ta đều sử dụng hàn và lắp ráp linh kiện bằng máy nhưng chi phí một dây chuyền như vậy khá cao, và chưa phổ biến ở Việt Nam, mình thấy công nghệ hàn nhúng là một công nghệ với giá thành có thể chấp nhận đợc với giá thành đầu tư vừa phải ( 1 bể hàn nhúng khoảng 10t + Tiền thiếc tùy theo kích thước bể, bể nhỏ khoảng 15kg, bể lớn bên mình đang dùng 60kg). hôm nay mình sẽ xin viết một bài về kinh nghiệm hàn nhúng mà mình có được sau một thời gian sử dụng nó. hi vọng nó sẽ có ích với các bạn. ai có kinh nghiệm thì cùng vào đây đóng góp ý kiến, kinh nghiệm.
- Đầu tiên với bể thiếc, các bạn lựa chọn bể thiếc với theo kích thước mạch phổ biến mà mình hay sử dụng, kích thước bể càng to thì càng tốt nhưng ngược lại nó sẽ tốn lượng thiếc ban đầu mà các bạn đổ vào bể. bể thiếc có thể mua được ngoài thị trường tuy nhiên cũng có thể tự làm được vì nó cũng khá đơn giản, mình có ông anh trong Sài Gòn nên nhờ được món này.
- Tiếp theo đến việc chọn thiếc: thiếc để hàn thì các bạn nên chọn loại thiếc thanh dài, có thể mua ở trong các khu công nghiệp giá sẽ rẻ hơn ở ngoài, hàm lượng thiếc cao, không có chì. giá khoảng 440k/1kg.
Lần đầu tiên các bạn cho thiếc vào bể sẽ mất thời gian lâu để thiếc tan chảy, cho nhiệt độ tăng từ từ để đảm bảo tuổi thọ của dây nhiệt, đến nhiệt độ khoảng 260 độ thì dừng lại ( đây là nhiệt độ thích hợp để hàn ). trước đó các bạn chuẩn bị một cái kẹp dùng để gắp mạch nhúng vào bể, cái kẹp này có thể mua cái kẹp thức ăn có bán ở ngoài chợ miễn là nó có thể kẹp chặt được mạch.
- các bạn chú ý khi nhúng vào bể thiếc thì mọi lỗ Via của mạch sẽ bị bám thiếc vào vì vậy nếu lỗ nào dùng để bắt vít thì các bạn nên dùng băng dính dán lại ở mặt dưới để tránh thiếc bám vào, và một điểm chú ý nữa khi các bạn thiết kế mạch nên sử dụng linh kiện cắm thay vì dán vì đa số người ta chỉ hàn nhúng với linh kiện cắm, các bạn nên lưu ý những cái này khi muốn hàn nhúng được tối ưu và nhanh nhất.
- Tiếp theo, để thiếc dễ bám và co tròn ở các đầu chân linh kiện các bạn nên quét qua với dung dịch Flux (dung dịch này gồm cồn + nhựa thông và kẽm clorua) các bạn có thể mua dung dịch này có bán ngoài thị trường, làm lần đầu thì nên mua tránh trường hợp tự pha chế.
- sau khi nhúng qua dung dịch flux các bạn nhúng từ từ bo mạch vào bể thiếc, chú ý lúc này bể thiếc có một lớp màng do thiếc bị oxi hóa, các bạn nên dùng 1 tấm mica để gạt bỏ lớp thiếc bị oxi hóa này trước khi nhúng, CÁC BẠN NHÚNG XUỐNG RỒI NHẤC LÊN TỪ TỪ TỪNG ĐẦU MỘT, NHÂC MẠCH NGHIÊNG LÊN, thời gian nhúng mạch khoảng 3s, nhiệt độ của bể thiếc 260 độ.
mỗi lần nhúng các bạn nên gạt bỏ lớp thiếc bị oxi hóa trên bề mặt một lần( chỉ gạt vừa chỗ để nhúng tránh gạt rộng sẽ bị hao thiếc)
các bạn có thể tham khảo video mà bên mình đã hàn cho đèn giao thông và bo mạch inverter:
Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=jl-606Id7vY
video 2: https://www.youtube.com/watch?v=g_GNBkW6MDU
video 3: https://www.youtube.com/watch?v=xb34t9cJsQw
- Đầu tiên với bể thiếc, các bạn lựa chọn bể thiếc với theo kích thước mạch phổ biến mà mình hay sử dụng, kích thước bể càng to thì càng tốt nhưng ngược lại nó sẽ tốn lượng thiếc ban đầu mà các bạn đổ vào bể. bể thiếc có thể mua được ngoài thị trường tuy nhiên cũng có thể tự làm được vì nó cũng khá đơn giản, mình có ông anh trong Sài Gòn nên nhờ được món này.
- Tiếp theo đến việc chọn thiếc: thiếc để hàn thì các bạn nên chọn loại thiếc thanh dài, có thể mua ở trong các khu công nghiệp giá sẽ rẻ hơn ở ngoài, hàm lượng thiếc cao, không có chì. giá khoảng 440k/1kg.
Lần đầu tiên các bạn cho thiếc vào bể sẽ mất thời gian lâu để thiếc tan chảy, cho nhiệt độ tăng từ từ để đảm bảo tuổi thọ của dây nhiệt, đến nhiệt độ khoảng 260 độ thì dừng lại ( đây là nhiệt độ thích hợp để hàn ). trước đó các bạn chuẩn bị một cái kẹp dùng để gắp mạch nhúng vào bể, cái kẹp này có thể mua cái kẹp thức ăn có bán ở ngoài chợ miễn là nó có thể kẹp chặt được mạch.
- các bạn chú ý khi nhúng vào bể thiếc thì mọi lỗ Via của mạch sẽ bị bám thiếc vào vì vậy nếu lỗ nào dùng để bắt vít thì các bạn nên dùng băng dính dán lại ở mặt dưới để tránh thiếc bám vào, và một điểm chú ý nữa khi các bạn thiết kế mạch nên sử dụng linh kiện cắm thay vì dán vì đa số người ta chỉ hàn nhúng với linh kiện cắm, các bạn nên lưu ý những cái này khi muốn hàn nhúng được tối ưu và nhanh nhất.
- Tiếp theo, để thiếc dễ bám và co tròn ở các đầu chân linh kiện các bạn nên quét qua với dung dịch Flux (dung dịch này gồm cồn + nhựa thông và kẽm clorua) các bạn có thể mua dung dịch này có bán ngoài thị trường, làm lần đầu thì nên mua tránh trường hợp tự pha chế.
- sau khi nhúng qua dung dịch flux các bạn nhúng từ từ bo mạch vào bể thiếc, chú ý lúc này bể thiếc có một lớp màng do thiếc bị oxi hóa, các bạn nên dùng 1 tấm mica để gạt bỏ lớp thiếc bị oxi hóa này trước khi nhúng, CÁC BẠN NHÚNG XUỐNG RỒI NHẤC LÊN TỪ TỪ TỪNG ĐẦU MỘT, NHÂC MẠCH NGHIÊNG LÊN, thời gian nhúng mạch khoảng 3s, nhiệt độ của bể thiếc 260 độ.
mỗi lần nhúng các bạn nên gạt bỏ lớp thiếc bị oxi hóa trên bề mặt một lần( chỉ gạt vừa chỗ để nhúng tránh gạt rộng sẽ bị hao thiếc)
các bạn có thể tham khảo video mà bên mình đã hàn cho đèn giao thông và bo mạch inverter:
Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=jl-606Id7vY
video 2: https://www.youtube.com/watch?v=g_GNBkW6MDU
video 3: https://www.youtube.com/watch?v=xb34t9cJsQw
Comment