Thông báo

Collapse
No announcement yet.

mạch in hai lớp?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi otacon Xem bài viết
    Theo mình nghĩ cái vụ phủ xanh chỉ phục vụ cho việc hàn nhúng,người ta sẽ phủ kín mạch chỉ chừa lại những điểm hàn,khi lk được gắn lên là đem nhúng vô bể chì đang nóng chảy.Nếu các bác hàn tay thì việc phủ xanh là kô cần thiết,chỉ cần xăng pha nhựa thông là đẹp rồi.
    Sao lại ko cần thiết
    Phủ xanh ít ra sạch hơn , bền hơn, hàn dễ hơn, trông cái mạch đẹp hơn (rất quan trọng nếu thương mại ). Có cái là không có thôi chứ có thì ai chả thích

    Comment


    • #47
      Có pác nào biết cách giải quyết triệt để cái vụ mạ lỗ chưa nhỉ? Đừng bảo là cắm dây đồng hay chân linh kiên vô hàn 2 đầu nhé. Cách đó em làm rồi, lỗ via thường thì ko sao, chỗ nào mà kết hơp via và chân linh kiện thì hàn lòi phèo ra. Hôm trước em hàn mấy con led 7 đoạn loại nhỏ, 2 con cắm sát nhau, hàn mãi mới xong, mà hàng xong nhìn 2 con led 7 đoạn như bị đem nướng á, lại mất cả buổi trời hí hoáy chọc mỏ hàn vô bụng con led mà hàn. Tởn!

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi vaa_dtvn Xem bài viết
        Có pác nào biết cách giải quyết triệt để cái vụ mạ lỗ chưa nhỉ? Đừng bảo là cắm dây đồng hay chân linh kiên vô hàn 2 đầu nhé. Cách đó em làm rồi, lỗ via thường thì ko sao, chỗ nào mà kết hơp via và chân linh kiện thì hàn lòi phèo ra. Hôm trước em hàn mấy con led 7 đoạn loại nhỏ, 2 con cắm sát nhau, hàn mãi mới xong, mà hàng xong nhìn 2 con led 7 đoạn như bị đem nướng á, lại mất cả buổi trời hí hoáy chọc mỏ hàn vô bụng con led mà hàn. Tởn!
        Giải quyết triệt để là đem bản vẽ ra xưởng PCB thế thôi


        email:
        Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

        Comment


        • #49
          1 mạch nó có làm cho ko bác ?

          Comment


          • #50
            Ở KIM SƠN thì 1 cái họ cũng làm,giá ở đây cũng rẻ!


            email:
            Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

            Comment


            • #51
              các bác ơi đây là phương pháp mạ xuyên lỗ này. Nhưng ko hiểu thằng tây nó dùng cái mực gì để phủ vào lỗ nhỉ, ko biết có bán ở VN ko nhỉ
              http://www.youtube.com/watch?v=KTNuTv_IQp4

              Comment


              • #52
                mình nghĩ áp dung cái này vào được đấy nhỉ (nguồn: http://chiennc.violet.vn/entry/show/entry_id/508100)

                Các bước cơ bản khi tiến hành mạ nhựa
                1) Gia công bề mặt chất dẻo
                Chất lượng gia công bề mặt chất dẻo sẽ quyết định chất lượng lớp mạ, mà trước tiên là độ gắn bám của kim loại với nền chất dẻo. Gia công bề mặt chất dẻo trước khi mạ gồm các bước:
                -Gia công cơ học: Nhằm làm nhám bề mặt bằng cách mài, chải, quay xóc khô hoặc ướt, phun cát khô hoặc ướt…
                -Tẩy dầu mỡ: nhằm loại bỏ hết màng chất béo bám trên chất dẻo. Tẩy dầu mỡ có thể tiến hành trong dung môi hữu cơ như tricloetylen, axeton, xylen, rượu etylic hay trong dung dịch kiềm loãng có thêm các phụ gia hoạt động bề mặt. Thông thường hay dùng dung dịch gồm NaOH (100-200g/l), các phốt phát (10-30g/l) hoặc cácbonát (10-20g/l) có thêm chất hoạt động bề mặt và chất nhũ hoá. Bề mặt chất dẻo được xem là sạch dầu mỡ khi phun bụi nước lên trên mặt sẽ bám đều từng giọt nhỏ riêng rẽ, hoặc nhúng chất dẻo vào nước cất rồi nhẹ nhàng rút ra từ từ, bề mặt của nó phải ướt đều khắp nơi.
                -Tẩm thực: là tẩy chất dẻo trong môi trường axit để các phản ứng hoá học xảy ra trên bề mặt nhằm làm thay đổi cấu trúc và tính chất hoá lý của nó. Tẩm thực xong, trên bề mặt sinh ra các lỗ xốp, các điểm sâu tế vi, có cấu tạo phức tạp, đảm bảo cho kim loại bám chắc lên chất dẻo. Chất dẻo có loại dễ tẩm thực như nhựa ABS, vì chúng không quá bền hoá. Để có bề mặt tẩm thực tốt thường phải tiến hành khâu này theo nhiều bước: xử lý bằng dung môi, bằng axit, bằng kiềm hoặc các chất tẩm thực đặc biệt. Gia công như vậy lớp bề mặt sẽ được xới lên hoặc bào mòn đi. Tuỳ theo từng loại nhựa mà chọn thành phần dung dịch và chế độ tẩm thực cho thích hợp.
                -Ngoài yêu cầu làm nhám, tẩm thực còn phải làm cho bề mặt có tính háo nước mạnh nữa. Muốn vậy dung dịch tẩm thực axit cần phải có mặt các chất oxy hoá hoặc các chất khử để làm thay đổi cấu trúc và hoá tính của bề mặt.
                Kiểm tra bằng mắt bề mặt sau khi tẩm thực: phải nhẵn, hơi mờ đi, bám nước tốt. Kiểm tra bằng kính hiển vi bề mặt sau khi tẩm thực, phải có hình dạng xốp như bọt biển, phần xốp có độ nhám RZ ~ 1micromet. Sau khi tẩm thực trong dung dịch Cromat, trên bề mặt thường còn sót lại các ion Cr6+, khi hoạt hoá, các ion này sẽ làm hỏng chất xúc tác trên bề mặt. Vì vậy cần phải loại trừ chúng bằng cách trung hoà trong dung dịch NaHSO3 hay Na2S2O3 hoặc HCl qua 1 đến 1,5 phút, ở nhiệt độ phòng.
                2) Tạo bề mặt có hoạt tính xúc tác
                Sau khi gia công bề mặt chất dẻo, cần phải được nhạy hoá và hoá để tạo tính chất xác tác cho nó, đảm bẩo cho khâu mạ hoá học tiếp theo diễn ra có kết quả.
                -Nhạy hoá: là xử lý bề mặt (đã gia công) bằng dung dịch SnCl2 để nâng cao hoạt tính bề mặt cho các khâu tiếp theo. Sau khi nhúng vào dung dịch này, trên mặt chất dẻo sẽ bám đọng muối thiếc clorua, khi rửa nhúng trong nước lạnh muối này sẽ thuỷ phân:
                SnCl2 + H2O = Sn(OH)Cl + HCl
                Tạo thành hợp chất thiếc khó tan. Chất này tạo thành màng keo rất mỏng, phủ khắp bề mặt làm cho tính khử được tăng cường và phân bố đều khắp trên bề mặt. Chú ý nên rửa 2 lần để muối thuỷ phân hết trên toàn bộ bề mặt, chỉ được rửa nhúng, không nên rửa dưới vòi nước làm trôi mất lớp muối thiếc.
                -Hoạt hoá: là xử lý bề mặt (đã nhạy hóa) bằng dung dịch chứa các hợp chất kim loại có hoạt tính xúc tác. Trong bài thí nghiệm này dùng kim loại là Ag. Khi nhúng mẫu đã nhạy hoá vào dung dịch AgCl, sẽ xảy ra phản ứng khử Ag trên bề mặt.
                2Ag+ + Sn2+ = 2Ag + 2Sn4+
                Ag sinh ra ở dạng rất nhỏ mịn, phân tán tốt, là chất xúc tác cho quá trình khử hoá học đồng tiếp đó.
                3) Mạ hoá học tạo lớp dẫn điện
                Ví dụ với mạ đồng. Các dung dịch mạ đồng hoá học có chứa muối đồng hoá trị 2, chất tạo phức với đồng, chất khử, chất đệm, chất ổn định và các phụ gia. Muối đồng được dùng là CuSO4, chất khử là formalin. Phản ứng khử xảy ra trên bề mặt xúc tác như sau:
                2CHOH + Cu2+ + 4OH- = Cu + H2 + 2HCOO- + 2H2O
                Lúc đầu bề mặt có chất xúc tác là Ag, sau đó là Cu. Cu thay Ag xúc tác cho phản ứng trên.
                Phản ứng khử đồng bằng formalin chỉ xảy ra trong dung dịch có pH tử 11 trở lên. pH dung dịch càng cao, tốc độ mạ càng nhanh. Dùng NaOH hay Na2CO3 để duy trì pH của dung dịch. Khi ngừng mạ phải hạ pH xuống dưới 11 bằng H2SO4.
                Chất tạo phức có thể là tatrat, glyxerin, xitrat, Na etylendiamin, tetraaxetat (Na2EDTA)… Các phức này phải đảm bảo tăng độ hoà tan của muối đồng trong dung dịch kiềm, có khả năng bị khử trên bề mặt xúc tác để hình thành lớp mạ, nhưng không được tự khử trong lòng khối dung dịch
                .
                Hai phản ứng phụ thường gặp trong mạ đồng hoá học là
                - Phản ứng oxy hoá formalin, làm giảm chất khử và pH dung dịch:
                2HCOH + NaOH = CH3OH + HCOONa
                - Phản ứng khử Cu2+ thành Cu+ và sinh ra kết tủa CuO2:
                2Cu2+ + HCOH + 5OH- = Cu2O + HCOOH- + 3H2O
                Các phân tử Cu2O này có thể trở thành các trung tâm khử đồng, khi đó đồng kim loại sẽ sinh ra trong toàn khối dung dịch. Để ngăn chặn hiện tượng này làm cho dung dịch ổn định hơn, ngoài việc cho vào dung dịch chất tạo phức, chất ổn định, còn phải khuấy bằng không khí nén để oxy hoá Cu2O, lọc dung dịch liên tục.

                Trên đây là mô tả ví dụ về một bài thí nghiệm mạ đồng hoá học trên nhựa ABS. Với các bề mặt phức tạp, vật liệu khác nhau và kim loại cần mạ khác đang tiếp tục được nghiên cứu nhằm tối ưu hoá tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đây là một lĩnh vực là thế mạnh và cần được đầu tư nghiên cứu của chuyên ngành Công nghệ điện hoá

                Comment


                • #53
                  bạn nào biết cách in 2 mặt của tấm phíp cho nó trùng nhau không? mình làm mạch 2 lớp dùng bàn là nhưng mà các lỗ của 2 lớp nó bị lệch nhau nhiều quá. lỗ của lớp trên và lớp dưới không khớp nhau. ai biết chỉ mình với.
                  cảm ơn nhiều.
                  Never forget who you are!

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi nhquangdt3k5 Xem bài viết
                    bạn nào biết cách in 2 mặt của tấm phíp cho nó trùng nhau không? mình làm mạch 2 lớp dùng bàn là nhưng mà các lỗ của 2 lớp nó bị lệch nhau nhiều quá. lỗ của lớp trên và lớp dưới không khớp nhau. ai biết chỉ mình với.
                    cảm ơn nhiều.
                    Mình từng làm mạch in 2 lớp thủ công thế này:
                    - In lớp Top và Bot (nhớ in mirror) ra hai tờ giấy in khác nhau.
                    - Đem hai tờ giấy đặt chồng lên nhau, để trước đèn neon sao cho các lỗ khoan khớp với nhau rồi dùng kim bấm vở bấm hai tờ giấy lại với nhau. Như vậy là được các lỗ khớp với nhau.
                    - Kẹp board đồng vào giữa và ủi.
                    Còn vấn đề hàn xuyên lỗ:
                    - Đối với điện trở diode thì hàn trên hàn dưới như bình thường.
                    - Các lỗ via thì dùng chì xi trên lớp top (nếu khéo tay thì các chỗ xi tròn nhỏ và bóng). Còn lớp bot thì dùng chân led cắt ra cắm vào lỗ via vừa xi chì hàn rồi hàn. Sau đó dùng VOM kiểm tra thông mạch. (Đây là hàn cho đẹp còn muốn nhanh thì chỉ việc cắm chân led vào rồi hàn trên hàn dưới thôi)
                    - Đối với tụ, cầu diode tròn ..... các linh kiện không thể dùng mỏ hàn hàn trực tiếp mặt top thì ta mua dây điện (loại bắt điện nhà) cắt ra, lấy một sợi nhỏ cắm vào lỗ cần xuyên lớp, hàn mặt trên - nhớ hàn sao cho dừng che mất lỗ cắm linh kiện, sau đó cắt ngắn rồi cắm linh kiện vào rồi hàn mặt dưới.-->đã nối liền mặt trên và mặt dưới

                    Comment


                    • #55
                      Chào các bác.
                      Em là dân cơ khí đang tìm hiểu về lĩnh vực mạ xuyên lỗ.
                      Chẳng qua là công ty em đang cấp 2 con máy, máy khoan mạch PCB 3030, và máy mạ xuyên lỗ. Nhưng em không hiểu lắm về công nghệ làm mạch. Mong các bác chỉ giáo.
                      Em có mấy câu hỏi mong các bác trả lời giúp:
                      - Quy trình làm 1 bảng mạch.
                      - Chất liệu làm bảng mạch
                      - Hóa chất dùng cho mạ xuyên lỗ (cái này hơi khó) , mua các hóa chất đó ở đâu ạ?
                      Ngoài 2 máy trên ra có cần phải dùng máy nào nữa không ạ.

                      Không biết có bác nào thực sự am hiểu về lĩnh vực này mong các bác liên hệ với em, em mời các bác uống rượu để xin được thỉnh giáo.
                      Số điện thoại của em là 0934508785. Mr Hảo

                      Comment


                      • #56
                        tốt nhất là đi đặt mạch in cho ng ta làm,2 mặt tự làm rất khó chính xác.
                        _--------------------------------------------------

                        **** ------------------------------------------***

                        Comment


                        • #57
                          Làm 2 mặt thủ công thì khoan trước, rồi đặt film lên sau cũng là một cách mà cá nhân tôi vẫn làm, và nó chính xác 99 %. Một phần trăm là không đúng tâm, lệch ra ngoài một tẹo
                          Một số mạch tôi đã làm tại đây :
                          http://www.dientuvietnam.net/forums/...-quang-153974/


                          email:

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          ITnho Tìm hiểu thêm về ITnho

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X