Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về 1 mạch Logic !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về 1 mạch Logic !

    Xin cho hỏi các anh mạch điện sau:

    Hai đầu vào A và B (B là công tắc phím bấm), một đầu ra Q
    Chu kỳ 1: A=0, B=0, Q=0
    Chu kỳ 2: A=0, B=1, Q=0 (nhỡ tay ấn B xuống 1 -đầu ra không đổi)
    Chu kỳ 3: A=0, B=0, Q=0 (nhả ra - vẫn vậy)
    Chu kỳ 4: A=1, B=0, Q=1 (set)
    Chu kỳ 5: A=1, B=1 Q=0, (nhấn xuống - reset)
    Chu kỳ 6: A=1, B=0 ,Q=0 (nhả ra- không thay đổi trạng thái)
    Chu kỳ 7: A=0, B=0, Q=O trở về ban đầu

    Phần mạch phím bấm tôi đã hiểu dùng 1OR+1RSFF để không thay đổi đầu ra trong các lần bấm kế tiếp, nhưng kết hợp với 1 đầu vào nữa để đạt mục đích trên thì nghĩ mãi chưa ra,
    Anh nào rành xin cho chỉ giáo !! thank very much!!!

  • #2
    bạn để ý thấy rằng Q chỉ bằng 1 khi A=1 và B=0 thế thì cổng A thêm con NOT rồi đầu ra của cổng NOT sẽ NOR với cổng B. thế là xong nếu như phím của bạn là phím bấm giữ( nhấn và giữ lại như công tắc đèn đó) nếu là phím nhấn thả thì thêm con FFLT (cạnh trước 0->1) là được.
    bạ xem thử xem có sai sot gì ko nha máy mình mới cài lại chưa có gì để kiểm tra.

    Comment


    • #3
      SaoBoy hông bỏ vào simulation chạy thử . Thời buổi này nhiều loại software để chạy thử lắm .

      Comment


      • #4
        ai ma ko biết cha tui đã bảo là máy mới cài lại win chưa kịp cài phần mền nên lấy đâu mà chạy

        Comment


        • #5
          Anh CuLu nhắc Boy chứ đâu có nhắc anh Trần đâu ! Cái vụ này Boy chưa làm lần nào, muốn thử cái nào là đưa vào bread board làm luôn. Anh Trần và CuLu có thể cho biết cái phần mềm nào đang thịnh hành để simulation? chỉ hộ Boy cách dùng với ???
          Riêng mạch trên vẽ mãi chưa ra, mất 2 đêm rùi mà có cái đến chu kì 6 thì được nhưng chu kì 7 là tịt.

          Comment


          • #6
            bạn post thử cái mạch bạn vẽ lên xem sao,biết đâu mọi người có thêm ý tưởng nào đó

            Comment


            • #7
              A ko phải là phiến bấm à? Thế A là ngõ vòa xung thôi à? Boy nói rõ hơn đi.

              Comment


              • #8
                mình giốt hay các bác viết khó hiểu nhi?
                Chẳng biết cái mạch này dùng để làm gì?

                Comment


                • #9
                  Chào các anh,
                  Cái mạch này định dùng cho hệ thống báo động, các phần khác thì mình đã làm tốt rồi, riêng phần này lúng túng mãi.
                  Đầu vào A lên mức 1 đóng mạch cho một loạt hệ thống báo động chạy, đồng thời nó cũng đóng cho 01 còi hụ. Khi đó người kiểm soát muốn dùng một công tắc loại phím bấm để reset chiếc còi này, vì lúc đó anh ta đã xác nhận tín hiệu báo động rồi (chỉ chiếc còi này thôi - hệ thống báo động đi theo ngả khác vẫn chạy). Phãi đảm bảo rằng:
                  Khi A=0, nếu lỡ tay bấm vào B còi không làm việc (tất nhiên bấm vào và nhả ra)-CHU KÝ 1+2+3
                  Khi A=1, bấm vào B tắt được còi (A vẫn=1 để các hệ thống khác vẫn chạy) CHU KỲ 4+5+6
                  Khi đã tắt được còi rồi, A vẫn đang =1 nếu bấm vào B còi vẫn tắt (giữ nguyên trạng thái)
                  Khi A đổi trạng thái về 0 (báo yên) phím bấm và còi trở vế trạng thái ban đầu để chờ.
                  A=0,B=0,CÒI=0 CHU KỲ 7

                  Comment


                  • #10
                    download proteus vễ chạy thử đi . Ở trong forum có đó .

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi boyboy Xem bài viết
                      Chào các anh,
                      Cái mạch này định dùng cho hệ thống báo động, các phần khác thì mình đã làm tốt rồi, riêng phần này lúng túng mãi.
                      Đầu vào A lên mức 1 đóng mạch cho một loạt hệ thống báo động chạy, đồng thời nó cũng đóng cho 01 còi hụ. Khi đó người kiểm soát muốn dùng một công tắc loại phím bấm để reset chiếc còi này, vì lúc đó anh ta đã xác nhận tín hiệu báo động rồi (chỉ chiếc còi này thôi - hệ thống báo động đi theo ngả khác vẫn chạy). Phãi đảm bảo rằng:
                      Khi A=0, nếu lỡ tay bấm vào B còi không làm việc (tất nhiên bấm vào và nhả ra)-CHU KÝ 1+2+3
                      Khi A=1, bấm vào B tắt được còi (A vẫn=1 để các hệ thống khác vẫn chạy) CHU KỲ 4+5+6
                      Khi đã tắt được còi rồi, A vẫn đang =1 nếu bấm vào B còi vẫn tắt (giữ nguyên trạng thái)
                      Khi A đổi trạng thái về 0 (báo yên) phím bấm và còi trở vế trạng thái ban đầu để chờ.
                      A=0,B=0,CÒI=0 CHU KỲ 7
                      vậy là A là công tắc nguồn chứ không phải chân thu tín hiệu báo động. B là công tắc tắt còi. một mạch rườm ra thế này mà sài logic thì sẽ không hiệu quả, mà lại khó cho việc tạo mạch in. theo mình là sài VĐK, vừa hiệu quả lại nhỏ gọn!

                      Comment


                      • #12
                        A không phải là công tắc nguồn, chính xác nó là đầu ra của các bộ thu thín hiệu báo động, đại loại khi bình thường nó có mức 0, khi báo động nó nhảy lên mức 1, mức 1 này đ/k một hệ thống báo động khác, đồng thời nó đóng cho 1 cái còi. Người vận hành khi biết có báo động thì bấm B (phím bấm nhả) tắt cái còi đi để xử lý (khi này A vẫn=1)
                        cái VDK mình chưa biết làm !!!!!!Thank!

                        Comment


                        • #13
                          mình có ý tưởng này, bạn xem có đc ko?
                          mình sài 1 con IC đếm. xung kick là chuyển từ 0 -> 1. Trong mạch của bạn thì A lên mức 1 nó sẽ ở yên đó, mà về 0 cũng được thì còi vẫn kêu. như vậy với 1 xung kích thì đầu ra sẽ có giá trị 1 tương ứng với còi kêu.
                          công tắc B được nối với chân RESET, khi bấm B thì bộ đếm lại về 0, còi sẽ tắt.
                          ý tưởng này đòi hỏi chân tín hiệu A phải ổn định không nhiễu, nếu không thì nó sẽ ảnh hưởng đến mạch.

                          Bạn thấy có đc ko?

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi boyboy Xem bài viết
                            -Đầu vào A,từ 0 lên mức 1 ,Q=1 --> hệ thống báo động chay và còi hụ.

                            -Khi đó người kiểm soát muốn dùng một công tắc loại phím bấm để reset chiếc còi này, vì lúc đó anh ta đã xác nhận tín hiệu báo động rồi (chỉ chiếc còi này thôi - hệ thống báo động đi theo ngả khác vẫn chạy). Phãi đảm bảo rằng:
                            Khi A=0, nếu lỡ tay bấm vào B còi không làm việc (tất nhiên bấm vào và nhả ra)-CHU KÝ 1+2+3
                            Khi A=1, bấm vào B tắt được còi (A vẫn=1 để các hệ thống khác vẫn chạy) CHU KỲ 4+5+6
                            Khi đã tắt được còi rồi, A vẫn đang =1 nếu bấm vào B còi vẫn tắt (giữ nguyên trạng thái)

                            -Khi A đổi trạng thái về 0 (báo yên) phím bấm và còi trở vế trạng thái ban đầu để chờ.
                            A=0,B=0,CÒI=0 CHU KỲ 7
                            Bạn BoyBoy xem thử mạch nầy ...
                            Mạch nầy còn có tụ reset để giữ cho Q=0 khi bật điện
                            Attached Files

                            Comment


                            • #15
                              Không được anh Nguyên và anh Thịnh ơi, chiều nay thử kỹ rùi không được, vì lối vào A trên sơ đồ là xung đồng hồ, trong thực tế nó phải là D, không biết có sự khác nhau gì ở đây mà không được?? Sai ở chu kỳ 6,7 ! vì R=0 (CỐ ĐỊNH D=1 S=0) Q=1 MẶC DÙ A đã chuyển từ 1về 0 hoặc ở chu kỳ 6 khi A=1 nhấn B xuống =1 (R=1) thì còi tắt Q=0 nhưng khi thả ra B=0 (R=0) thì còi lại kêu Q=1, ĐOẠN NÀY THEO MÌNH NGHĨ CHẮC PHẢI THÊM 1 MẠCH CÔNG TẮC BẤM 1 LẦN nữa thì có thể được.
                              Last edited by boyboy; 21-01-2008, 22:07.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              boyboy Tìm hiểu thêm về boyboy

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X