Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phân biệt Diode Rectifiers và Schottky?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phân biệt Diode Rectifiers và Schottky?

    Tôi đang thiết kế một mạch cầu H sử dụng chip IR2184 để lái MOSFET. Theo một số tài liệu và internet, diode bootstrap trong mạch yêu cầu loại diode có thời gian phục hồi nhanh. Một số loại thường dùng như 1N493x, FR101-FR107, MUR120, UF4001-UF4007, ES1A-ES1G... Trong datasheet của các linh kiện này đều có thông số thời gian phục hồi Trr<=150ns.
    Khi tôi đi mua linh kiện, các cửa hàng linh kiện đều không biết các loại diode Rectifiers này, họ nói chỉ có các loại diode Schottky như 1N4148, 1N5819 mà họ gọi thường là diode xung, và "chắc là" có thể thay thế loại tôi cần. Tôi đã dùng thử 1N5819 và kết quả là một số MOSFET đã qua đời. Xem trong datasheet của các loại Diode Schottky thì tôi không thấy thông số Trr.
    Sau đó, tôi tìm được các diode FR101 và PRxxxx trong nguồn ATX, chúng có Trr = 150ns. Nhưng trên các diễn đàn thì mọi người cũng gọi các loại diode này là diode xung. ???

    Vậy có ai dành về các loại diode thì xin hãy giúp tôi phân biệt các loại diode này với! Chúng có thể sử dụng thay thế nhau được không? Rất nhiều MOSFET của tôi đã cháy!
    Mong nhận được giúp đỡ!
    thanks!

  • #2
    diode xung có dân chợ hiểu là xung tín hiệu, còn shottky thì hiểu là con 3 chân, bạn muốn chống chày mosfet do áp hồi tiếp thí dùng con 3005 ngoai NT nhiều, dòng nó to, áp to, time phuc hồi nhỏ
    TamPhieuLuuKy@yahoo.com
    092 2838 712 --->>

    Comment


    • #3
      Điện tử là ngành khoa học chính xác, cần căn cứ theo mã hiệu sản phẩm chứ không phải tên gọi dân gian "xung", "nhanh", "thường" ... được. Cả đi-ốt thường lẫn đi-ốt Xốt-ky đều dùng làm chỉnh lưu (rectify) và bảo vệ linh kiện khác được. Vấn đề là bảo vệ thế nào.
      • 1N400x là dòng đi-ốt "thường", tốc độ chuyển từ dẫn (đóng) sang cắt chậm nên thường dùng trong chỉnh lưu điện áp lưới 50/60 Hz. Nhưng tốc độ chuyển từ cắt sang dẫn khá nhanh, vì vậy vẫn được dùng để dập điện áp cao ở rơ-le, vẫn dùng ở phần snubber ở một số thiết kế nguồn xung. Tất nhiên 1N400x không phải đi-ốt Xốt-ky.
      • FR10x là dòng đi-ốt "nhanh", thường dùng ở phần snubber và chỉnh lưu đầu ra của nguồn xung. Cũng không phải đi-ốt Xốt-ky.
      • UF400x là dòng đi-ốt "cực nhanh", thường dùng ở phần snubber và chỉnh lưu đầu ra của nguồn xung tần số cao cỡ 100 KHz trở lên. Cũng không phải đi-ốt Xốt-ky.
      • Dòng PR là dòng trung gian, tốc độ cao hơn FR10x và thấp hơn UF400x nên có thể gọi là "rất nhanh".
      • Xốt-ky là loại đi-ốt tốc độ nhanh nhất , 1N5819 là điển hình của loại này.

      Nói chung tên gọi "nhanh", "rất nhanh", "cực nhanh" ... chỉ có ý nghĩa tương đối. Tương tự, đi mua hàng hỏi mua loại "xung" hay loại "thường" chỉ có ý nghĩa tương đối. Quan trọng là mã hiệu và nguồn hàng có đáng tin cậy hay không.


      Tại sao dùng 1N5819 để bảo vệ MOSFET lại cháy ? bởi vì chính 1N5819 cháy trước, vì nhiều nguyên nhân khác nhau
      • Khả năng lớn do điện áp ngược trên 40 V dẫn tới đánh thủng (chết đứt chứ không phải chết chập), tất nhiên sau khi đi-ốt bảo vệ bị đánh thủng thì MOSFET cũng ra đi theo. Cầu H mắc vào điện áp lưới sau chỉnh lưu thì đương nhiên 1N5819 tèo rồi.
      • Khả năng khác là quá dòng, 1N5819 chỉ chịu dòng trung bình 1A trong khi ở mạch cầu H cường độ dòng qua đi-ốt bảo vệ (lúc này đóng vai trò freewheeling diode) có thể rất lớn phụ thuộc vào tải.
      • Hoặc đơn giản là mua phải 1N5819 dỏm
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #4
        Mạch của bác này chết là do quá áp rồi. Bootstrap thì dòng nhỏ, cần tốc độ cao, chỉ cần xài FR107 là được, NT bán đầy khá rẻ mà. hình như 20k hay 30k cho 100 con gì đó, mua lâu rồi không nhớ. Vì áp ngược hơn 300VDC nên mấy con "nhanh" khác như 1n4148 hay 5819 đều không xài được.
        Để phân biệt schotky và thường, thì có thể dùng VOM số, áp rơi của schotky nhỏ hơn, cỡ 0.2V trở xuống. Còn diode xung như 107 thì áp tầm 1V.
        Sau này mua hàng bác cứ nói đúng tên là được. heheee
        EDA Engineer - Design on Demand
        Email:
        Web:

        Comment


        • #5
          Tôi ở Thái Nguyên. Có thể giúp tôi sử dụng tụ điện nào cho bootstrap ko? thanks mọi người!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi radio Xem bài viết
            Tôi đang thiết kế một mạch cầu H sử dụng chip IR2184 để lái MOSFET. Theo một số tài liệu và internet, diode bootstrap trong mạch yêu cầu loại diode có thời gian phục hồi nhanh. Một số loại thường dùng như 1N493x, FR101-FR107, MUR120, UF4001-UF4007, ES1A-ES1G... Trong datasheet của các linh kiện này đều có thông số thời gian phục hồi Trr<=150ns.
            Khi tôi đi mua linh kiện, các cửa hàng linh kiện đều không biết các loại diode Rectifiers này, họ nói chỉ có các loại diode Schottky như 1N4148, 1N5819 mà họ gọi thường là diode xung, và "chắc là" có thể thay thế loại tôi cần. Tôi đã dùng thử 1N5819 và kết quả là một số MOSFET đã qua đời. Xem trong datasheet của các loại Diode Schottky thì tôi không thấy thông số Trr.
            Sau đó, tôi tìm được các diode FR101 và PRxxxx trong nguồn ATX, chúng có Trr = 150ns. Nhưng trên các diễn đàn thì mọi người cũng gọi các loại diode này là diode xung. ???

            Vậy có ai dành về các loại diode thì xin hãy giúp tôi phân biệt các loại diode này với! Chúng có thể sử dụng thay thế nhau được không? Rất nhiều MOSFET của tôi đã cháy!
            Mong nhận được giúp đỡ!
            thanks!
            Diode Bootstrap 1N5819 của bạn ra đi là điều dễ hiểu, cho dù nó có nhanh đến 0nS thì vẫn chết.

            Click image for larger version

Name:	Diode.png
Views:	1
Size:	63.1 KB
ID:	1362196

            Ở mạch cầu hoặc nửa cầu thì điện áp chịu đựng của Diode Bootstrap phải lớn hơn 1.5 lần so với điện áp HVDC,
            vì MOSFET phía trên dẫn thì điện áp ngược HVDC đặt cả lên diode.

            Trong khi con bạn dùng thì điện áp chịu có mấy chục Volt.

            Kết luận : Do quá áp

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
              Diode Bootstrap 1N5819 của bạn ra đi là điều dễ hiểu, cho dù nó có nhanh đến 0nS thì vẫn chết.

              [ATTACH=CONFIG]45781[/ATTACH]

              Ở mạch cầu hoặc nửa cầu thì điện áp chịu đựng của Diode Bootstrap phải lớn hơn 1.5 lần so với điện áp HVDC,
              vì MOSFET phía trên dẫn thì điện áp ngược HVDC đặt cả lên diode.

              Trong khi con bạn dùng thì điện áp chịu có mấy chục Volt.

              Kết luận : Do quá áp
              Chính xác là do quá áp ngược. Khi diode chết rồi, áp kích không ổn định dẫn đến chết luôn Fet.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                Ở mạch cầu hoặc nửa cầu thì điện áp chịu đựng của Diode Bootstrap phải lớn hơn 1.5 lần so với điện áp HVDC,
                vì MOSFET phía trên dẫn thì điện áp ngược HVDC đặt cả lên diode.
                Bạn có thể giải thích rõ hơn không?

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi radio Xem bài viết
                  Bạn có thể giải thích rõ hơn không?
                  Khi khóa bán dẫn phía trên thông, điện áp HV được nối với điểm giữa cầu H.

                  Thông qua tụ điện C21 thì điện áp này đặt ngược lên diode bootstrap do nguồn 12V có chung mass với điện áp HVDC.

                  Diode phải chịu được lớn hơn 1.5 lần HV cho an toàn.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi DTTH Xem bài viết
                    Khi khóa bán dẫn phía trên thông, điện áp HV được nối với điểm giữa cầu H.

                    Thông qua tụ điện C21 thì điện áp này đặt ngược lên diode bootstrap do nguồn 12V có chung mass với điện áp HVDC.

                    Diode phải chịu được lớn hơn 1.5 lần HV cho an toàn.
                    Còn việc lựa chọn tụ điện C21 có cần quan tâm đến thông số điện áp của tụ điện đó không bạn?

                    Comment


                    • #11
                      Làm sao mình tính được giá trị áp ngược động cơ trả về???

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi tqk84 Xem bài viết
                        Còn việc lựa chọn tụ điện C21 có cần quan tâm đến thông số điện áp của tụ điện đó không bạn?
                        Nếu điện áp ngược của Diode đủ lớn thì tụ điện C21 của bạn chỉ cần chịu lớn hơn điện áp khối Driver (12V) là được.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi radio Xem bài viết
                          Làm sao mình tính được giá trị áp ngược động cơ trả về???
                          Khi bạn dùng tải cho cầu H là động cơ DC thì điện áp cảm ứng sinh ra luôn bị san phẳng bằng nguồn công suất do các MOSFET có diode ngược bên trong

                          Comment


                          • #14
                            Vậy khi điều khiển động cơ thì động cơ sinh ra những nhiễu gì tác động tới VDK, anh DTTH?

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                              Điện tử là ngành khoa học chính xác, cần căn cứ theo mã hiệu sản phẩm chứ không phải tên gọi dân gian "xung", "nhanh", "thường" ... được. Cả đi-ốt thường lẫn đi-ốt Xốt-ky đều dùng làm chỉnh lưu (rectify) và bảo vệ linh kiện khác được. Vấn đề là bảo vệ thế nào.
                              • 1N400x là dòng đi-ốt "thường", tốc độ chuyển từ dẫn (đóng) sang cắt chậm nên thường dùng trong chỉnh lưu điện áp lưới 50/60 Hz. Nhưng tốc độ chuyển từ cắt sang dẫn khá nhanh, vì vậy vẫn được dùng để dập điện áp cao ở rơ-le, vẫn dùng ở phần snubber ở một số thiết kế nguồn xung. Tất nhiên 1N400x không phải đi-ốt Xốt-ky.
                              • FR10x là dòng đi-ốt "nhanh", thường dùng ở phần snubber và chỉnh lưu đầu ra của nguồn xung. Cũng không phải đi-ốt Xốt-ky.
                              • UF400x là dòng đi-ốt "cực nhanh", thường dùng ở phần snubber và chỉnh lưu đầu ra của nguồn xung tần số cao cỡ 100 KHz trở lên. Cũng không phải đi-ốt Xốt-ky.
                              • Dòng PR là dòng trung gian, tốc độ cao hơn FR10x và thấp hơn UF400x nên có thể gọi là "rất nhanh".
                              • Xốt-ky là loại đi-ốt tốc độ nhanh nhất , 1N5819 là điển hình của loại này.

                              Nói chung tên gọi "nhanh", "rất nhanh", "cực nhanh" ... chỉ có ý nghĩa tương đối. Tương tự, đi mua hàng hỏi mua loại "xung" hay loại "thường" chỉ có ý nghĩa tương đối. Quan trọng là mã hiệu và nguồn hàng có đáng tin cậy hay không.


                              Tại sao dùng 1N5819 để bảo vệ MOSFET lại cháy ? bởi vì chính 1N5819 cháy trước, vì nhiều nguyên nhân khác nhau
                              • Khả năng lớn do điện áp ngược trên 40 V dẫn tới đánh thủng (chết đứt chứ không phải chết chập), tất nhiên sau khi đi-ốt bảo vệ bị đánh thủng thì MOSFET cũng ra đi theo. Cầu H mắc vào điện áp lưới sau chỉnh lưu thì đương nhiên 1N5819 tèo rồi.
                              • Khả năng khác là quá dòng, 1N5819 chỉ chịu dòng trung bình 1A trong khi ở mạch cầu H cường độ dòng qua đi-ốt bảo vệ (lúc này đóng vai trò freewheeling diode) có thể rất lớn phụ thuộc vào tải.
                              • Hoặc đơn giản là mua phải 1N5819 dỏm
                              Bây giờ mình mới tìm hiểu và đọc bài này thấy thật ý nghĩa. cảm ơn bạ rất nhiều.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              radio Tìm hiểu thêm về radio

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X