Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Đã làm xong tối qua nhưng thấy có 2 nút on/off thật bất tiện. Giờ mình muốn chỉ có 1 nút vừa on vừa off nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu là khi mới cấp nguồn relay phải off, nhấn nút mới on, phòng khi cấp nguồn nó on luôn thì toi mất cái inverter, cảm ơn mọi người.
Mình muốn có 1 mạch on/off bằng 1 nút nhấn, nhưng khi cấp nguồn rơ le phải luôn ở trạng thái mở, chỉ khi nhấn nút nó mới đóng, rút nguồn ra lập tức phải về trạng thái mở chờ cấp nguồn mới nhấn nút đóng tiếp. Mình có làm theo sơ đồ này nhưng cứ cấp nguồn là rơ le đóng liền nên không sử dụng được. Cám ơn mọi người nhiều.
Đã làm xong tối qua nhưng thấy có 2 nút on/off thật bất tiện. Giờ mình muốn chỉ có 1 nút vừa on vừa off nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu là khi mới cấp nguồn relay phải off, nhấn nút mới on, phòng khi cấp nguồn nó on luôn thì toi mất cái inverter, cảm ơn mọi người.
Vậy thì sửa lại cái mạch 555 đi. Chỗ chân Vcc và CV nên cho thêm 2 cái tụ lọc nhiễu. Chân Reset thì tách riêng ra, nối với 1 điện trở lên Vcc và 1 tụ xuống mass thì khi vừa cấp nguồn là rờ le OFF.
Hoặc không cần mạch reset, rờ le nối vào chân discharge là xong. Tiết kiệm được R4 và Q1
Bạn đã làm xong, theo phương án nào, sơ đồ nào... bạn đưa lên để mọi người biết cần thêm bớt cái gì.
Ý định ban đầu của bạn là rút nguồn để tắt mà.
Mới đầu mình làm theo sơ đồ dùng con 555, nhưng khi cấp nguồn thì rơ le đóng luôn. Làm tiếp theo sơ đồ dùng scr 2p4m thì được nhưng phải có 2 button on off bất tiện cho chị em phụ nữ sử dụng. Giờ mình muốn có 1 mạch có 1 nút nhấn on/off, mạch này chỉ hoạt động khi được cấp nguồn, lúc cấp nguồn luôn luôn là off, ko được on, chỉ khi nhấn nút mới on, trường hợp chị em quên giật phắt dây nguồn ra trong lúc mạch đang on thì lập tức rơ le phải nhả về off chờ lần cấp nguồn kế tiếp. Lúc đầu mình quên mất không ghi yêu cầu của mạch là 1 nút nhấn on/ off, xin lỗi mọi người.
Tức làd trong mọi trường hợp, chỉ có thể nhấn nút on đóng rơ le sau khi đã cấp nguồn cho inverter. Tránh trường hợp rơle đóng sẵn cấp nguồn làm hư hỏng, vì rơle chính là để bật công tắc của inverter.
- Xem lại cách bạn sử dụng (#6) thì khi bạn rút dây nguồn, relay vẫn ON do mạch này được cấp điện qua accu. Do đó mà phải có thêm nút OFF. Nếu đang dùng mà mất điện lưới rồi lại có ngay thì inverter của bạn lại rơi vào tình trạng nguy hiểm
- Bây giờ bạn muốn một nút vừa ON, vừa OFF, lại thêm tự động off mạch khi mất điện, thì bạn nên lấy điện 12V nắn từ nguồn 220VAC (không dùng accu nữa) để cấp cho mạch.
Khi đó, với 1 nút "ON", đảm bảo được 2 trong 3 mục đích: (1) Cắm điện vào, relay đang ngắt, muốn sử dụng phải ấn nút ON; (2) Rút điện ra / hoặc tự dưng mất điện, relay ngắt.
Để chế thêm chức năng off cho nút ON thì còn phải tính... Có thể phải dùng mạch khác.
- Xem lại cách bạn sử dụng (#6) thì khi bạn rút dây nguồn, relay vẫn ON do mạch này được cấp điện qua accu. Do đó mà phải có thêm nút OFF. Nếu đang dùng mà mất điện lưới rồi lại có ngay thì inverter của bạn lại rơi vào tình trạng nguy hiểm
- Bây giờ bạn muốn một nút vừa ON, vừa OFF, lại thêm tự động off mạch khi mất điện, thì bạn nên lấy điện 12V nắn từ nguồn 220VAC (không dùng accu nữa) để cấp cho mạch.
Khi đó, với 1 nút "ON", đảm bảo được 2 trong 3 mục đích: (1) Cắm điện vào, relay đang ngắt, muốn sử dụng phải ấn nút ON; (2) Rút điện ra / hoặc tự dưng mất điện, relay ngắt.
Để chế thêm chức năng off cho nút ON thì còn phải tính... Có thể phải dùng mạch khác.
Không không mod ơi, không có yếu tố điện lưới ở đây mà. Cái mạch inverter của mình dùng dây kẹp cọc bình, trong 1 lần sơ ý bật công tắc trước mới kẹp cọc nên nó tèo. Giờ mình muốn phải chắc chắn có điện vào inverter thì cái công tắc mới on được và phải off khi rút kẹp bình ra. Mạch này chạy luôn bằng điện 12v của bình mà, thanks mod đã nhiệt tình.
Thì tại con Q1 là c1815 nó có chức năng đảo ngược mà. Bỏ nó đi thì mọi việc sẽ ngược lại. Lúc đầu ON sẽ thành lúc đầu OFF.
Bỏ Q1 đi thì có thể nối rờ le vào chân discharge (chịu dòng 200mA). Nghe nói có 1 số loại 555 chân discharge giới hạn dòng ở 50mA thôi. Nếu không đủ để kéo rờ le thì thêm 1 con transistor loại PNP để tăng dòng lên.
Hoặc là nối thẳng rờ le vào ngõ ra OUT của 555. Lúc đó phải bỏ con trở R1=100 ôm đi, nối thẳng lên +12V luôn
Thì tại con Q1 là c1815 nó có chức năng đảo ngược mà. Bỏ nó đi thì mọi việc sẽ ngược lại. Lúc đầu ON sẽ thành lúc đầu OFF.
Bỏ Q1 đi thì có thể nối rờ le vào chân discharge (chịu dòng 200mA). Nghe nói có 1 số loại 555 chân discharge giới hạn dòng ở 50mA thôi. Nếu không đủ để kéo rờ le thì thêm 1 con transistor loại PNP để tăng dòng lên.
Hoặc là nối thẳng rờ le vào ngõ ra OUT của 555. Lúc đó phải bỏ con trở R1=100 ôm đi, nối thẳng lên +12V luôn
Theo yêu cầu của bác thì mạch của duong_act là đơn giản nhất và đủ đáp ứng yêu cầu. Lấy nguồn cấp cho mạch ở ngay 2 cọc vào của IVT, khi kẹp xong cọc bình thì IVT có nguồn và mạch kia có nguồn, nhấn 1 phát thì IVT on.
Khi nào gỡ kẹp bình ra thì mạch về trạng thái off, đến khi nào có nguồn và được nhấn.
Muốn bền thì kiếm cái nút đề nho nhỏ như ngón tay út mà làm nút nhấn. Dùng mấy nút nhấn lạch tạch be bé sẽ ko bền.
Theo yêu cầu của bác thì mạch của duong_act là đơn giản nhất và đủ đáp ứng yêu cầu. Lấy nguồn cấp cho mạch ở ngay 2 cọc vào của IVT, khi kẹp xong cọc bình thì IVT có nguồn và mạch kia có nguồn, nhấn 1 phát thì IVT on.
Khi nào gỡ kẹp bình ra thì mạch về trạng thái off, đến khi nào có nguồn và được nhấn.
Muốn bền thì kiếm cái nút đề nho nhỏ như ngón tay út mà làm nút nhấn. Dùng mấy nút nhấn lạch tạch be bé sẽ ko bền.
Nếu chỉ làm như mạch bác duongact thì nút nhấn sợ ko bền đâu bác. Nên thêm 1 con diot để tránh dòng tải qua nút nhấn như bác TLM có nói ở #16
Mà chủ thớt ở #20 cũng lại thích 1 nút cả on lẫn off
Last edited by quanghao; 23-06-2016, 18:43.
Lý do: Xl bác, e đọc chưa kỹ bài bác duongact
Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....
Mọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
Nhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
Bạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...
E có 1 laptop bị hỏng màn hình, e tháo ra thì thấy nó có 4 lớp , lớp ngoài cùng là 1 lớp nhựa rất mỏng màu hơi đen ( chắc là 1 loại film dán), tiếp theo là 1 lớp thủy tinh bị vỡ (màu đen) , đến 1 lớp thủy tinh trắng ( lớp này có...
Comment