Thông báo

Collapse
No announcement yet.

giúp em cái nào

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • giúp em cái nào

    em nhận được đồ án mới như sau:mong các anh chỉ giúp?
    Thiết kế một mạch để kiểm chứng chức năng hoạt động của ic 7495

    Theo em biết đây là một con ic ghi dịch...và datasheet của nó thì em gửi kèm bên dưới...
    theo các anh thì mình thiết kế một mạch như thế nào để thỏa yêu cầu của đề?
    Attached Files

  • #2
    Nguyên văn bởi aloneman Xem bài viết
    em nhận được đồ án mới như sau:mong các anh chỉ giúp?
    Thiết kế một mạch để kiểm chứng chức năng hoạt động của ic 7495

    Theo em biết đây là một con ic ghi dịch...và datasheet của nó thì em gửi kèm bên dưới...
    theo các anh thì mình thiết kế một mạch như thế nào để thỏa yêu cầu của đề?
    1) Thiết kế 1 mạch thể hiện tất cả các trường hợp của bảng sự thật (chân trị)

    2) Thiết kế 1 mạch có tín hiệu thể hiện cho các trường hợp hư do quá tải, quá điện áp, quá nhiệt...

    3) Thiết kế 1 mạch có tín hiệu thể hiện cho các trường hợp hư do tác động cơ học...

    Chúc thành công!

    Comment


    • #3
      bác giang làm em po tay?các bác nào biết vân đề này ko chỉ em cái nào?
      ý em la kho ta cho một loạt các chuỗi xung thì ngã ra sự dichh trái ,dịch phải nó thể hiện như thế nào?sơ đồ nguyên lý?

      Comment


      • #4
        chào các bác , em thấy bác giang đúng là hơi nặng về lý thuyết nhiều thứ như thế để nhà sản xuất người ta kiểm tra thôi , còn như để kiểm chứng chức năng IC số thì em đồng ý là chỉ cần kiểm tra hoạt động của IC để nó làm việc theo bảng chân lý là OK , còn tính ổn định và độ bền thì khó nói trước được lắm vì nó có nhiều trường hợp và phụ thuộc nhiều yếu tố.
        Không hiểu mức độ của đồ án này là như thế nào , nhưng nếu chỉ là thực hành về IC số thì em nghĩ mình làm 1 mạch đơn giản thôi , nếu có phương tiện thì em đã vẽ cho bác 1 mạch luôn rồi khỏi phải nói nhiều .
        Em xin nói qua về các chân nối để kiểm tra chức năng IC số.
        Tất cả các chân của IC phải nối vào đâu đó mà , trước đây khi làm về IC số em thường chia ra là chân nguồn , chân vào và chân ra , 2 chân nguồn thì không có gì phải nói , chân ra thì có thể nối với thiết bị hiển thị như led chẳng hạn để mình nhận biết trạng thái của nó kt thôi mà ( Q0,Q1,Q2,Q3 ).
        Riêng chân vào bác phải chú ý 2 loại đó là nó tích cực theo tác động = sườn xung ( sườn dương và sườn âm) và tác động bằng mức logic ( cao và thấp ) .Bình thường khi chưa kiểm tra các chân vào để ở mức không tích cực , còn nối vào đâu để có mức logic thì chắc bác biết rồi chỉ cần chú ý là IC loại TTL và CMOS thì nguồn và mức logic là khác nhau.
        Để thể hiện tác động chân vào có thể dùng nút nhấn nhưng bác đừng nối để ấn 1 phát là chập nguồn ngay nhé , với các nút ấn vào CP1 và CP2 nên nối qua mạch chống rung phím như mạch triger smit chẳng hạn không có nhiễu sườn xung tác động sai lại tưởng IC hỏng . Các đầu vào dữ liệu (Ds , P0-P3 ) nên nối vào công tắc.IC này là bộ ghi dịch chắc bác đã biết các loại và nguyên lý rồi em chẳng giải thích thêm làm gì cứ theo bảng chân lý nhấn và nhìn thôi.
        Nếu bác muốn hoành tráng và để thầy quan sát sướng mắt thì nên làm mạch tạo xung điều khiển kết hợp bộ đếm 4 bít , bộ giải mã & hiển thị led 7 thanh , 1 led hiển thị trạng thái bộ đếm , 1 led hiển thị trạng thái của bộ ghi dịch , sự khác nhau giữa các số ở 2 led sẽ cho ta biết sự hoạt động của bộ ghi dich . Mạch tạo các xung bác nên chia ra từ 1 xung ban đầu cho đồng bộ , tần số thì vừa vừa thôi nhé không có nhanh chẳng nhìn thấy thay đổi gì thầy lại cho là NG.Nó không quá khó đâu , cứ phải hành nhiều thì mới thành được , chúc bác may mắn.

        Comment


        • #5
          pác có thể cho em cái sơ đồ không?cái mạch theo pác nói là ổn rùi.ý em cũng giống ý pác nhưng không bít vẽ mạch làm sao?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi aloneman Xem bài viết
            bác giang làm em po tay?các bác nào biết vân đề này ko chỉ em cái nào?
            ý em la kho ta cho một loạt các chuỗi xung thì ngã ra sự dichh trái ,dịch phải nó thể hiện như thế nào?sơ đồ nguyên lý?
            Thế thì chỉ làm mục số 1 thôi!

            Bạn phải lựa chọn cái nào đúng ý đồ của thầy giáo chứ!

            Ai biểu bạn đưa ra câu hỏi chung chung như thế thì tui trả lời chung!

            Bạn đã có tư liệu (data sheet), thì muốn kiểm tra chức năng nào trong đó thì chọn ra là xong mà!

            Tất cả mọi thứ đều có trong tay, nhưng không vận động lên một tí thì làm sao mà sử dụng hiệu quả được!

            Muốn làm gì? (mục tiêu) --> Có gì? ---> Kế hoạch thực hiện ---> ....

            Last edited by mrgiang99; 28-02-2009, 09:13.

            Comment


            • #7
              thì pác chỉ em điem khong bit cách đưa dữ liệu vào song song ?nối tiếp?thì yêu cầu của thầy em đã ghi rỏ như thế còn ji?

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi aloneman Xem bài viết
                thì pác chỉ em điem khong bit cách đưa dữ liệu vào song song ?nối tiếp?thì yêu cầu của thầy em đã ghi rỏ như thế còn ji?
                Bản chất vấn đề là thế này nhé:

                1)Mục tiêu:Bạn phải làm 1 cái mạch thể hiện được cái bảng "mốt sê léch ta bờ le"

                2)Ta có gì: Kiến thức cơ bản về điện tử + tiền + khả năng giao tiếp với người.

                3) Kế hoạch thực hiện:

                Thiết kế mạch: cần kiến thức cơ bản DT
                Ngõ ra : Thể hiện trạng thái bằng Led sáng hoặc tắt

                Ngõ vào : dùng SW để thay đổi trạng thái (H, L)
                Chỗ nào cần cạnh lên hoặc cạnh xuống xung kích thì phải qua một tầng trigger schmit

                Cấp nguốn: 7805, tụ lọc

                Vẽ mạch.

                3) Thực hiện:

                a/Đi mua linh kiện: (cần tiền + khả năng giao tiếp)
                Làm mạch như trên thì cần IC 7495, IC 7805, IC trigger schmit NOT, R, Led, C, board.
                Đi mua cho đầy đủ nhé

                b/Ráp mạch

                c/Test mạch

                d/Nhận định:

                Đạt y/c --> ghi lại báo cáo

                Không đạt y/c --> bắt đầu lại từ khâu thiết kế!



                Đấy là phương pháp làm việc của một Pháp Sư!

                Comment


                • #9
                  em thiết kế mạch như sau mong các anh chỉ giúp?file em gửi kèm ở dưới
                  Attached Files

                  Comment


                  • #10
                    có ai không giúp dùm em đi?coi dùm em cái sơ đồ

                    Comment


                    • #11
                      Xin lỗi bác khi em phải nói câu này vì chuyên môn về logic mạch số của bác đúng là hơi kém , sao bác lại thiết kế 1 mạch số như thế sai về cơ bản chứ chưa nói gì đến chức năng của bộ ghi dịch ,ít nhất bác phải hiểu 2 vấn đề cơ bản tạo mức logic cho các chân như thế nào & bộ ghi dịch dịch chuyển các bít dữ liệu ra sao.Em sẽ dùng kí hiệu chức năng chân để nói cách nối còn khi làm bác tự tra stt chân nhé.
                      -Mỗi chân ra (Q0-Q3) nối qua 1 trở 1 led xuống GND.
                      -Mỗi chân vào theo mức logic ( PE ,Ds,P0-P3 ) nối qua 1 trở xuống GND , nối qua tiếp điểm thường mở của chuyển mạch ( KE, Ks , K0-K3 ) lên dương nguồn.
                      -Kiếm 2 nút nhấn ( N1,N2) nối dương nguồn qua trở qua tiếp điểm thường mở xuống GND .Trước khi đưa vào điều khiển CP1 , CP2 nên nối qua mạch vi phân hoặc triger schmit để giảm nhiễu ( bác để ý độ rộng sườn âm của xung clock không được lớn quá dễ tác động sai hoặc khi ấn 1 lần có thể ra chuỗi xung nhiễu ngẫu nhiên làm sai trạng thái mạch , bác phải đấu để khi chưa ấn nút CP ở mức H ).
                      Bây giờ thì cứ nhìn bảng chân lý rồi điều khiển K & N.
                      -Kt chế độ song song : Đóng KE , nhấn N2 các led không sáng.Đóng KO-K3 , nhấn N2 các led sáng. Có thể đóng mở K0-K3 theo mã nhị phân rồi ấn nút N2 đầu ra sẽ có mã nhị phân tương ứng.
                      -Kt chế độ nối tiếp : Ta để ở chế độ song song và xóa hết các bit Q0-Q3 ( các led không sáng ) sau đó chuyển sang chế độ nối tiếp bằng cách mở KE.Đóng Ks , nhấn N1 lúc này bit 1 từ Ds dịch vào bít Q0 tức là đèn led Q0 sẽ sáng . Nếu tiếp tục nhấn N1 các led sau sẽ lần lượt sáng.Bằng cách đóng mở Ks & nhấn N1 sẽ tạo ra các trạng thái khác nhau cho Q0-Q3.Quy luật chuyển trạng thái bác lên tham khảo đồ hình thanh ghi dịch .
                      Nếu bác đã hiểu nguyên lý thì việc thiết kế bộ kt tự động không phải là vấn đề khó , còn đến đây mà bác vẫn không hiểu thì em cũng đành chịu .
                      Xin chú thích với bác là cách tạo mức logic cho các chân như trên là em áp dụng cho cả 2 họ TTL & CMOS , với họ TTL có thể nối cách khác & thực tế khi làm có thể phát sinh các vấn đề lúc đó phải cân chỉnh mạch , nói chung chỉnh mạch số em thấy còn dễ hơn mạch tương tự.
                      Đừng trách em nói nhiều vì đó toàn là vấn đề thực tế , bác cứ làm rồi cho ý kiến.

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      aloneman Tìm hiểu thêm về aloneman

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X