Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch chống giật cho thợ sửa chữa

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch chống giật cho thợ sửa chữa

    Xin chào các bác, nay em mang tới một chủ đề ít ai quan tâm đến đó là chống giật cho thợ điện, kỹ thuật viên sửa điện tử.
    Bình thường hay dùng CB chống giật, có loại độ nhạy cao hay thấp khác nhau, và nguyên lý là khi có sự chênh lệnh dòng vào và ra sẽ ngắt điện. Tuy nhiên cái này hay lỗi nếu thiết bị đó bị rò nguồn ra vỏ mà vỏ lại bị tiếp địa trực tiếp hay gián tiếp sẽ làm ảnh hưởng quá trình sửa chữa, như hay bị ngắt nguồn chợp chờn...
    Vậy nếu em chọn giải pháp làm 1 mạch nhận dòng nhỏ sẽ ngắt nguồn cấp và khi này không còn mắc lỗi rò vỏ của thiết bị nữa, ví dụ đơn giản như làm 1 vòng đeo tay và có dây nối vòng ấy (như vòng đeo tĩnh điện) đầu kia của dây đeo sẽ vào mạch so sánh rồi kích qua mạch chốt để ngắt nguồn trực tiếp (có thể dùng dòng kích nhỏ là dòng rò từ dây nóng kích vào chân G của Triac...)
    vậy liệu mạch này có ổn không ạ. Có gây nhiễu gì không ạ?
    Bình thường em làm toàn ngồi cách điện nhưng muốn phát triển cái này.
    Hi cảm ơn các bác.


  • #2
    CB là CB và điện giật là điện giật .Hai vấn đề này không liên quan đến nhau .
    Nếu bạn ngồi trên ghế cách li và sờ vào cả hai dây qua CB . Thì dòng điện qua người bạn gây điện giật . Dòng qua CB vẫn cân bằng , điện vẫn giật bạn đến khi bạn chết vẫn giật ...oih !
    Nếu bàn về an toàn điện thì nên đeo găng tay khi làm việc . Để thuận tiện chỉ nên đeo găng một tay hay tiếp xúc ,tay còn lại không đeo găng để cầm dụng cụ cho nhạy bén .
    Bạn có thể thiết kế một cái cảm biến điện thế để đeo lên tay . Nó là dạng bút điện không tiếp xúc . Nó sẽ cảnh báo bằng đèn led hay còi khi tay bạn đưa gần nơi có điện áp cao . Việc này không khó đối với anh em dtvn .
    Attached Files
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

    Comment


    • #3
      Cách nữa là bạn nên mua loại đồng hồ có chức năng NCV . Nó giúp bạn nhận biết nới , điểm có điện áp cao .
      Attached Files
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #4
        Hi dạ cảm ơn bác, lâu quá bác mới xuất hiện ạ. Hi
        cách đầu thì chế thiết bị báo HV bằng led thì em có nghiên cứu từ 4 năm trước rồi ạ. Em làm cái nhẫn đeo tay và báo khi có HV chạm hoặc gần y như cây bút cảm ứng bác đưa mẫu.
        Còn cách 2 thì NCV chỉ khi mình cần xác định nó thôi ạ. Còn việc đang làm sơ xuất như main mạch chạm, hư bất ngờ làm phóng điện áp cao ra gây nguy hiểm.
        Việc bác nói là CB hay loại có chống giật thì nếu chạm đồng thời 2 dây vẫn chết đó là điểm yếu của mấy LCB thông thường, và em đang muốn làm giải pháp để đảm bảo an toàn về những sự cố này cơ ạ.
        Ví dụ có sự giật (mạnh hay nhẹ là do mình chỉnh độ nhạy) thì sẽ tác động mạch phát hiện dòng/ áp vào người để ngắt nguồn. (Mẫu thiết bị cua em chỉ cần nhận biết có áp hay dòng qua người chứ không phải so sánh đi và về như LCB ạ, em khắc phục điểm yếu này của LCB thông thường)

        Comment


        • #5
          Đọc bài nhà cậu thấy buồn cười .
          Thiết bị không cắm điện , cũng gây giật nguy hiểm .Ví dụ một cái tụ vài trăm uF nạp điện áp hơn 300 vôn cũng giật khủng khiếp lắm .
          Cảm biến dòng điện giật qua người ?
          Làm được .
          Lam cái cảm biến dòng như ampe kìm , rồi thò tay qua nó mà làm việc . Vấn đề là khi nó phát hiện dòng qua cánh tay thì nó làm gì ? Không lẽ nó chặt đứt luôn cánh tay ra khỏi cơ thể ?
          Khà khà
          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
            Đọc bài nhà cậu thấy buồn cười .
            Thiết bị không cắm điện , cũng gây giật nguy hiểm .Ví dụ một cái tụ vài trăm uF nạp điện áp hơn 300 vôn cũng giật khủng khiếp lắm .
            Cảm biến dòng điện giật qua người ?
            Làm được .
            Lam cái cảm biến dòng như ampe kìm , rồi thò tay qua nó mà làm việc . Vấn đề là khi nó phát hiện dòng qua cánh tay thì nó làm gì ? Không lẽ nó chặt đứt luôn cánh tay ra khỏi cơ thể ?
            Khà khà
            Khà khà, bác lại trêu em. Hi
            bác làm chuyên thiết bị bí hiểm và kỳ quặc mà troll em thế ạ.
            Em giải thích chút nhé.
            Thiết bị không cắm điện, nếu trước đó tầm chục phút không cắm điện thì tụ nào còn tích điện cao được nữa ạ (không xét các siêu tụ điện vì khi ấy thợ phải có cái trình độ nhél
            Vấn đề em vẫn là phát hiện dòng nhỏ hay 1 áp nhỏ đủ mức kích dẫn (độ nhạy) thì nó tác động ngắt nguồn cấp của thiết bị đó.
            Không lẽ vấn đề này không khả thi sao?

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết

              Khà khà, bác lại trêu em. Hi
              bác làm chuyên thiết bị bí hiểm và kỳ quặc mà troll em thế ạ.
              Em giải thích chút nhé.
              Thiết bị không cắm điện, nếu trước đó tầm chục phút không cắm điện thì tụ nào còn tích điện cao được nữa ạ (không xét các siêu tụ điện vì khi ấy thợ phải có cái trình độ nhél
              Vấn đề em vẫn là phát hiện dòng nhỏ hay 1 áp nhỏ đủ mức kích dẫn (độ nhạy) thì nó tác động ngắt nguồn cấp của thiết bị đó.
              Không lẽ vấn đề này không khả thi sao?
              1 số nguồn bị chập cháy nặng đến nỗi giữa 2 cực của tụ có điện trở vô hạn, vậy chục phút thì điện áp vẫn gần như lúc mới rút ra thôi

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                1 số nguồn bị chập cháy nặng đến nỗi giữa 2 cực của tụ có điện trở vô hạn, vậy chục phút thì điện áp vẫn gần như lúc mới rút ra thôi
                Dạ cái này em biết ạ. Em chỉ xét khi sửa chữa nếu có sự cố từ nguồn AC thôi, chứ tụ 300v chạm tay 2 đầu giật là tê tái như bác nói, còn chạm 1 đầu khả năng vẫn cách ly vs đất nên k sao.
                cái em bàn nguy hiểm nhất là cách ly nguồn AC trực tiếp á.
                Hay các bác có chiêu gì hay hơn chia sẻ tí kinh nghiệm em học với ạ.

                Comment


                • #9
                  Máy móc thì nó phải hoạt động theo một nguyên tắc nào đó . Nó không thể hoạt động theo trí thông minh được .
                  Cái máy mà cậu muốn chắc phải có camera để nhận dạng một người bị điện giật
                  Phải có micro để nhận biết tiếng người kêu cứu.
                  Phải có một đôi chân có thể di chuyển đến tủ điện , ổ điện tổng của khu vực.
                  Phải có một cái tay máy để cắt cầu dao hoặc rút được phíc điện khỏi ổ cắm , cắt điện khu vực.
                  Ha ha !
                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                    Máy móc thì nó phải hoạt động theo một nguyên tắc nào đó . Nó không thể hoạt động theo trí thông minh được .
                    Cái máy mà cậu muốn chắc phải có camera để nhận dạng một người bị điện giật
                    Phải có micro để nhận biết tiếng người kêu cứu.
                    Phải có một đôi chân có thể di chuyển đến tủ điện , ổ điện tổng của khu vực.
                    Phải có một cái tay máy để cắt cầu dao hoặc rút được phíc điện khỏi ổ cắm , cắt điện khu vực.
                    Ha ha !
                    Haha bác DinhVan nói vui phết ạ. Em sẽ nghiên cứu và làm cái món này cho ra xem sao, dù rằng có thể ban đầu nó chưa thực sự hiệu quả cao như mong muốn. Hehe

                    Comment


                    • #11
                      Cách đơn giản nhất để cách ly nguồn AC trực tiếp là dùng biến áp cách ly.
                      Điện cấp cho mọi thứ trên bàn làm việc của tôi đều qua biến áp cách ly.
                      Thời kỳ dịch vụ chuyển hệ TV nội địa lên ngôi, cái biến áp cách ly có tác dụng ghê lắm. Cấp điện 100V cho TV, tha hồ sờ mó, ngồi làm thấy yên tâm hẳn, khỏi mất thời gian kiểm tra dây nào nguội, dây nào nóng.
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • #12
                        Đúng như Mod HT đề cập, cách đơn giản nhất và cũng hiệu quả bậc nhất để chống giật cho thợ điện - điện tử là biến áp cách ly. Không chỉ ngày xưa mà ngày nay nó vẫn là trang bị cơ bản trong phòng thí nghiệm, phòng làm việc điện, điện tử, thậm chí cả tự động hóa. Trước khi ngâm cứu các loại thiết bị [có vẻ] tinh xảo, đầu tư vào cục biến áp cách ly là hợp lý bậc nhất.
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                          Đúng như Mod HT đề cập, cách đơn giản nhất và cũng hiệu quả bậc nhất để chống giật cho thợ điện - điện tử là biến áp cách ly. Không chỉ ngày xưa mà ngày nay nó vẫn là trang bị cơ bản trong phòng thí nghiệm, phòng làm việc điện, điện tử, thậm chí cả tự động hóa. Trước khi ngâm cứu các loại thiết bị [có vẻ] tinh xảo, đầu tư vào cục biến áp cách ly là hợp lý bậc nhất.
                          Hì hì. Dĩ nhiên việc biến áp cách ly thì nó cũng là biến áp cách ly, cơ bản nó đảm bảo không bị giật, nhưng em đang muốn tìm thêm một giải pháp khác, nghĩa là chi phí đầu tư có thể rẻ hơn một cái biến áp cách ly, về kích thước trọng lượng, hay đơn giản chỉ cần một giải pháp mới, dĩ nhiên công nghệ là phải đi lên, em cũng không phủ nhận giá trị tác dụng của biến áp cách ly.
                          nhưng liệu giải pháp mới đôi khi nó có cái hay hơn giải pháp truyền thống thì sao ạ?

                          Comment


                          • #14
                            Biến áp cách ly cũng có hạn chế của nó là chỉ chống được dòng rò xuống đất. Trường hợp chạm trúng cả 2 dây nguồn thì nó không bảo vệ được.

                            Ý tưởng của mình là dùng opamp so sánh áp của 2 vòng đeo cổ tay. Nếu quá ngưỡng nguy hiểm thì phát tín hiệu RF ngắt rờ le cấp nguồn. Dùng nhiều opamp đo ở nhiều vị trí khác nhau (tay-tay, tay-chân...) thì sẽ an toàn hơn.
                            sau.ph

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                              Biến áp cách ly cũng có hạn chế của nó là chỉ chống được dòng rò xuống đất. Trường hợp chạm trúng cả 2 dây nguồn thì nó không bảo vệ được.

                              Ý tưởng của mình là dùng opamp so sánh áp của 2 vòng đeo cổ tay. Nếu quá ngưỡng nguy hiểm thì phát tín hiệu RF ngắt rờ le cấp nguồn. Dùng nhiều opamp đo ở nhiều vị trí khác nhau (tay-tay, tay-chân...) thì sẽ an toàn hơn.
                              Hi dạ ý tưởng của em cũng gần như bác ấy ạ. Có điều là khác biệt chút nhé.thay vì so mức áp khác nhau giữa các chi (cũng hợp lý khi 1 cơ thể đồng nhất không bị chạm vào điện sẽ chẳng có sự chênh lệch áp); thì em đang muốn nghiên cứu theo cách phát hiện 1 tín hiệu AC nhiễm vào cơ thể để ngắt, dĩ nhiên nó phải là có tín hiệu AC vào cơ thể (như khi bị giật) chứ không phải bị nhiễm do điện trường xung quanh ạ.
                              có phương pháp nào tối ưu không nhỉ các bác?

                              ​​​​

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Thangbpvn Tìm hiểu thêm về Thangbpvn

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X