Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng dẫn cách làm mạch in bàng phương pháp in lưới

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi ng2mat
    Hay quá em đang bí về in lụa nhờ các bác chỉ bảo :
    - Em đã mua được keo 217 chưng sẵn ở 33 Lý Quốc Sư ( 20k/1 chai 500ml ) và keo bắt sáng rồi. Nhưng pha theo tỉ lệ nào thì được ?
    - Nếu dùng 3 đèn nêon 60 cm 20 W thì để khoảng bảo nhiêu phút ?
    Em đã thử vài lầnnhưng đều không thành. Khi đem ra nước rửa thì cả chỗ ko chiếu sáng lẫn chỗ có chiếu sáng keo đều nhão ra và bong hết
    ---Pha ??? khoảng 1 thìa cà phê bắt sáng cho 200 --> 250ml ( keo ).

    Quét keo thật mỏng ( dùng cái gạt keo ) hoặc lấy mảnh nhựa mà gạt ( đỡ phải mua tốn tiền ).
    Sấy khô bằng máy sấy .
    Thời gian chụp với 3 đèn khoảng 8 --> 10 phút. ( đèn đặt cách 20 --> 25cm)

    - Dùng vòi nước xả vào , chứ lấy rẻ mà cọ thì hay có vệt xước hoặc lỗ rỗ ( vì keo lúc này còn non ).

    - Sau khi rửa xong , sấy khô ( có thể đưa vào đèn hay phơi ngoài trời 1 lúc ) cho " già " ==> dùng thoải mái .

    ( Ngoài các phương pháp trên còn có " tút lưới " sau khi chụp, rửa lưới nữa mới bền lưới ).
    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

    Comment


    • #17
      mình muốn đặt mạch in 2 lớp nhưng ở HN đắt quá(S=1 tờ A4 giá 400k..vãi),nghe giang hồ đồn rằng trong nam rẻ lắm nhưng phải đặt nhiều.Bạn nào biết số lượng tối thiểu cần phải đặt và giá cả nói cho cả nhà mở mang đầu óc
      CC_LKDT

      Comment


      • #18
        Bác quế dương mua đồ ở đâu vậy
        khoảng 400 ngàn là có bộ đồ ngon hả bác

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi induoc
          Bác quế dương mua đồ ở đâu vậy
          khoảng 400 ngàn là có bộ đồ ngon hả bác
          Các đồ như keo , bắt sáng , lưới , kẹp bi, mực in, dao gạt ... bạn có thể tìm mua tại 21B lý quốc sư ( Nhà in Xuân Phương gì đó ) - Giá cả thì như tôi đã list .
          Các đồ khác như thùng , bàn thì bạn nên tìm cửa hàng nhôm kính , bảo nó cắt cho mấy thanh , gắn miếng kính lên là xong ( bọn này làm thì nhanh lắm - bạn cứ việc nguồi chơi, uống xong tuần nước chè là OK liền )

          - Các loại hóa chất bạn cũng có thể mua ở phố hàng Hòm hay hàng Mành .

          + Lưu ý : Tránh nhà số 3 hàng hòm ( Toàn Phong ) - chém vãi hàng
          400 ngàn là được bộ đồ hơn trung bình một tí thôi. Đó là nói tất cả đi mua , còn nếu bạn tự làm ( chẳng hạn đóng thùng chụp , đóng bàn in , không mua đầu kẹp bi mà dùng cái bản lề cửa ...v.v ) mỗi thứ bớt đi một nửa thì 200 ngàn cũng hành nghề được. OK chưa !!! ?
          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

          Comment


          • #20
            mình có một khung lụa mới dùng 1 lần, còn mới. Kích thước là 30 x 40, mật độ mắt lưới là 120x120 và hình như còn cả mực nữa. Hiện nay mình không dùng. Bạn nào cần thì mình để lại cho giá mềm thôi.À mình còn cả board đồng nữa.

            email: trankien6791@yahoo.com

            Comment


            • #21
              Tôi cần một người giúp hướng dẫn làm mạch in cho sinh viên một số buổi.

              Địa điểm: Phòng thí nghiệm thiết kế mạch in, tầng 3, nhà T, đường Lê Thanh Nghị, Đại học Bách khoa Hà nội.
              Quyền lợi: được làm mạch in miễn phí, số lượng mạch in không hạn chế.
              Phòng thí nghiệm của tôi đã có đầy đủ tất cả các dụng cụ vật tư để in lưới và ăn mòn, thậm chí có cả bể mạ xuyên lỗ.

              Ưu tiên những ai hiện đang là sinh viên Đại học bách khoa Hà nội.

              Liên hệ gấp gấp với:
              anh Đức, khoa ĐTVT, email tobaduc@gmail.com, hand phone 0904113004
              |

              Comment


              • #22
                Về in lưới

                Hôm trước em viết bài này nhưng post lộn chỗ. Nay Em xin post lại qua đây, mong là có thể giúp các anh chút nào. Dưới đây là công nghệ in lưới "nhà nghề" để làm mạch in số lượng lớn.

                1/. Keo in lụa :

                - Keo in lụa có nhiều loại như keo "da", keo Ả Rập (gomme Arabic), hiện nay phổ biến nhất là keo PVA (Poli Vinyl Alcool). Phân loại theo khối lượng phân tử thì PVA gồm các loại : PVA 205, PVA 215, PVA 217, PVA 238 ... Keo PVA có dạng hạt nhỏ, hơi trong và dai. Trong đó thì "keo 217" là khá mịn, phù hợp với chế tác mạch in. Keo chất lượng cao nhất có giá hơn 15.000 một lạng. Trong khi chỉ cần 1/10 của 1 lạng là có thể dư dùng cho vài khung lụa cỡ 40 x 50 (Cm). Ra đường Phùng Hưng, Q5, TP HCM, tới các tiệm bán vật tư in lụa là có.

                - Chế biến keo : Một phần keo (hay nhiều hơn tí chút) pha với 9 phần nước trung tính (đong bằng thìa, nên dùng nước bình tinh khiết), bỏ vào chén, chén lại bỏ vào soong nhỏ có sẵn nước vài Cm (còn gọi là nấu cách thuỷ). Nấu nhẹ lửa, dùng đũa sạch khuấy đều hỗn hợp keo - nước, khi nước ở soong lên tăm thì lại nhỏ lửa tí nữa, tránh quá 85 độ (không để sôi).

                - Sau khi keo tan đều thì tắt lửa, để nguội đến 35 - 40 độ C rồi lọc keo bằng vải mịn để có keo thuần khiết, sẵn sàng pha chất bắt sáng. Yêu cầu là ta phải có một chất lỏng có độ nhớt và bám dính cao, trong vắt và không có bọt khí.

                2/. Chất bắt sáng :

                - Chất bắt sáng có tên hoá học là Bi - Chromate - Kali, ngoài chợ thì gọi nôm na là "bi cháy", có màu cam rất đẹp và dạng bột. Nó có tác dụng Chrôm hoá (biến tính) keo PVA, tạo màng như nhựa PVC, chịu dầu và khá bền với nước nhưng dở chịu chất chua như nước chanh hoặc acid Ozalite. Vì vậy mà người ta hay tẩy khung lụa bằng thuốc tím (trước) rồi đến ozalite. Baze cao như soude củng phá hỏng màng keo in lụa.

                - Một phần BichromateKali pha trong chỗ ít sáng với 2 phần nước tinh khiết, trộn đều, lọc bằng vải mịn, có dạng lỏng, màu vàng cam rất đẹp, gọi là "dung dịch bắt sáng". Keo cuối cùng phải đựng trong lọ màu nâu đen (hoặc dán giấy đen).

                3/. Keo bắt sáng :

                - Một phần dung dịch bắt sáng pha với 4 phần keo đã chế biến ở trên sẽ cho keo tráng khung lụa tiêu chuẩn, biến tính nhanh trong tia tử ngoại hay ánh sáng đèn huỳnh quang trên 50 lux. Thời gian biến tính lớp keo lệ thuộc nồng độ BichromateKali, độ dày lớp keo và độ khô ráo của màng keo. Nếu muốn bắt sáng nhanh hơn thì thêm chất bắt sáng. Tuy nhiên những bản in cần độ nét cao thì cần pha ít chất bắt sáng, sấy khô và chụp thời gian dài hơn.

                - Keo bắt sáng sau khi chế biến xong thì cần phải lọc lại một lần cuối, yêu cầu là không có bọt khí lơ lửng, trong, nhớt và màu vàng.

                4/. Chụp bản :

                - Khung lụa mới phải được rửa sạch bằng "nước rửa chén" rồi bằng nước vài lần rồi sấy (hay hong) khô. Khung cũ thì phải tẩy bằng chu trình : nước --> nước xà phòng (nước rửa chén) --> thuốc tím --> acid Ozalic --> nước. Có thể lập lại vài lần, hay ngâm trong soude 18 độ Be vài mươi phút rồi tầy rửa lại theo quy trình trên cho đến khi đạt yêu cầu là một mặt lụa (lưới) trắng tinh và đồng nhất. Hong khô.

                - Tráng một lớp keo bắt sáng mỏng và đồng nhất lên mặt khung lụa (lưới) bằng một dải cao su (gọi là dao tráng keo) hay bằng chiếc thước đo độ bằng nhựa dẻo (nhà nghề hay dùng). Để ráo bớt trong bóng tối khoảng 5 phút rồi sấy bằng máy sấy tóc đến khi khô hẳn. Nhớ là tránh dùng tay "sờ thử" lên mặt keo, acid stearic trong mồ hôi tay sẽ làm hỏng mặt keo.

                - Chụp :

                a/. Phơi nắng : áp phim (hay bản in trên giấy calque) lên mặt keo, dùng một tấm kiếng (kính) áp vào và căng cho thật sát, rồi để mặt phim lên trên.

                b/. Chụp đèn : Úp mặt kiếng lên khung gỗ, xuống một (hoặc 2,3) bóng huỳnh quang đặt trên bàn, bóng đèn cách mặt bản in chừng 15 - 20 Cm. Tuỳ theo diện tích bản lưới mà ta bố trí đèn huỳnh quang, thướng là 120W / mét vuông bản lưới (3 bóng 1m20). Thời gian bắt sáng của cả hai phương án, với loại keo chế biến đúng cách đều khoảng 1 đến 2 phút. Nhà nghề thì chỉ dùng 1 bóng hùynh quang tử ngoại 20W cho 1 mét vuông bản lưới. Khi thao tác dưới đèn tử ngoại thì nhớ đeo kính, mặc quần áo dầy, nếu không sẽ bị đỏ mắt như đau mắt hàn và rộp da đấy.

                - Sau khi chụp thì tắt đèn hoặc lấy giấy đen phủ trên mặt bản, để nguội rồi mới rửa dưới vòi nước chảy hoặc phun mạnh dòng nước lên bản chụp. Nếu đường in (phần không bắt sáng) khó tan thì có thể dùng bông gòn chà sát nhẹ cho đến khi có bản in (bản lụa) chi tiết và sắc nét.

                - Để bản in (bản lụa) hơi ráo rồi xịt rửa lại một lần cuối. Phơi hay sấy cho bản in (bản lụa) khô hẳn.

                5/. Sửa bản :

                - Bản lưới đặt lên bàn chụp, mở đèn vừa phải rồi dùng một thanh tre gọt nhọn, chấm vào keo bắt sáng, tỉ mỉ chấm sửa những nét bị đứt gẫy trên mặt bản keo. Sau cùng là phơi khô, kiểm tra lại mặt lụa.

                - Dùng keo dán mỏng loại to bản (keo dán thùng hàng) dán quanh mép khung để mực không dây, rỉ chảy ra ngoài khi in.

                6/. In lưới :

                - Trên một bàn "nghề" có sẵn bản lề đặc chủng, gá khung lưới vào, móc dây treo khung. Nếu không có bàn nghề thì dùng hai bản lề cỡ vừa để bắt khung vào bàn tự chế. Dùng dây thun cao su để treo khung với góc 35 --> 45 độ so với mặt bàn.

                - Đổ mực in vừa phải vào phần góc nghiêng của khung lưới.

                - In thử : "dao in" là một tép gỗ có gắn một dải cao su, ta gạt mực lên mặt khung lưới cho mực thấm qua phần hở của mặt lưới xuống mặt giấy. Ta dùng giấy thử (thường là giấy báo, có độ thấm cao) để in thử vài lần nhằm xác định độ đặc của mực. In thử lần cuối cùng trên giấy trắng thực tế, xem xét kỹ xem bản in ra đạt yêu cầu hay không. Nếu có chỗ chưa đạt thì "hốt" mực, rửa bản in kỹ bằng nước (hoặc dầu hôi --> nước) rồi tiến hành sửa bản đến khi đạt.

                - In thành phẩm : Trên mặt bàn, dùng các phím nhỏ bằng phim phổi + băng keo để tạo thành các chỗ định vị, gọi là "làm tắc kê". Đặt miếng bản mạch vào đúng chỗ định vị, áp khung xuống rồi kéo dao in. Mực in sẽ tạo một mặt in lên mặt đồng. Sau đó là chờ khô rồi làm các khâu ăn mòn, mạ lỗ, phủ xanh v.v...

                Vài thông tin "nhà nghề", mong là giúp ích được cho các anh chị và các bạn.

                Lan Hương

                (Còn tiếp : Mực in, chất ăn mòn và mực phủ xanh .v.v...)
                Last edited by lanhuong; 30-12-2006, 12:14.

                Comment


                • #23
                  In lưới

                  Gá khung và làm tắc kê để in thế này đây :

                  - Bản lề đặc chủng ở đường Phùng Hưng, nếu không muốn mua thì dùng hai cái bản lề cửa loại 6 Cm x 3 cm bắt vào.

                  - Dây treo phải đàn hồi tốt, thường dùng là dây thun cột bao bì, thắt nối lại cho đủ dài.

                  - "Tắc kê" là cách định vị đơn giản, hiệu quả và thay đổi nhanh chóng nhất.

                  Lan Hương
                  Attached Files

                  Comment


                  • #24
                    Gửi :tbd43.
                    Anh cho hỏi: Khi hòa chất bắt sáng thì có thể hòa trong điều kiện âânhs sáng nào và chất này có tên hóa học là gì, và mua ỏ chỗ nà. Xin cảm ơn anh!

                    Comment


                    • #25
                      Cảm ơn lanhuong. Bài viết rất có trách nhiệm.

                      Comment


                      • #26
                        Chào cáv bác, em đang học hỏi về làm mạch in tại gia, thấy diễn đàn này rất hay đấy, không biết có bác nào có kinh nghiệm chỉ giúp xem. Ta có thể phủ keo lên mặt đồng rồi chụp, sau đó đem mạch đi ngâm luôn được không.

                        Comment


                        • #27
                          các bác cao thủ nào đã thử làm phương pháp này chưa:
                          lấy keo cảm quang phủ lên bo luôn rồi chụp ( dĩ nhiên là chụp phim âm bản) sau đó đem đi ngâm mạch, không biết cái chất keo đó có chịu được dung dịch ngâm không nhỉ. ai có cao kiến chỉ giúp

                          Comment


                          • #28
                            các bác cao thủ nào đã thử làm phương pháp này chưa:
                            lấy keo cảm quang phủ lên bo luôn rồi chụp ( dĩ nhiên là chụp phim âm bản) sau đó đem đi ngâm mạch, không biết cái chất keo đó có chịu được dung dịch ngâm không nhỉ. ai có cao kiến chỉ giúp

                            Comment


                            • #29
                              cho tui hoi luoi thi lam o dau vay chi gium cam on nhieu

                              Comment


                              • #30
                                dia chi 729 duong lang ha noi

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                tbd43 Tìm hiểu thêm về tbd43

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X