nguyen ly mach nguon ti vi trung quoc sao opto hoi tiep yeu la sao
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Hướng dẫn cách làm mạch in bàng phương pháp in lưới
Collapse
This is a sticky topic.
X
X
-
Nguyên văn bởi khachau306 Xem bài viếtcác bác cao thủ nào đã thử làm phương pháp này chưa:
lấy keo cảm quang phủ lên bo luôn rồi chụp ( dĩ nhiên là chụp phim âm bản) sau đó đem đi ngâm mạch, không biết cái chất keo đó có chịu được dung dịch ngâm không nhỉ. ai có cao kiến chỉ giúp
Comment
-
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viếtGá khung và làm tắc kê để in thế này đây :
- Bản lề đặc chủng ở đường Phùng Hưng, nếu không muốn mua thì dùng hai cái bản lề cửa loại 6 Cm x 3 cm bắt vào.
- Dây treo phải đàn hồi tốt, thường dùng là dây thun cột bao bì, thắt nối lại cho đủ dài.
- "Tắc kê" là cách định vị đơn giản, hiệu quả và thay đổi nhanh chóng nhất.
Lan Hương
Comment
-
Mình là thành viên mới, rât thích chủ đề làm mạch in mà các bạn đang trao đổi trên diễn đàn. Mình có nhiều nghiên cứu và có cơ hội tiếp xúc với công nghệ Thiết kế/sản xuất PCB hiện đại nữa(trong tập đoàn lớn). Hiện tại thì đã làm được mạch double side xuyên lỗ theo công nghệ mạ điện phân. Bạn nào tâm huyết với công nghệ sản xuất PCB và muốn hợp tác để thương mại hóa thì liên hệ nhé: trong_vn@vnn.vn (TPHCM)
Comment
-
Đường mạch "in"
.
Đã nói là "mạch in" mà. Nên chúng ta .... in. Nhìn những nét in lụa có khi nhỏ hơn 1/10 mm, anh mới hiểu thế nào là sức mạnh của tử "mạch in" (không phải in - là - ủi - ... đâu nha).
In lụa thì có thể có thể thấy rõ là làm vói số lượng càng lớn, càng rẻ. Chất lượng thì .... miễn bàn. Gần như 100 % mạch in lớn nhỏ các loại bán trong chợ Nhật Tảo là in lụa đó anh Pluto19 ạ.
Còn in mỗi một tấm thì .... thua.
Lan Hương.
Comment
-
vật tư và đồ nghề:
nguyên lý
In lụa là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới (polyester hoặc kim loại) căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm.
Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và truyền (dính lên) bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh in.
Đây là hình mô tả nguyên lý in lụa
Như ta thấy, nguyên tắc của việc chụp bàn lụa là làm thế nào đó che hết tất cả những ô không in trên bề mặt lưới (vùng màu xanh), mực chỉ xuyên qua các vùng có hình ảnh in (vùng màu trắng trong hình trên) để in xuống vật liệu bên dưới.
2. Quá trình chế tạo khuôn in lụa:
Đến đây, ta bắt đầu đặt ra câu hỏi mới: làm cách nào để chụp bản?
Đây là hình minh họa quá trình phơi bản cho in lụa
Quá trình phơi bản bao gồm:
1. Quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản (sẽ giải thích sau). Sấy khô keo.
2. Đặt phim lụa (thường là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Dằn lên trên bề mặt phim một tấm kính để bào đàm tiếp xúc tốt (trong hình trên: phim=artwork).
3. Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng --> không bị cô cứng.
4. Rửa khung bằng nước. Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới --> bít hết các ô lưới, chỉ có những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi. Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy tương ứng như trên phim.
Giải thích:
Keo chụp bản là một hỗn hợp gồm keo PVA + Bicromat. PVA là hợp chất hữu cơ có tính tan trong nước, tuy nhiên khi pha thêm bicromat vào dung dịch keo thì màng keo sau khi sấy khô và đem chiếu sáng, nó sẽ cô cứng lại và không ta trong nước nữa. Hiện nay thị trường có 2 loại là keo PVA 205 và PVA 217, tuy nhiên in lụa thì xài PVA 217.
THỰC HÀNH IN LỤA - HƯỚNG DẪN CƠ BẢN
1. Chuẩn bị đổ nghề, nguyên vật liệu:
dụng cụ in lụa
1. Khung lụa: nên mua loại khung bằng nhôm (đừng tiết tiền, vì loại này phải căng lụa bằng máy, dán keo --> độ căng của lụa rất tốt, sợi lụa ngay ngắn (sẽ nói về độ căng lụa sau) và lụa lâu bị trùng). Lưu ý khi mua: để khung lụa lên mặt bàn kiếng-mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì không được, nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng - quan trọng lắm đấy..
2. Loại lụa: mua loại lụa 180 sợi/cm (~460sợi/inch) màu trắng (nếu thích lụa màu cũng được nhưng đừng chọn màu vàng giải thích sau)
3. bàn in lụa: mua loại có bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng, để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra - đồng thời cũng có thể thay đổi chiều cao (khoảng cách) so với mặt bàn in, loại này hơi nhiều tiền khoảng 200.000-250.000/cái, nếu mua cả bàn in bằng sắt luôn thì khoảng 500.000-800.000 tùy khổ, nhưng đáng để mua.
4. Dao gạt mực (dao mực): mua loại cao su tốt cán nhôm (đừng mua loại cao su màu đen của VN), độ dài sao cho phù hợp với kích thước khung nhôm. Nếu in danh thiếp thì mua dao gạt mực dài 15cm. (chiếu dài của dao gạt mực phải luôn lớn hơn khích thước sản phẩm in). (loại 15cm khoảng 70.000)
5. Máng tráng keo: mua loại máng tráng keo chuyên dụng, bằng nhôm (bằng inox càng tốt - nhưng mắc lắm, khoảng 200.000/1,5 tấc), chiều dài khoảng 20cm (có nhiều kích cỡ). nếu chưa bao giờ tráng keo bằng thước đo độ thì cũng đừng bao giờ tập nhé, chỉ nên tập tráng keo bằng máng tráng keo chuyên dụng thôi, nếu làm tốt, sẽ có màng keo đều và đồng nhất.
6. Bàn chụp lụa: riêng cái này khỏi mua cũng được. (Lấy cái ghế gỗ 4 chân quay ngược lại, đặt lên trên tấm kính 5mm có kích thước rộng hơn khung lụa cần chụp, đặt dưới chấn song của ghế gỗ 2 đèn neon 60 tấc - hihi, vậy là có bàn chụp lụa). Nói vậy thôi, chứ đã làm thì nên đầu tư thỏa đáng (tiền nào của đó mà), thường thì chỗ bán sẽ có luôn bàn chụp lụa bằng gỗ, dùng đèn neon 6 tấc hoặc 1.2 tấc, loại 4 bóng neon 6 tấc là phù hợp khi làm tại gia. (nếu là ở xí nghiệp thì sẽ mua bàn chụp hút chân không - giống như là contact phim quang cơ đó - đầu tư cái này thì hết xảy, cực kỳ chính xác và ổn định).Có thể bàn chụp lụa bằng gỗ có kèm theo bản lề để in lụa luôn (tùy bạn vậy - nhưng theo mình thì không nên).
7. về dụng cụ, vậy làm tạm được, còn các thứ linh tinh như dao rọc giấy, kéo, băng keo, bông gòn thì mua tùy thích nhé. Riêng băng keo thì mua băng keo decal là tiện nhất (nhưng mắc tiền), loại băng keo decal khi lột ra thì không dính chất keo lại trên bề mặt khung lụa.
Các loại hóa chất:
8. keo chụp bản, gồm: keo PVA, có 2 loại 205 (loại chụp chậm )và 217 (loại chụp nhanh), mua loại PVA 217 đã nấu sẵn, khoảng 45.000/lit + 1 lọ Bicromat đã pha nước sẵn - có quấn băng keo xung quanh để không lộ sáng (Bicoromat là chất nhạy sáng, ở dạng tinh thể, khi sử dụng thì pha thêm ít nước quậy cho tan hết là được).
9. mực in: đặc điểm của in lụa có thể nói là bạ đâu in đó !!! Vì vậy, tùy loại vật liệu in mà phải có loại mực in phù hợp. Ban đầu thì mua mực in trên giấy thôi. Mực in trên giấy thì mua mực ofset vậy, 100g các loại xanh dương (blue) đỏ cờ, vàng, đen và trắng đục (trắng đực thì mua nhiều hơn đi). Giá bao nhiêu thì còn tùy vào chất lượng của mực, thường thì 100g cũng không nhiều tiền.
10. Kem in: mực ofset thì đặc sệt, mua thêm kem in (kem in là loại dung môi pha thêm vào mực cho mực được loãng ra, dễ in hơn). Kem in rẻ lắm, mua luôn 3-4kg (nhưng đừng mua nhiều quá).
11. Ngoài ra còn một số chất pha thêm như chất làm mau khô, chậm khô,.... từ từ hẳn mua.
12. Các chất tẩy khung:
- dầu ông già: 1 lít
- thuốc tím: 1kg, mua thêm cái bình 1 lít, (để cho thuốc tím vào, pha với nước)
- axit oxalic: 1 kg
Hình ảnh một số đồ nghề in lụa
2. Hướng dẫn từng bước:
Quy trình in lụa có thể tóm tắt như sau:
I. Thiết kế --> In mẫu ra trên giấy can (cái này không bàn tới)
II. Chuẩn bị khung, pha keo --> Chụp bản --> Pha mực --> In thử, canh tay kê --> In sản lượng --> Rửa khung.
a. Nấu keo:
Keo PVA khi mua về có dạng tinh thể (giống y chang như đường cát tinh luyện), ta phải đem chưng thành dung dịch thì mới xài được. Trước tiên lấy 1 cái nồi, cho vào đó cứ 100g keo thì 2 lít nước, nhớ cho keo vào từ từ + khuấy đều & mạnh tay cho keo tan đều. Ta được nồi A.
Kiếm cái nồi khác bự hơn, cho nước vào chừng 1/3 nồi, đem nấu sôi lên gọi là nồi B. Sau khi nước sôi, đem cái nồi A kia nhúng vào trong nối B (cái này gọi là chưng cách thủy). Chịu khó ngồi dùng đũa tre loại lớn khuấy đều tay dung dịch A, coi chừng bị ốc trâu là hỏng bét. Việc này mất từ 4-6h hoặc hơn, chưng cho tới khi nào dung dịch A trong suốt thì được, cái này nên kiếm cái bếp lò xo mà nấu chứ nấu bếp ga chắc chết. Chờ nguội thì đem chiết vào mấy chai nước khoáng xài dần, cái này để lâu được (nhớ dán nhãn, cất nơi xa trẻ em, coi chừng mấy đứa nhỏ tưởng chai nước khoáng lấy uống là xong luôn, mất công chưng lại nồi khác).
Nếu thấy nấu cực quá thì mua loại keo chưng sẵn giá hơi mắc được cái gọn nhẹ
b. Pha keo:
Khi sử dụng chụp bản, cần pha keo PVA với bicromat (nhớ là khi nào chụp mới pha, mà pha cũng vừa đủ thôi, keo sau khi pha rồi thì phải xài cho hết không để lâu được). Về tỉ lệ thì ...không biết chừng nào cho vừa, vì tỉ lệ keo còn phụ thuộc vào nguồn sáng (bàn chụp xài mấy bóng, khoảng cách từ bóng đèn tới lưới là bao nhiêu, chụp mấy phút, keo tráng lên khung dày hay mỏng nói chung tinh thần là phải làm thử, hư vài lần là có kinh nghiệm. Nói chung nửa lon sữa bò keo thì pha 1/2 muổng cà phê bicromat gạt bằng. Khi pha keo, cho bicromat vào từ từ, khuấy cho tan ra sau đó đem chưng cách thủy chửng 5-8 phủt (cho bicromat hòa tan đều), vừa chưng vừa khuấy cho keo ấm lên khoảng 70-80 độ C là được.
Keo PVA đã nấu xong (nhìn keo thấy càng trong càng tốt --> nghĩa là PVA tinh thể đã tan đều trong nước, để lâu thì cũng không bị lắng cặn xuống đáy chai đựng keo) đựng vào chai thủy tinh (vitcon thích đựng vào chai thủy tinh hơn chai nhựa). Lưu ý độ sệt của keo, độ sệt của keo sẽ làm cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không ..... cái này hơi khó diễn tả, đại loại, nếu keo lỏng quá - khi tráng lên khung sẽ bị nhiễu nhão !!!!, ngược lại, nếu keo sệt quá, sẽ nặng tay, lớp keo phủ bề mặt lụa khó đều, đồng nhất. Vì vậy, bạn thử độ sệt của keo và ráng nhớ độ sệt đó. (!!!!). Cánh ít keo ra cái chén sành (khoảng 1/4 chén thôi,-không nhất thiết là chén sành, cái gì cũng được, miễn là không bị lủng lỗ - nhưng nếu là cái chén thì dễ rửa sạch) : gọi là A
Bicromat tinh thể : cho một ít ra cái ly nhỏ (nhỏ như chung rượu vậy), khoảng 1/4, cho ít nước vào quậy cho tan hết. Gọi là B
Cho khoảng 1/2 B vào A = C (nếu theo sách vở thì: 100ml A + 5g . Bạn sẽ thấy C có màu cam cam sậm sậm gì đó !!! phải ghi nhớ độ đậm và độ sệt của C này nhé. (độ đậm của C đo lượng dd B quyết định). Vậy là đã có dung dịch cảm quang rồi đó. Lọ dd C này nên được đậy - che lại (để tránh sáng và bụi bẩn).
Môi trường làm việc khi pha keo: vì B, C là dd nhạy sáng, nhưng chúng nhạy sáng rất chậm, vì vậy cứ làm việc trong nhà là được, tránh ánh sáng mặt trời + ánh sáng đèn neon chiếu trực tiếp vào chúng.
Comment
-
ngoài hai cách là kéo lụa và ủi ra còn cách nào khác ko vậy ? em nghe nói là còn một cách nữa là chụp quang gì gì đó có ko vậy . Nếu như ai biết thì xin cho vài dòng chỉ dẫn cặn kẽ đi .Lâu nay em cũng me cái vụ này lâu rồi mà ko biết phải hỏi ai . ừ còn về mực phủ xanh thì sao nhỉ có công thức pha ko vậy hay là phải mua mà mua thì mua ở đâu ,giá cả ra sao vậy? vài dòng thắc mắc xin chỉ giúp cám ơn
-----------------------------------------------------------
K biết gì về điện mà lại thích sửa ống nước(vậy mới ghê)
-----------------------------------------------------------
Comment
-
Cảm ơn bạn vhphuc78. tôi đang có y định làm nhung không biết mua vật tu và thiết bị o đâu. tôi muốn liên lạc với bạn hỏi một số điều, bạn vui lòng cho tôi xin số điện thoại nhé.
hoặc cho tôi email của bạn. cảm ơn dinhtuan1004@gmail.com.
Comment
-
Hướng dẫn cách làm mạch in bằng phương pháp in lưới
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viếtHôm trước em viết bài này nhưng post lộn chỗ. Nay Em xin post lại qua đây, mong là có thể giúp các anh chút nào. Dưới đây là công nghệ in lưới "nhà nghề" để làm mạch in số lượng lớn.
1/. Keo in lụa :
- Keo in lụa có nhiều loại như keo "da", keo Ả Rập (gomme Arabic), hiện nay phổ biến nhất là keo PVA (Poli Vinyl Alcool). Phân loại theo khối lượng phân tử thì PVA gồm các loại : PVA 205, PVA 215, PVA 217, PVA 238 ... Keo PVA có dạng hạt nhỏ, hơi trong và dai. Trong đó thì "keo 217" là khá mịn, phù hợp với chế tác mạch in. Keo chất lượng cao nhất có giá hơn 15.000 một lạng. Trong khi chỉ cần 1/10 của 1 lạng là có thể dư dùng cho vài khung lụa cỡ 40 x 50 (Cm). Ra đường Phùng Hưng, Q5, TP HCM, tới các tiệm bán vật tư in lụa là có.
- Chế biến keo : Một phần keo (hay nhiều hơn tí chút) pha với 9 phần nước trung tính (đong bằng thìa, nên dùng nước bình tinh khiết), bỏ vào chén, chén lại bỏ vào soong nhỏ có sẵn nước vài Cm (còn gọi là nấu cách thuỷ). Nấu nhẹ lửa, dùng đũa sạch khuấy đều hỗn hợp keo - nước, khi nước ở soong lên tăm thì lại nhỏ lửa tí nữa, tránh quá 85 độ (không để sôi).
- Sau khi keo tan đều thì tắt lửa, để nguội đến 35 - 40 độ C rồi lọc keo bằng vải mịn để có keo thuần khiết, sẵn sàng pha chất bắt sáng. Yêu cầu là ta phải có một chất lỏng có độ nhớt và bám dính cao, trong vắt và không có bọt khí.
2/. Chất bắt sáng :
- Chất bắt sáng có tên hoá học là Bi - Chromate - Kali, ngoài chợ thì gọi nôm na là "bi cháy", có màu cam rất đẹp và dạng bột. Nó có tác dụng Chrôm hoá (biến tính) keo PVA, tạo màng như nhựa PVC, chịu dầu và khá bền với nước nhưng dở chịu chất chua như nước chanh hoặc acid Ozalite. Vì vậy mà người ta hay tẩy khung lụa bằng thuốc tím (trước) rồi đến ozalite. Baze cao như soude củng phá hỏng màng keo in lụa.
- Một phần BichromateKali pha trong chỗ ít sáng với 2 phần nước tinh khiết, trộn đều, lọc bằng vải mịn, có dạng lỏng, màu vàng cam rất đẹp, gọi là "dung dịch bắt sáng". Keo cuối cùng phải đựng trong lọ màu nâu đen (hoặc dán giấy đen).
3/. Keo bắt sáng :
- Một phần dung dịch bắt sáng pha với 4 phần keo đã chế biến ở trên sẽ cho keo tráng khung lụa tiêu chuẩn, biến tính nhanh trong tia tử ngoại hay ánh sáng đèn huỳnh quang trên 50 lux. Thời gian biến tính lớp keo lệ thuộc nồng độ BichromateKali, độ dày lớp keo và độ khô ráo của màng keo. Nếu muốn bắt sáng nhanh hơn thì thêm chất bắt sáng. Tuy nhiên những bản in cần độ nét cao thì cần pha ít chất bắt sáng, sấy khô và chụp thời gian dài hơn.
- Keo bắt sáng sau khi chế biến xong thì cần phải lọc lại một lần cuối, yêu cầu là không có bọt khí lơ lửng, trong, nhớt và màu vàng.
4/. Chụp bản :
- Khung lụa mới phải được rửa sạch bằng "nước rửa chén" rồi bằng nước vài lần rồi sấy (hay hong) khô. Khung cũ thì phải tẩy bằng chu trình : nước --> nước xà phòng (nước rửa chén) --> thuốc tím --> acid Ozalic --> nước. Có thể lập lại vài lần, hay ngâm trong soude 18 độ Be vài mươi phút rồi tầy rửa lại theo quy trình trên cho đến khi đạt yêu cầu là một mặt lụa (lưới) trắng tinh và đồng nhất. Hong khô.
- Tráng một lớp keo bắt sáng mỏng và đồng nhất lên mặt khung lụa (lưới) bằng một dải cao su (gọi là dao tráng keo) hay bằng chiếc thước đo độ bằng nhựa dẻo (nhà nghề hay dùng). Để ráo bớt trong bóng tối khoảng 5 phút rồi sấy bằng máy sấy tóc đến khi khô hẳn. Nhớ là tránh dùng tay "sờ thử" lên mặt keo, acid stearic trong mồ hôi tay sẽ làm hỏng mặt keo.
- Chụp :
a/. Phơi nắng : áp phim (hay bản in trên giấy calque) lên mặt keo, dùng một tấm kiếng (kính) áp vào và căng cho thật sát, rồi để mặt phim lên trên.
b/. Chụp đèn : Úp mặt kiếng lên khung gỗ, xuống một (hoặc 2,3) bóng huỳnh quang đặt trên bàn, bóng đèn cách mặt bản in chừng 15 - 20 Cm. Tuỳ theo diện tích bản lưới mà ta bố trí đèn huỳnh quang, thướng là 120W / mét vuông bản lưới (3 bóng 1m20). Thời gian bắt sáng của cả hai phương án, với loại keo chế biến đúng cách đều khoảng 1 đến 2 phút. Nhà nghề thì chỉ dùng 1 bóng hùynh quang tử ngoại 20W cho 1 mét vuông bản lưới. Khi thao tác dưới đèn tử ngoại thì nhớ đeo kính, mặc quần áo dầy, nếu không sẽ bị đỏ mắt như đau mắt hàn và rộp da đấy.
- Sau khi chụp thì tắt đèn hoặc lấy giấy đen phủ trên mặt bản, để nguội rồi mới rửa dưới vòi nước chảy hoặc phun mạnh dòng nước lên bản chụp. Nếu đường in (phần không bắt sáng) khó tan thì có thể dùng bông gòn chà sát nhẹ cho đến khi có bản in (bản lụa) chi tiết và sắc nét.
- Để bản in (bản lụa) hơi ráo rồi xịt rửa lại một lần cuối. Phơi hay sấy cho bản in (bản lụa) khô hẳn.
5/. Sửa bản :
- Bản lưới đặt lên bàn chụp, mở đèn vừa phải rồi dùng một thanh tre gọt nhọn, chấm vào keo bắt sáng, tỉ mỉ chấm sửa những nét bị đứt gẫy trên mặt bản keo. Sau cùng là phơi khô, kiểm tra lại mặt lụa.
- Dùng keo dán mỏng loại to bản (keo dán thùng hàng) dán quanh mép khung để mực không dây, rỉ chảy ra ngoài khi in.
6/. In lưới :
- Trên một bàn "nghề" có sẵn bản lề đặc chủng, gá khung lưới vào, móc dây treo khung. Nếu không có bàn nghề thì dùng hai bản lề cỡ vừa để bắt khung vào bàn tự chế. Dùng dây thun cao su để treo khung với góc 35 --> 45 độ so với mặt bàn.
- Đổ mực in vừa phải vào phần góc nghiêng của khung lưới.
- In thử : "dao in" là một tép gỗ có gắn một dải cao su, ta gạt mực lên mặt khung lưới cho mực thấm qua phần hở của mặt lưới xuống mặt giấy. Ta dùng giấy thử (thường là giấy báo, có độ thấm cao) để in thử vài lần nhằm xác định độ đặc của mực. In thử lần cuối cùng trên giấy trắng thực tế, xem xét kỹ xem bản in ra đạt yêu cầu hay không. Nếu có chỗ chưa đạt thì "hốt" mực, rửa bản in kỹ bằng nước (hoặc dầu hôi --> nước) rồi tiến hành sửa bản đến khi đạt.
- In thành phẩm : Trên mặt bàn, dùng các phím nhỏ bằng phim phổi + băng keo để tạo thành các chỗ định vị, gọi là "làm tắc kê". Đặt miếng bản mạch vào đúng chỗ định vị, áp khung xuống rồi kéo dao in. Mực in sẽ tạo một mặt in lên mặt đồng. Sau đó là chờ khô rồi làm các khâu ăn mòn, mạ lỗ, phủ xanh v.v...
Vài thông tin "nhà nghề", mong là giúp ích được cho các anh chị và các bạn.
Lan Hương
(Còn tiếp : Mực in, chất ăn mòn và mực phủ xanh .v.v...)
Mình đang tập làm lưới in theo cách của Lan Hương nhưng đang khó là mua keo PVA217, chất bắt sáng, thuốcc tím, axits chanh toàn bằng chất bột khô thôi, Lan hương có thể chỉ cho mình cách thức pha chế thành dạng dung dịch không? (minhg sợ cho nhiều nước quá thì không đạt)
Comment
-
Làm mạch in bằng in lưới rất phổ biến nhưng phù hợp với sản xuất số lượng lớn thôi, nếu làm đơn lẻ thì cũng mất nhiều công, bây giờ người ta thường dùng: mực cảm quang phủ lên board đồng ---> đem chụp phim ---> rửa mực để hiện hình đường mạch ---> rồi đi ăn mòn luôn. Làm như vậy đơn giản hơn rất nhiều.
Comment
-
Nguyên văn bởi darkness1982 Xem bài viếtLàm mạch in bằng in lưới rất phổ biến nhưng phù hợp với sản xuất số lượng lớn thôi, nếu làm đơn lẻ thì cũng mất nhiều công, bây giờ người ta thường dùng: mực cảm quang phủ lên board đồng ---> đem chụp phim ---> rửa mực để hiện hình đường mạch ---> rồi đi ăn mòn luôn. Làm như vậy đơn giản hơn rất nhiều.
Công ty TNHH Kỹ thuật & Dịch vụ GTH
- Cung cấp mực cảm quang chuyên dụng để làm mạch in
- Cung cấp các board đồng đã phủ sẵn mực cảm quang
- Sản xuất mạch in PCB 1 mặt với giá cả hợp lý. Lấy mạch sau 2 ngày & nhận đặt hàng qua email.
Liên hệ
- Addr: Gác 3 - Số 46 Hàng Chuối - Hà Nội
- Phone: 0904.253.568
- Email: gth.company@gmail.com
Comment
-
Các bác có biết là công nghệ làm mạch in hàng loạt bằng phương pháp in lưới đã không còn dùng ở các quốc gia khác, kể cả trung Quốc.
Muốn làm số lượng nhỏ nên dùng muc cảm quang là tốt nhất.
Công ty TNHH Kỹ thuật & Dịch vụ GTH
- Cung cấp mực cảm quang chuyên dụng để làm mạch in
- Cung cấp các board đồng đã phủ sẵn mực cảm quang
- Sản xuất mạch in PCB 1 mặt với giá cả hợp lý. Lấy mạch sau 2 ngày & nhận đặt hàng qua email.
Liên hệ
- Addr: Gác 3 - Số 46 Hàng Chuối - Hà Nội
- Phone: 0904.253.568
- Email: gth.company@gmail.com
Comment
-
Hồi trước em cũng làm mạch bằng in lụa rùi, oải lắm. Chỉ khi nào làm 5-6 mạch cùng loại thì mới làm bằng cách này thôi chứ làm mỗi 1-2 mạch thì... làm bằng bàn là rồi lấy bút viết trên kính tô tô vẽ vẽ, nếu mạch đường bé quá thì... đi đặt ở ngoài... hihi
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi nhathung1101Với servo Yaskawa thì dùng phần mềm Wide field 3. Dùng được hay không thì động não đi....
-
Channel: Điện tử công nghiệp
Hôm qua, 00:35 -
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi nguyendinhvanBạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...-
Channel: Hỗ trợ học tập
19-11-2024, 22:44 -
Comment