Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm mạch in tại gia

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi longtong Xem bài viết
    em thấy bác hvh nói dùng bút viết lên kính chịu được FeCL3, cho em hỏi dùng bút này để vẽ trực tiếp lên miếng đồng, khỏi phải in rồi là. vậy có được không hả các bác????????????
    Tớ dùng loại bút này để vẽ thẳng lên miếng đồng. Nó có nhiều cỡ ngòi từ rất nhỏ như 0.5mm cho đến lớn tới 5mm . Vẽ lộn thì dùng cồn mà chùi đi.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Permanent_marker

    Khi xong thì dùng đồ chùi xong chà ra hoặc dùng cồn mà lau nó ra.

    Mấy bác muốn làm cho đều thì dùng cái bơm hơi hồ cá mà làm cho nó xủi bọt lên rồi để bo nằm úp lên trên mặt dung dịch FeCl3.

    Comment


    • Phương pháp ủi mạch có nhiều hạn chế :
      _ In lên giấy đề can : ở tp HCM thì có thể, ở các tỉnh vùng quê không ai dám in cho mình .
      _ Khi các mạch điện phức tạp hơn, đường mạch nhỏ hơn thì mạch khi ngâm sẽ bị đứt rất nhiều, tốn rất nhiều thời gian để sửa chửa !
      Nếu yêu thích điện tử, các bạn hãy học in lụa ! In lụa để làm mạch điện tử thôi nên rất đơn giản. Bạn chỉ cần tìm hiểu 4 thứ : chọn khung lụa, pha chất cảm quang, pha mực để in (mực offset + sơn Bạch Tuyết), tẩy chất cảm quang ( để lấy khung lụa làm mạch khác).
      Cho dù mạch đơn giản hay phức tạp, bạn chỉ cần khoãng 1 giờ là xong , chi phí dưới 100 ngàn , sử dụng được nhiều lần , loại máy in nào cũng cũng làm được !

      Comment


      • chỉ có dưới 100 ngàn thôi à nghe hấp dẫn quá, bạn bình có kinh nghiệm thì bày cho anh em chút kinh nghiệm về in lụa đi, mình ở hà nội, cũng thích in lụa lắm.
        ví dụ như:
        - bạn mua khung lụa loại nào, mua ở đâu, giá cả bao nhiêu.
        - mua chất cảm quang ở đâu, mua giấy can (để chụp bản lụa) ở đâu, giá cả thế nào, mua đèn cực tím loại nào và bao tiền
        - mua mực in + sơn bạch tuyết ở đâu...
        mình thấy một số bạn đã làm rồi nhưng hình như không thành công. ở mục này.

        còn mình thì có một chút kinh nghiệm làm mạch ủi. nói chung là in vào giấy a4 cũng được, dùng bàn là là mặt tấm đồng thật nóng trước rồi áp tấm giấy a4 vào là tiếp chỉ một lúc là được, mang đi rửa cũng không cần cọ hết giấy vì dễ bong mạch, lúc này mà có chất gì bỏ vào ăn giã giấy ra thì tốt, mang ngâm FeCl là được thôi mà,
        chỉ có điều khoan lỗ là khó nhất. mình đã mua cái khoan 70 ngàn(chỉ có mô tơ đã có cái đầu kẹp mũi khoan) ở chợ giời về nắp mũi khoan vào bật công tắt thì mũi khoan ngoáy như chong chóng, đồ tầu giẻ tiền nên định tâm rất kém, cả cái chấu kẹp bằng nhựa cũng đủ biết chẳng ra sao, tiếc của giời cố khoan làm tung cả mạch ra. mình nghĩ không nên mua cái khoan loại này về làm chi cho phí tiền.

        Comment


        • trước hết cảm ơn anh Hòa đã mở box này và đồng cám ơn tất cả các anh, chị ( chị LanHuong). đã chia sẽ những khinh nghiệm làm mạch in. từ chiều giời em đọc và rút ra rất nhiều bài học quí báo mà em chưa có dịp trãi nghiệm thưc tế. em thấy phương pháp ủi có lẻ phù hợp với sv mới tập tành làm mạch như em.mà em nghĩ pp in lụa sẽ chất lượng hơn nhưng em còn mơ hồ về nó quá, các anh chị nào có khinh nghiệm có thể viết một bài hướng dẫn cụ thể hơn không? có thêm hình ảnh minh họa cho dể hiểu một tí. vì pp này rất hay. cám ơn tất cả rất nhiều!

          ĐƯỜNG ĐI KHÓ,
          KHÔNG KHÓ VÌ NGĂN SÔNG CÁCH NÚI
          MÀ CHỈ SỢ LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG !

          Comment


          • Ừ ! mình sẽ nói cho các bạn kinh nghiệm in lụa của mình. Nó rất đơn giản vì chỉ là in lên board đồng rồi rửa đi sau khi ngâm Fe3cl, nên các kỷ thuật phức tạp của in lụa có thể bỏ qua. Tuy nhiên, với cách này bạn có thể tự tin làm được mọi mạch điện mà bạn thiết kế ra !
            1. Mua khung lụa : (mọi thứ đều có thể mua ở cửa hàng hoá chất chuyên về in lụa )
            _Mua khung lụa người ta làm sẳn theo kích thước vừa đủ sử dụng , lụa màu vàng hay trắng đều được, số của lụa là 140 (mình sử dụng loại này ) hoặc 180. “Số của lụa” là số sợi dệt trên 1 Cm, số càng lớn thì lụa càng mịn nhưng cũng dể bị bít lưới .
            Ở Vĩnh Long, mình mua “ khung lụa bằng gổ 20x30 Cm, màu vàng, số 140” giá 42 ngàn đồng .
            2. Pha chất cảm quang :
            Mua các hoá chất sau : keo PVA 205 (100gr), keo PVA 217 (100gr), Bi cháy (tiếng lóng của người bán hoá chất, tên khoa học là : bicromate (NH4)2C2O7 ) (50gr). Bicromate phải bảo quản trong bóng tối.
            Chất cảm quang phải pha chế thành hai phần riêng :keo và chất cảm quang, khi sử dụng mới trộn vào nhau và không để lâu quá 12 giờ. Keo PVA là chất bột nên phải nấu với nước cho loãng ra mới sử dụng được.
            +Nấu keo PVA : 10gr Keo PVA205 + 10 gr keo PVA 217 + 100ml nước sạch . Cho tất cả 3 thứ vào một lon sửa bò, đặt lon sửa bò vào một cái nồi nhỏ có một ít nước (gọi là nấu cách thuỷ , để hạn chế nhiệt độ dưới 70 độ C) .Có thể nấu bằng bếp dầu hoặc bếp gas. Thời gian nấu khoãng 15 phút, trong khi nấu phải quấy thật đều tay , và canh lửa thật nhỏ. Nhiệt độ không phải là quan trọng , miển sao không quá 80 độ C sẽ làm khét keo. Nấu đến khi nào keo chảy đều ra như lòng trắng trứng vịt là được. Chú ý không cho bụi rớt vào keo( nếu có thì lọc lại thôi !) Keo sau khi nấu , để nguội loại bỏ lớp màng bên trên rồi vô chai nhựa để dành sử dụng .
            Hiện tại bạn đã có ” keo đã nấu “ và chất cảm quang “bicromate” , pha hai chất này theo tỉ lệ : hai muỗng canh “keo đã nấu” và nửa muỗng cà phê “ bicromate” là bạn đã có “dung dịch cảm quang “. Tỉ lệ không cần chính xác , đúng kỷ thuật là 5% “bicromate”. Dung dịch cảm quang này phải để trong tối, pha vừa đủ sử dụng do không để lâu được .
            3. Tráng dung dịch cảm quang lên khung lụa : môi trường có ánh sáng thật yếu (đủ sáng để làm việc chứ không phải tối đen !)
            _ Khung lụa mới mua, rửa qua xà bông, sấy khô (bằng máy sấy tóc, mình quên tính luôn tiền máy sấy tóc, khoãng 70 ngàn đồng ! ).
            _ Đổ một ít dung dich cảm quang lên khung lụa, dùng một miếng nhựa giống như cái thẻ ATM để trãi đều dung dịch cảm quang ra ở hai mặt lụa . Chú ý , trãi thật đều và mõng, gạt bỏ phần dung dịch thừa. Sấy khô bằng máy sấy ( không để nhiệt độ cao quá), sau đó cất vào chổ tối.
            _ Mạch điện ( vẽ bằng Orcad ) ghi thêm vài chữ để dể phân biệt phải hay trái. Dùng máy in nào cũng được , in lên loại “giấy bóng mờ” khổ A4 , nhà sách hay bán . Loại giấy này giống như giấy A4 thông thường sau khi đem nhúng vào dầu, độ trong suốt vừa đủ. Nếu in bằng máy in phun, bạn kẹp chung với một tờ A4 thông thường vì loại giấy này hơi mõng, chỉ được in ở tâm của trang giấy và mạch nằm theo chiều dọc để hạn chế bị lem mực . In xong , sơn phủ lên một lớp sơn bóng trong suốt để bảo vệ .
            4. Làm chế bản lụa ( loại bỏ keo cảm quang ở nơi cần thiết trên khung lụa để cho mực xuyên qua khi in theo nguyên lý : keo cảm quang trên lụa bị “chết “ khi gặp ánh sáng ) , môi trường có ánh sáng yếu như trên.
            _ Dùng một tấm kiếng dày 4 ly đặt trên bốn chân của một cái ghế lật ngược ( họăc kê lên cái gì đó tương tự… ), ( mình dùng một cái hồ cá rồi lật ngược lên, cho hai cái bóng compac chữ U 11w vào trong )
            _ Đặt mạch điện đã in lên trên tấm kính, chú ý chiều của mạch điện bằng cách xem chữ xuôi hay ngược,
            _Đặt khung lụa lên trên sao cho mặt lụa ép sát mặt kính , mạch điện nằm gọn ở phía dưới khung lụa .
            _Đặt chồng lên mặt lụa một lớp xốp màu đen để hạn chế ánh sáng phản xạ . Loại xốp này dùng cho các bé cắt thủ công, mua ở nhà sách, hoặc loại tương tự.
            _Cuối cùng đè lên bằng một miếng gổ phẵng và ba cục gạch để cho mặt lụa ép sát vào mạch điện .
            _Đặt hai bóng đèn compac chữ U 11w (đèn tiết kiệm điện thông thường, không phải đèn UV ) bên đưới tấm kính để chiếu lên khung lụa , thời gian chiếu sáng khoãng 15 phút ( tuỳ theo kinh nghiệm nữa, sao cho keo cảm quang đổi màu và không bị tan khi rữa trong nước )
            _Rửa khung lụa (để làm trôi keo ở nơi bị các đường mạch cản không cho ánh sáng xuyên qua ), cũng làm nơi có ánh sáng yếu. Xối nước nhẹ , đều trên hai mặt lụa cho chất keo (nơi không bắt sáng) tan đi. Khi nào thấy hiện rõ các đường mạch thì thôi , đem vào sấy khô.
            5. Pha mực : mua hộp mực in offset nhỏ (màu nào cũng được , không quan trọng, nói hộp mực in lụa là nơi bán biết liền ). Mình mua hộp mực nội màu xanh hiệu Tân Bình , giá 9 ngàn đồng . Còn sơn dầu thì chọn màu trắng , hiệu nào cũng được ( không nhất thiết là Bạch Tuyết , giá 13 ngàn đồng ) . Sơn dầu chỉ để pha loãng mực , giúp mực bám tốt trên kim loại nên có thể thêm vào mực khoãng 10 % đến 20%.

            Mua thêm con dao gạt mực 20 ngàn đồng nửa là in được rồi !
            6. Tẩy chất cảm quang để sử dụng khung lụa làm mạch khác:
            _ Khi in xong phải rửa sạch mực ngay bằng xăng 92
            _Để tẩy chất cảm quang : thoa đều thuốc tím lên mặt lụa . để yên 5 phút. Tẩy tiếp bằng axit Oxalic ( dùng bàn chảy đánh răng để chà ), rửa lại bằng xà bông. Có thể phải lập lại quy trình trên đến khi sạch chất cảm quang .
            Chú ý : chỉ dùng kính bằng thuỷ tinh, không dùng bóng đèn dây tóc, không dùng ánh sáng mặt trời ! Bạn nên vào trang “kythuatin” để xem tận mắt các anh bên đó in lụa là sẽ thấy tự tin liền.

            Comment


            • Tìm mua giấy thuốc

              Có bạn nào ở TP.HCM biết chỗ nào bán giấy thuốc để làm mạch in không? Chỉ mình với. Chỗ Lam Sơn nó cậy thế độc quyền bán mắc quá, 1 tờ giấy trắng mà tới 1.500đ. Mà phải công nhân giấy này hiếm thiệt. Đi kiếm khắp Sài Gòn mà chẳng tìm ra.

              Comment


              • Ac, in lụa quả là phức tạp, đọc xong thì chỉ mới hình dung sơ sơ à.

                Comment


                • Nguyên văn bởi Binhvl Xem bài viết
                  Ừ ! mình sẽ nói cho các bạn kinh nghiệm in lụa của mình. Nó rất đơn giản vì chỉ là in lên board đồng rồi rửa đi sau khi ngâm Fe3cl, nên các kỷ thuật phức tạp của in lụa có thể bỏ qua. Tuy nhiên, với cách này bạn có thể tự tin làm được mọi mạch điện mà bạn thiết kế ra !
                  1. Mua khung lụa : (mọi thứ đều có thể mua ở cửa hàng hoá chất chuyên về in lụa )
                  _Mua khung lụa người ta làm sẳn theo kích thước vừa đủ sử dụng , lụa màu vàng hay trắng đều được, số của lụa là 140 (mình sử dụng loại này ) hoặc 180. “Số của lụa” là số sợi dệt trên 1 Cm, số càng lớn thì lụa càng mịn nhưng cũng dể bị bít lưới .
                  Ở Vĩnh Long, mình mua “ khung lụa bằng gổ 20x30 Cm, màu vàng, số 140” giá 42 ngàn đồng .
                  2. Pha chất cảm quang :
                  Mua các hoá chất sau : keo PVA 205 (100gr), keo PVA 217 (100gr), Bi cháy (tiếng lóng của người bán hoá chất, tên khoa học là : bicromate (NH4)2C2O7 ) (50gr). Bicromate phải bảo quản trong bóng tối.
                  Chất cảm quang phải pha chế thành hai phần riêng :keo và chất cảm quang, khi sử dụng mới trộn vào nhau và không để lâu quá 12 giờ. Keo PVA là chất bột nên phải nấu với nước cho loãng ra mới sử dụng được.
                  +Nấu keo PVA : 10gr Keo PVA205 + 10 gr keo PVA 217 + 100ml nước sạch . Cho tất cả 3 thứ vào một lon sửa bò, đặt lon sửa bò vào một cái nồi nhỏ có một ít nước (gọi là nấu cách thuỷ , để hạn chế nhiệt độ dưới 70 độ C) .Có thể nấu bằng bếp dầu hoặc bếp gas. Thời gian nấu khoãng 15 phút, trong khi nấu phải quấy thật đều tay , và canh lửa thật nhỏ. Nhiệt độ không phải là quan trọng , miển sao không quá 80 độ C sẽ làm khét keo. Nấu đến khi nào keo chảy đều ra như lòng trắng trứng vịt là được. Chú ý không cho bụi rớt vào keo( nếu có thì lọc lại thôi !) Keo sau khi nấu , để nguội loại bỏ lớp màng bên trên rồi vô chai nhựa để dành sử dụng .
                  Hiện tại bạn đã có ” keo đã nấu “ và chất cảm quang “bicromate” , pha hai chất này theo tỉ lệ : hai muỗng canh “keo đã nấu” và nửa muỗng cà phê “ bicromate” là bạn đã có “dung dịch cảm quang “. Tỉ lệ không cần chính xác , đúng kỷ thuật là 5% “bicromate”. Dung dịch cảm quang này phải để trong tối, pha vừa đủ sử dụng do không để lâu được .
                  3. Tráng dung dịch cảm quang lên khung lụa : môi trường có ánh sáng thật yếu (đủ sáng để làm việc chứ không phải tối đen !)
                  _ Khung lụa mới mua, rửa qua xà bông, sấy khô (bằng máy sấy tóc, mình quên tính luôn tiền máy sấy tóc, khoãng 70 ngàn đồng ! ).
                  _ Đổ một ít dung dich cảm quang lên khung lụa, dùng một miếng nhựa giống như cái thẻ ATM để trãi đều dung dịch cảm quang ra ở hai mặt lụa . Chú ý , trãi thật đều và mõng, gạt bỏ phần dung dịch thừa. Sấy khô bằng máy sấy ( không để nhiệt độ cao quá), sau đó cất vào chổ tối.
                  _ Mạch điện ( vẽ bằng Orcad ) ghi thêm vài chữ để dể phân biệt phải hay trái. Dùng máy in nào cũng được , in lên loại “giấy bóng mờ” khổ A4 , nhà sách hay bán . Loại giấy này giống như giấy A4 thông thường sau khi đem nhúng vào dầu, độ trong suốt vừa đủ. Nếu in bằng máy in phun, bạn kẹp chung với một tờ A4 thông thường vì loại giấy này hơi mõng, chỉ được in ở tâm của trang giấy và mạch nằm theo chiều dọc để hạn chế bị lem mực . In xong , sơn phủ lên một lớp sơn bóng trong suốt để bảo vệ .
                  4. Làm chế bản lụa ( loại bỏ keo cảm quang ở nơi cần thiết trên khung lụa để cho mực xuyên qua khi in theo nguyên lý : keo cảm quang trên lụa bị “chết “ khi gặp ánh sáng ) , môi trường có ánh sáng yếu như trên.
                  _ Dùng một tấm kiếng dày 4 ly đặt trên bốn chân của một cái ghế lật ngược ( họăc kê lên cái gì đó tương tự… ), ( mình dùng một cái hồ cá rồi lật ngược lên, cho hai cái bóng compac chữ U 11w vào trong )
                  _ Đặt mạch điện đã in lên trên tấm kính, chú ý chiều của mạch điện bằng cách xem chữ xuôi hay ngược,
                  _Đặt khung lụa lên trên sao cho mặt lụa ép sát mặt kính , mạch điện nằm gọn ở phía dưới khung lụa .
                  _Đặt chồng lên mặt lụa một lớp xốp màu đen để hạn chế ánh sáng phản xạ . Loại xốp này dùng cho các bé cắt thủ công, mua ở nhà sách, hoặc loại tương tự.
                  _Cuối cùng đè lên bằng một miếng gổ phẵng và ba cục gạch để cho mặt lụa ép sát vào mạch điện .
                  _Đặt hai bóng đèn compac chữ U 11w (đèn tiết kiệm điện thông thường, không phải đèn UV ) bên đưới tấm kính để chiếu lên khung lụa , thời gian chiếu sáng khoãng 15 phút ( tuỳ theo kinh nghiệm nữa, sao cho keo cảm quang đổi màu và không bị tan khi rữa trong nước )
                  _Rửa khung lụa (để làm trôi keo ở nơi bị các đường mạch cản không cho ánh sáng xuyên qua ), cũng làm nơi có ánh sáng yếu. Xối nước nhẹ , đều trên hai mặt lụa cho chất keo (nơi không bắt sáng) tan đi. Khi nào thấy hiện rõ các đường mạch thì thôi , đem vào sấy khô.
                  5. Pha mực : mua hộp mực in offset nhỏ (màu nào cũng được , không quan trọng, nói hộp mực in lụa là nơi bán biết liền ). Mình mua hộp mực nội màu xanh hiệu Tân Bình , giá 9 ngàn đồng . Còn sơn dầu thì chọn màu trắng , hiệu nào cũng được ( không nhất thiết là Bạch Tuyết , giá 13 ngàn đồng ) . Sơn dầu chỉ để pha loãng mực , giúp mực bám tốt trên kim loại nên có thể thêm vào mực khoãng 10 % đến 20%.

                  Mua thêm con dao gạt mực 20 ngàn đồng nửa là in được rồi !
                  6. Tẩy chất cảm quang để sử dụng khung lụa làm mạch khác:
                  _ Khi in xong phải rửa sạch mực ngay bằng xăng 92
                  _Để tẩy chất cảm quang : thoa đều thuốc tím lên mặt lụa . để yên 5 phút. Tẩy tiếp bằng axit Oxalic ( dùng bàn chảy đánh răng để chà ), rửa lại bằng xà bông. Có thể phải lập lại quy trình trên đến khi sạch chất cảm quang .
                  Chú ý : chỉ dùng kính bằng thuỷ tinh, không dùng bóng đèn dây tóc, không dùng ánh sáng mặt trời ! Bạn nên vào trang “kythuatin” để xem tận mắt các anh bên đó in lụa là sẽ thấy tự tin liền.
                  anh Binhvl có phải anh ở Vĩnh Long ko ạ. em cũng ở VL nè ,em là sinh viên. em chỉ mới làm mạch bằng phuơng pháp ủi thấy cũng đạt. nhưng thấy những mạch làm bằng pp kéo lụa thì quả thật tuyệt hơn ,em rất muốn làm mạch bằng phương pháp in lụa , anh có thể cho em địa chỉ mua nhũng dụng cụ trên không ? không biết anh ở chổ nào em có thể gặp anh để biết thêm được không?
                  em cám ơn anh rất nhiều!!

                  ĐƯỜNG ĐI KHÓ,
                  KHÔNG KHÓ VÌ NGĂN SÔNG CÁCH NÚI
                  MÀ CHỈ SỢ LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG !

                  Comment


                  • -hic, mình vừa làm thực nghiệm thử xem in lụa thế nào, nhưng mình nghĩ cách in lụa này không hay lắm vì khi tẩy mực in trên khung lụa bằng xăng thì mực in rất khó đi, chưa kể nó dính vào tay khó rửa lắm( vì phải tẩy bằng xăng nên phải dùng tay tẩm xăng vào dẻ rồi lại dùng tay rửa khung , nên mực dính luôn vào tay, không những thế mực offset không tẩy được hoàn toàn trên khung lụa) chưa kể những lần đầu làm bản chụp phải làm đi làm lại nhiều lần mới có kinh nghiệm. đầu tư tất cả một bộ in lụa: khung lụa(90k) , keo ,chất tẩy(20k), dao gạt mực(30k),thuốc tím, mực offset(45k), sơn dầu(10k) .... mất 245k mà không được.

                    -mình nghĩ cũng vẫn từng từng đấy tiền có lẽ các bạn nên thử nghiệm với kỹ thuật in uv thì tốt hơn. in uv không dính đến mực offset không dính đến xăng nên sạch sẽ hơn. mình cũng vẫn chỉ mới đọc thôi, chưa thử cái này. mình có hỏi keo xanh ulano, thay cho keo pva để quét lên bo đồng là 400k/1kg (hàng hòm hà nội). nhưng cũng không chắc là nó có cho kết quả khi chiếu uv hay không. còn bóng uv thì chưa biết chỗ nào ở hà nội có bán.

                    Comment


                    • Các bác cho em hỏi h máy in mua chỗ nào giá hợp lý với SV ạh
                      Với cả máy in nào dùng để in giấy in mạch ?
                      Em mới vào nghề mong cả nhà giúp đỡ
                      thanks

                      Comment


                      • Ai biết cách phủ xanh mạch đồng chỉ cho em biết với.
                        Phone No: 0989.437.312
                        Email:
                        Live in: Ha noi

                        Comment


                        • giúp em đi mọi người ơi đang cần gấp lắm rồi

                          Comment


                          • máy in laser ...

                            Nguyên văn bởi dtvn988 Xem bài viết
                            Các bác cho em hỏi h máy in mua chỗ nào giá hợp lý với SV ạh
                            Với cả máy in nào dùng để in giấy in mạch ?
                            Em mới vào nghề mong cả nhà giúp đỡ
                            thanks
                            Nếu muốn mua giá rẻ mà dùng "được" thì tìm 4L hay 5L, miễn còn khá thì dùng tốt hơn cả các máy in laser hiện đại sau này cơ.

                            Hà Nội thì đến Lý Thường Kiệt (khu máy tính, 49 - 51 Lý Thường Kiệt). TP HCM thì qua Nguyễn Cư Trinh hoặc Bùi Thị Xuân Q.1.

                            Chúc may mắn.

                            Lan Hương.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi stone_fman Xem bài viết
                              haha...những tưởng bác CDK rất rành về máy bay mô hình thôi chứ!.Hôm nào em ra PMH anh cho e đập vài phát nha!
                              Bác stone_fman là bác nào nhỉ... lâu lâu mới lên dtvn nên giờ mới thấy bác... Em giờ cũng nghỉ chơi máy bay luôn rồi... bận quá hà!
                              Duy Anh

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi loveelectron Xem bài viết
                                Ai biết cách phủ xanh mạch đồng chỉ cho em biết với.
                                Mời bạn xem nhé http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=6688

                                PT.
                                Núi cao bởi có đất bồi
                                Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                                Muôn dòng sông đổ biển sâu
                                Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phamthaihoa Tìm hiểu thêm về phamthaihoa

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X