Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
PenIV-3.0GHz, ATMEGA8-16MHz... Vậy tại sao cần có một bộ tạo xung nhịp?
Các bác đừng cười em nhé!
Tôi thử trả lời câu hỏi khó của bạn.
Trong số các phần tử logic, có các phần tử logic tuần tự, mà hoạt động của chúng đòi hỏi một ngõ vào clock (xung nhịp). Các vi xử lý, vi điều khiển sử dụng các phần tử logic tuần tự này, do đó chúng cũng cần một bộ tạo clock (xung nhịp).
Hỏi khó thật đấy nhỉ! Mình thử giải thích theo kiểu nhà quê xem thế nào
Trong vấn đề logic, chỉ có 2 khái niệm đúng (true) hoặc sai (false). Cũng như vậy, trong kỹ thuật logic, tín hiệu có dạng mức "cao" (H) và mức "thấp" (L) hay còn gọi là mức "1" & mức "0".
Để có tín hiệu như vậy, linh kiện phải có trạng thái "dẫn" hoặc "không dẫn".
Để linh kiện có được các trạng thái đó, cần có một tín hiệu để điều khiển. Giống như bóng đèn và công tắc: Công tắc đóng/đèn dẫn (sáng) - công tắc hở/đèn không dẫn.
Trong kỹ thuât logic, người ta sử dụng tín hiệu dạng xung (có mức cao và mức thấp) để làm việc điều khiển đó. Tín hiệu này được gọi là clock (xung nhịp).
Như vậy có thể thấy, clock có ảnh hưởng đến việc truyền dẫn tín hiệu. Cụ thể là tần số clock càng cao, thì lượng dữ liệu (tín hiệu) được truyền tải càng nhanh. Vì vậy, còn có thể gọi clock bằng 1 từ dân dã: "tốc độ".
Các mạch có dùng xung clock, dường như liên quan đến các vấn đề về " thời gian ".
Clock như một "quả tim" mà nhịp đập của nó cung cấp sự đồng bộ cho toàn bộ hệ thống.
Thế đấy các bác ạ!
Vậy mà có một Giáo viên phản biện đã hỏi sinh viên trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp là vi điều khiển cần thạch anh để làm gì?! Em nghe xong phát hoảng.
Để trả lời chắc là phải nhăc đến cái này
hi a Nhà Thủng,
Lâu lắm ko gặp anh, ko biết dạo này a có post truyện cười gì vui vui ko nhỉ.
Theo như em hiểu thì phần tử nhỏ nhất cấu thành lên các logic components là triggers. Các loại triggers đều sử dụng 1 tín hiệu xung nhịp khi hoạt động (tín hiệu đầu ra của triggers thay đổi phụ thuộc vào trạng thái tín hiệu đầu vào tại thời điểm nhất định: fall hoặc rise của xung nhịp). Chính vì vậy mà các mạch logic đều cần đến mạch xung nhịp theo nguyên tắc hoạt động của mình. Ngoài ra, sử dụng chung 1 xung nhịp còn có tác dụng đồng bộ các quá trình trao đổi dữ liệu cho phép thu được các dữ liệu chính xác.
Ông hỏi câu này chắc chưa học môn Kỹ thuật số. Ngoài các mạch and or xor not thì còn nhiều loại mạch tổ hợp mạch dãy khác. Những mạch này thì mới cần đến cái clk kia như ông Kit nói ở trên.
AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
Xem thêm tại Online Store ---> Click here
Mob: 0982.083.106
Vậy không có một định nghĩa hay cách giải thích chính xác phải không ạ? Em không thấy có sách nào nói đến cả.
Ông hỏi câu này chắc chưa học môn Kỹ thuật số. Ngoài các mạch and or xor not thì còn nhiều loại mạch tổ hợp mạch dãy khác. Những mạch này thì mới cần đến cái clk kia như ông Kit nói ở trên.
Bác có thể cho em một câu trả lời chính xác? Có thể là một định nghĩa...?
Đối với những hệ thống thiết kế hướng đồng bộ thì xung clock là xung nhịp chung(Global clock) để cho tất cả các thành phần trên đó giao tiếp và điều khiển với nhau.
Còn với những hệ thống thiết kế hướng bất đồng bộ thì xung clock chỉ là xung nhịp bắt tay giao tiếp giữa 2 thành phần(Local clock) với nhau, hoàn toàn không có xung clock chung cho toàn bộ hệ thống này.
Dạ ý chú là màn oled ấy ạ. Cùng chuẩn lvds cùng độ phân giải thì cắm được ạ. Còn nó mà khác thì hơi khó vì oled các điểm ảnh nó tự phát sáng chứ ko dùng đèn nền như lcd. Cháu chỉ biết đến vậy thôi ạ. Chú muốn nghịch phải tự tìm hiểu kỹ trước khi mua thôi, khó mà ông thợ nào tư vấn vụ này...
Hay đấy bạn ạ. Đây có thể hiểu là máy đo cuộn dây. Tiện đây xin cho hỏi bạn có hiểu rõ về máy nạp rôm pcb 45 của hãng thiên minh không giúp mình cách cài fw của nó với vì mình vừa được anh bạn cho nhưng lại không biết cài fw nên chưa dùng được. Nếu có thể thì bạn giúp mình với...
màn của mình là LCD , giờ m muốn mua màn LED để thay thế (ko muốn dùng màn LCD nữa) , lên muốn hỏi xem có cáp chuyển đổi nào có thể cắm đc màn LED vào ko , tất nhiên phải có cùng số chân pin với màn cũ rồi . VD: màn cũ là lcd mỏng , 40 pin...
Dạ màn hình lcd đều có thể lai cấy cho nhau được hết ạ. Các loại cáp, bo mạch chuyển đổi lvds rất nhìu, với dòng sony còn phải nhổ cả chip nhớ của main cũ đưa lên gỗ thì mới lắp sang máy khác đc, chưa kể các bệnh về màu... ngay cả...
Comment