Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhờ chỉ giúp hoạt động của IC 555

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhờ chỉ giúp hoạt động của IC 555

    Mình sắp phải thuyết trình về IC 555 rồi mà mình mới vào học chuyên ngành lên chưa biết gì cả. Thứ 3 này mình thuyết trình mà giờ mới mò mẫm tìm tài liệu. Mình tìm đươc trang viết về dùng IC 555 tạo xung vuông nhưng chẳng hiểu gì cả. Nhờ mọi người giải thích rõ hộ trong phần cấu tạo (chuột phải vào applet->Circuit->555 Timer Chip->internal) http://www.falstad.com/circuit/e-555square.html. (Nhờ giải thích kỹ một chút vì mình chưa biết gì cả )
    Nếu không xem được thì mọi người tải JRE tại đây rồi cài:http://dl8-cdn-03.sun.com/s/ESD5/JSC...s-i586-p-s.exe
    Cám ơn mọi người nhiều nhé!!!!

  • #2
    Nguyên văn bởi tlspacevn Xem bài viết
    Mình sắp phải thuyết trình về IC 555 rồi mà mình mới vào học chuyên ngành lên chưa biết gì cả. Thứ 3 này mình thuyết trình mà giờ mới mò mẫm tìm tài liệu. Mình tìm đươc trang viết về dùng IC 555 tạo xung vuông nhưng chẳng hiểu gì cả. Nhờ mọi người giải thích rõ hộ trong phần cấu tạo (chuột phải vào applet->Circuit->555 Timer Chip->internal) http://www.falstad.com/circuit/e-555square.html. (Nhờ giải thích kỹ một chút vì mình chưa biết gì cả )
    Nếu không xem được thì mọi người tải JRE tại đây rồi cài:http://dl8-cdn-03.sun.com/s/ESD5/JSC...s-i586-p-s.exe
    Cám ơn mọi người nhiều nhé!!!!
    Con này tui biết sài chứ không nắm rõ nguyên lý.Mà nguyên lý con này dài lắm hay sao mà phải thuyết trình dữ vậy nhỉ?Có bác nào nắm nguyên lý trình bày giúp mọi người nhé.
    The goal of power electronics is control the flow of energy from an electrical source to an electrical load with high efficiency, high availability, high reliability, light weight and low cost.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi chestnut Xem bài viết
      Con này tui biết sài chứ không nắm rõ nguyên lý.Mà nguyên lý con này dài lắm hay sao mà phải thuyết trình dữ vậy nhỉ?Có bác nào nắm nguyên lý trình bày giúp mọi người nhé.
      Em còn chả biết mặt mũi nó thế nào cơ bác ạ. Tiếng là sinh viên DTVT nhưng cũng chưa sờ đến con IC bao giờ. Cô giáo bắt làm bài tập lớn bác ạ. Em cũng chỉ hỏi nguyên lý hoạt động trong cái mạch này thôi:http://www.falstad.com/circuit/e-555square.html
      Nãy giờ đọc em cũng hiểu được chút nhưng tại sao 2 con op-amp lúc nào điện áp ra cũng là 0V mà 2 cái cổng NOR và Vra vẫn là 5V nhỉ??

      Comment


      • #4
        đó không phải cổng NOR đâu bạn à !
        đó là con trigơ RS, chân số 4 nối vào đó thực chất là chân reset của Triggơ
        với triggơ RS thì khi R=0;S=0 thì đầu ra của nó vẫn nhớ trạng thái trước đó
        nên Vra là 5v là không sai
        0945061338(vocam.h@gmail.com,lehanhdtk3@gmail.com)
        ||
        PROGRAMING(C,ASM),HARDWARE,LMD,RTC,GPRS,GPS....ALL OF VDK

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi tlspacevn Xem bài viết
          Mình sắp phải thuyết trình về IC 555 rồi mà mình mới vào học chuyên ngành lên chưa biết gì cả. Thứ 3 này mình thuyết trình mà giờ mới mò mẫm tìm tài liệu. Mình tìm đươc trang viết về dùng IC 555 tạo xung vuông nhưng chẳng hiểu gì cả. Nhờ mọi người giải thích rõ hộ trong phần cấu tạo (chuột phải vào applet->Circuit->555 Timer Chip->internal) http://www.falstad.com/circuit/e-555square.html. (Nhờ giải thích kỹ một chút vì mình chưa biết gì cả )
          Nếu không xem được thì mọi người tải JRE tại đây rồi cài:http://dl8-cdn-03.sun.com/s/ESD5/JSC...s-i586-p-s.exe
          Cám ơn mọi người nhiều nhé!!!!

          Cấu tạo của NE555 gồm OP-amp so sánh điện áp. Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối vào chân DƯƠNG của Op-amp 1 (so sánh với chân 2 của 555); và điện áp 2/3 VCC nối vào chân ÂM của Op-amp 2( so sánh với chan 6 của 555) . Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset


          SỰ TẠO DAO ĐỘNG:
          Ký hiệu 0 là mức thấp bằng 0V, 1 là mức cao gần bằng VCC. Mạch FF là loại RS Flip-flop,

          Khi S = [1] thì Q = [1] và \bar{Q} = [ 0].
          Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và \bar{Q} = [0].
          Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].
          Tóm lại, khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì \bar{Q} = [1], transisitor mở dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0, FF không reset.
          Giai đoạn ngõ ra ở mức 1:
          Khi bấm công tắc khởi động, chân 2 ở mức 0.
          Vì điện áp ở chân 2 (V-) nhỏ hơn V1(V+), ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 1 nên S = [1], Q = [1] và \bar{Q} = [0]. Ngõ ra của IC ở mức 1.
          Khi này \bar{Q} = [0], transistor tắt, tụ C tiếp tục nạp qua R, điện áp trên tụ tăng. Khi nhấn công tắc lần nữa Op-amp 1 có V- = [1] lớn hơn V+ nên ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 0, S = [0], Q và \bar{Q} vẫn không đổi. Trong khi điện áp tụ C nhỏ hơn V2, FF vẫn giữ nguyên trạng thái đó.

          Giai đoạn ngõ ra ở mức 0:

          Khi tụ C nạp tiếp, Op-amp 2 có V+ lớn hơn V- = 2/3 VCC, R = [1] nên Q = [0] và \bar{Q} = [1]. Ngõ ra của IC ở mức 0.

          Vì \bar{Q} = [1] = [1], transistor mở dẫn, Op-amp2 có V+ = [0] bé hơn V-, ngõ ra của Op-amp 2 ở mức 0. Vì vậy Q và \bar{Q} không đổi giá trị, tụ C xả điện thông qua transistor.

          Kết quả cuối cùng: Ngõ ra OUT có tín hiệu dao động dạng sóng vuông, có chu kỳ ổn định
          Attached Files
          Last edited by thuat_dientu; 23-11-2008, 09:25.

          ĐƯỜNG ĐI KHÓ,
          KHÔNG KHÓ VÌ NGĂN SÔNG CÁCH NÚI
          MÀ CHỈ SỢ LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG !

          Comment


          • #6
            Cám ơn mọi người đã giúp đỡ. Mình tìm được tài liệu viết khá kỹ, mình đọc cũng đã hiểu nhưng vẫn còn băn khoăn không hiểu trazitor mắc vào có tác dụng gì;
            * Tụ C nạp từ điện Áp 0V -> Vcc/3:
            - Lúc này V+1(V+ của Opamp1) > V-1. Do đó O1 (ngõ ra của
            Opamp1) có mức logic 1(H).
            - V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0(L).
            - R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
            - Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
            - /Q = 0 --> Transistor hồi tiếp không dẫn.
            * Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3:
            - Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
            - V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
            - R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=1, /Q=0).
            - Transistor vẫn ko dẫn !
            * Tụ C nạp qua ngưỡng 2Vcc/3:
            - Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
            - V+2 > V-2. Do đó O2 = 1.
            - R = 1, S = 0 --> Q=0, /Q = 1.
            - Q = 0 --> Ngõ ra đảo trạng thái = 0.
            - /Q = 1 --> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V !
            - Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C
            - Điện áp trên tụ C giảm xuống do tụ C xả, làm cho điện áp tụ C nhảy xuống dưới 2Vcc/3.
            * Tụ C tiếp tục "XẢ" từ điện áp 2Vcc/3 --> Vcc/3:
            - Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
            - V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
            - R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=0, /Q=1).
            - Transistor vẫn dẫn !
            * Tụ C xả qua ngưỡng Vcc/3:
            - Lúc này V+1 > V-1. Do đó O1 = 1.
            - V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0.
            - R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
            - Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
            - Q = 0 --> Transistor không dẫn -> chân 7 không = 0V nữa và tụ C lại được nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3.

            Mong mọi người trả lời giùm nhé, mình sắp phải thuyết trình rồi(

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi tlspacevn Xem bài viết
              Em còn chả biết mặt mũi nó thế nào cơ bác ạ. Tiếng là sinh viên DTVT nhưng cũng chưa sờ đến con IC bao giờ#-
              Tài liệu tiếng Việt: Vi mạch& Mạch tạo sóng . (Tống Văn On);Mạch điện Tích hợp gốc chuẩn thời gian 555 ( D8u Văn Ba, Lê Thanh Duyt, Trịnh Vân Sơn)
              Cố gắng thực hành nhiều đi bạn. Bản nói chưa biết mặt mũi 555 thì đ1ng là ..pó tay

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi velo Xem bài viết
                Bản nói chưa biết mặt mũi 555 thì đ1ng là ..pó tay
                Chưa biết mặt nó mà đi thuyết trình về nó.Đúng là pó chân thiệt.
                The goal of power electronics is control the flow of energy from an electrical source to an electrical load with high efficiency, high availability, high reliability, light weight and low cost.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi tlspacevn Xem bài viết
                  Cám ơn mọi người đã giúp đỡ. Mình tìm được tài liệu viết khá kỹ, mình đọc cũng đã hiểu nhưng vẫn còn băn khoăn không hiểu trazitor mắc vào có tác dụng gì;
                  * Tụ C nạp từ điện Áp 0V -> Vcc/3:
                  - Lúc này V+1(V+ của Opamp1) > V-1. Do đó O1 (ngõ ra của
                  Opamp1) có mức logic 1(H).
                  - V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0(L).
                  - R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
                  - Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
                  - /Q = 0 --> Transistor hồi tiếp không dẫn.
                  * Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3:
                  - Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
                  - V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
                  - R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=1, /Q=0).
                  - Transistor vẫn ko dẫn !
                  * Tụ C nạp qua ngưỡng 2Vcc/3:
                  - Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
                  - V+2 > V-2. Do đó O2 = 1.
                  - R = 1, S = 0 --> Q=0, /Q = 1.
                  - Q = 0 --> Ngõ ra đảo trạng thái = 0.
                  - /Q = 1 --> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V !
                  - Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C
                  - Điện áp trên tụ C giảm xuống do tụ C xả, làm cho điện áp tụ C nhảy xuống dưới 2Vcc/3.
                  * Tụ C tiếp tục "XẢ" từ điện áp 2Vcc/3 --> Vcc/3:
                  - Lúc này, V+1 < V-1. Do đó O1 = 0.
                  - V+2 < V-2. Do đó O2 = 0.
                  - R = 0, S = 0 --> Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=0, /Q=1).
                  - Transistor vẫn dẫn !
                  * Tụ C xả qua ngưỡng Vcc/3:
                  - Lúc này V+1 > V-1. Do đó O1 = 1.
                  - V+2 < V-2 (V-2 = 2Vcc/3) . Do đó O2 = 0.
                  - R = 0, S = 1 --> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
                  - Q = 1 --> Ngõ ra = 1.
                  - Q = 0 --> Transistor không dẫn -> chân 7 không = 0V nữa và tụ C lại được nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3.

                  Mong mọi người trả lời giùm nhé, mình sắp phải thuyết trình rồi(
                  Trans trong mạch này có tác dụng là 1 cái khóa đóng mở điện (ON/OFF) ngõ Discharge thôi!
                  Xả dòng từ ngoài qua T xuống mass, không xả vào phờ líp phờ lốp!

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi chestnut Xem bài viết
                    Chưa biết mặt nó mà đi thuyết trình về nó.Đúng là pó chân thiệt.
                    Hờ hờ. Thú thật là tuy học điện tử nhưng em chả thích điện tử chút nào. Ngày xưa học cấp 3 hay nghịch mấy đồ điện lung tung nên mới thi vào điện tử, giờ học mới thấy chán chết, đau hết cả đầu chứ đâu mê điện tử như các bác. Cô bắt thuyết trình thì thuyết trình thôi bác ạ, mà cần gì phải biết mặt nó nhỉ, trên mạng ảnh đầy mà ;
                    Cám ơn các bác đã giúp đỡ, em ngâm cứu tiếp rồi có gì không hiểu xin các bác chỉ giáo cho.

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    tlspacevn Tìm hiểu thêm về tlspacevn

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X