Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều khiển Brushless DC Motor chỉ với IC ANALOG

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Điều khiển Brushless DC Motor chỉ với IC ANALOG

    Hi cả nhà,bữa nay mình lại mạo muội đưa lên 1 vấn đề nan giải của 1 cái Motor 3 pha Mini.
    Motor này có tất cả là 9 cuộn. Chia đều 3 lõi là 1 cuộn dây, vậy là ta có tất cả là 3 cuộn dây, tương đương với A,B,C trong Motor bơm nước có ở mỗi gia đình.^^
    X,Y,Z nó đấu chung vào nhau ạ.[/SIZE]




    Màu của cái hình gửi kèm có khác biệt với nội dung trên
    ( Đen=Hồng, X.Dương=X.Lá và Đỏ=X.Đậm)
    MÌnh đả test và thiết lập được Bảng Trạng Thái của Motor rồi, như sau:




    [SIZE="4"](+) = đấu với + nguồn.
    (-) = đấu với - nguồn.
    ko t.dụng = bỏ trống, không ghim vào đâu hết. :55_003:
    Theo bảng trạng thái trên thì Motor sẽ quay thuận theo chiều Kim đồng hồ đủ 1 vòng của trục quay.
    Ta nhận thấy các đầu dây Đen, Xanh, Đỏ lần lượt ĐẢO trạng thái là +, rồi xuống - , rồi để trống. Như vậy có nghĩa là từng Dây sẽ đổi trạng thái trong mỗi góc quay.
    Vấn đề này mình đã hỏi các Thầy trong lớp, nhưng không ai có thể giúp mình làm cho Motor này quay được. Cơ bản trước mắt chỉ cần quay 1 chiều, còn cái vụ Đảo chiều quay của Motor thì ta bàn sau.
    Hiện tại khó khăn vướng phải của mình là muốn điều khiển cho Motor này quay, nhưng không cần Sử Dụng đến các IC lập trình như Pic, 89..v..v.vv
    Mình suy nghĩ ra 1 con IC có thể phát ra xung kích đảo trang thái như trên đó là dùng IC đếm 4017. Khi đó trang thái kích sẽ đi từ Out A0 ---> A3.(kích lần lượt vô các dây Đen , Xanh , Đỏ) ngõ ra out A4 ta nối lại vào chân Reset của IC để đưa IC về trạng thái ban đầu.
    Đến nay đã gần 1 năm 7 tháng nhưng tớ vẫn bế tắc với em Motor này.
    Các Bro và Pro nào , MOD nữa, có thể chỉ em cách làm cho Motor này chạy được không???? chỉ sử dụng IC Analog thôi nhé.^^
    Và em nghĩ chắc mình phải đưa qua Driver kéo bằng Fet hay Transistor công suất để nó kéo Motor chứ ha???:55_003:
    Mong các Bác giàu kinh nghệm chỉ giáo , giúp đỡ em.^^
    Cảm ơn cả nhà rất nhiều
    Còn đây là sơ dồ của 1 người Thầy trong lớp em hướng dẫn làm Đề Tài với cái Motor này, so từ ngõ out của 4017 thì rất chính xác, nhưng qua phần Driver thì chả chạy được,hic



    còn đây là em search trên Datasheet, thì vẫn vướng phải chỗ Hall sensor, vì Motor của em không có các cảm biến Hall, đồng thời Bảng trạng thái của IC 2936 cũng không "khớp" với Bảng trâng thái của Motor em nữa,

    đây là cấu trúc con IC đó:

    Rất mong các Bác Pro chỉ giáo và giúp em hoàn thành cái đề tài chết bầm này..hic..hic..
    còn 1 tháng 3 ngày nữa là em phải nộp, ông Thầy thì cứ bảo em Vẽ mạch in sai, thế mới khổ, mà em kiểm tra mạch đến từng milimet.
    Cảm ơn cả nàh nhiều ơi là nhiều..

  • #2
    Cái đó không chạy được là tất nhiên vì không có mạch Sensor xác định vị trí của moter( như hall, EMF) chẳng hạn.
    Bởi vì phải điều khiển trực tiếp rotor xoay vòng, điều khiển việc xác định định hướng của rotor / vị trí (liên quan đến stator .) Một số thiết kế sử dụng hiệu ứng Hall Sensors hoặc encoder để đo lường trực tiếp các vị trí của rotor. những biện pháp EMF để xác định các vị trí rotor, loại trừ được sự cần thiết phải có Hall Sensors, và do đó thường được gọi là sensorless dòng.
    open loop thì rất khó hay nói thẳng ra là không thể điều khiển Brushless. muốn đều khiển Brushless thì phải dùng close loop.
    không hiểu sao em lại chọn một cái đề tài kiểu này. Một đề tài khó quá khó.
    Nếu muốn làm được thì phải thiết kế mạch EMF ANALOG ( khó lắm đó ).
    thêm ít hành trang cho em đây.
    http://scholar.lib.vt.edu/theses/ava...stricted/T.pdf
    http://ww1.microchip.com/downloads/e...tes/01083a.pdf
    Với con 4017 kiểu này mà nói chạy được thì kêu ông thầy đó lên đây nói chuyện cho anh em học hỏi một ít.
    Từ chối trách nhiệm:
    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
    Blog: http://mritx.blogspot.com

    Comment


    • #3
      Không hẳn open loop không điều khiển được brushless, mình vẫn thường dùng biến tần chạy cho động cơ ac servo hoài(kiểu này cũng giống như sensorless thôi, nhưng khác ở chỗ ngõ ra là sóng sin, không phải xung vuông, ai hay làm động cơ đồng bộ thì biết thôi), nó cũng gần giống như khi bạn điều khiển stepper vậy( có loại 3phase stepper, điều khiển hoàn toàn giống brushless, nhưng độ phân giải cao hơn). Còn mình cũng làm brushless driver sensorless rồi, nhưng dùng 89s52 kích chơi thôi, nó chạy ầm ầm mà. Còn làm thật thì mình dùng con TB6539.
      Mình góp ý thế này, trong mạch bạn vẽ mình không hiểu áp làm việc là bao nhiêu, đường A và C có chung nhau không, B và D...?. Phần logic có vẻ đúng rồi, còn phần động lực bạn có thể tìm con SLA6020 ( tìm mấy chỗ bán đồ cũ). Muốn chạy thử mạch thì đầu tiên bạn phải chỉnh tần số ngõ ra của 555 khoảng <10Hz xem nó có chạy không đã, mạch đúng chưa, sau đó mới tăng tần số lên, nếu chạy sensorless thì tần số tối đa đạt được rất thấp. Ngoài ra bạn có thể lái theo kiểu ổn dòng, hoặc theo V/F, nếu không chạy tần số thấp nó mau nóng động cơ lắm

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi itx Xem bài viết
        Cái đó không chạy được là tất nhiên vì không có mạch Sensor xác định vị trí của moter( như hall, EMF) chẳng hạn.
        Bởi vì phải điều khiển trực tiếp rotor xoay vòng, điều khiển việc xác định định hướng của rotor / vị trí (liên quan đến stator .) Một số thiết kế sử dụng hiệu ứng Hall Sensors hoặc encoder để đo lường trực tiếp các vị trí của rotor. những biện pháp EMF để xác định các vị trí rotor, loại trừ được sự cần thiết phải có Hall Sensors, và do đó thường được gọi là sensorless dòng.
        Với mục đích tất cả cùng trao đổi để cùng đạt đến chân lý. Cá nhân tôi có lời thế này: tôi đoán là bạn dịch từ tài liệu, rất tốt. Nhưng có lẽ cách sử dụng thuật ngữ và diễn đạt còn có vấn đề. Mong bạn điều chỉnh.
        Thân.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi fghjkl Xem bài viết
          Hi cả nhà,bữa nay mình lại mạo muội đưa lên 1 vấn đề nan giải của 1 cái Motor 3 pha Mini.
          Motor này có tất cả là 9 cuộn. Chia đều 3 lõi là 1 cuộn dây, vậy là ta có tất cả là 3 cuộn dây, tương đương với A,B,C trong Motor bơm nước có ở mỗi gia đình.^^
          X,Y,Z nó đấu chung vào nhau ạ.[/SIZE]




          Màu của cái hình gửi kèm có khác biệt với nội dung trên
          ( Đen=Hồng, X.Dương=X.Lá và Đỏ=X.Đậm)
          MÌnh đả test và thiết lập được Bảng Trạng Thái của Motor rồi, như sau:




          [SIZE="4"](+) = đấu với + nguồn.
          (-) = đấu với - nguồn.
          ko t.dụng = bỏ trống, không ghim vào đâu hết. :55_003:
          Theo bảng trạng thái trên thì Motor sẽ quay thuận theo chiều Kim đồng hồ đủ 1 vòng của trục quay.
          Ta nhận thấy các đầu dây Đen, Xanh, Đỏ lần lượt ĐẢO trạng thái là +, rồi xuống - , rồi để trống. Như vậy có nghĩa là từng Dây sẽ đổi trạng thái trong mỗi góc quay.
          Vấn đề này mình đã hỏi các Thầy trong lớp, nhưng không ai có thể giúp mình làm cho Motor này quay được. Cơ bản trước mắt chỉ cần quay 1 chiều, còn cái vụ Đảo chiều quay của Motor thì ta bàn sau.
          Hiện tại khó khăn vướng phải của mình là muốn điều khiển cho Motor này quay, nhưng không cần Sử Dụng đến các IC lập trình như Pic, 89..v..v.vv
          Mình suy nghĩ ra 1 con IC có thể phát ra xung kích đảo trang thái như trên đó là dùng IC đếm 4017. Khi đó trang thái kích sẽ đi từ Out A0 ---> A3.(kích lần lượt vô các dây Đen , Xanh , Đỏ) ngõ ra out A4 ta nối lại vào chân Reset của IC để đưa IC về trạng thái ban đầu.
          Đến nay đã gần 1 năm 7 tháng nhưng tớ vẫn bế tắc với em Motor này.
          Các Bro và Pro nào , MOD nữa, có thể chỉ em cách làm cho Motor này chạy được không???? chỉ sử dụng IC Analog thôi nhé.^^
          Và em nghĩ chắc mình phải đưa qua Driver kéo bằng Fet hay Transistor công suất để nó kéo Motor chứ ha???:55_003:
          Mong các Bác giàu kinh nghệm chỉ giáo , giúp đỡ em.^^
          Cảm ơn cả nhà rất nhiều
          Còn đây là sơ dồ của 1 người Thầy trong lớp em hướng dẫn làm Đề Tài với cái Motor này, so từ ngõ out của 4017 thì rất chính xác, nhưng qua phần Driver thì chả chạy được,hic



          còn đây là em search trên Datasheet, thì vẫn vướng phải chỗ Hall sensor, vì Motor của em không có các cảm biến Hall, đồng thời Bảng trạng thái của IC 2936 cũng không "khớp" với Bảng trâng thái của Motor em nữa,

          đây là cấu trúc con IC đó:

          Rất mong các Bác Pro chỉ giáo và giúp em hoàn thành cái đề tài chết bầm này..hic..hic..
          còn 1 tháng 3 ngày nữa là em phải nộp, ông Thầy thì cứ bảo em Vẽ mạch in sai, thế mới khổ, mà em kiểm tra mạch đến từng milimet.
          Cảm ơn cả nàh nhiều ơi là nhiều..
          Đề tài khủng thật các bác đã làm vấn đề trở lên quá phức tạp chỉ là làm cho động cơ quay thôi mà không yêu cầu đảo chiều , thay đổi hay ổn định tốc độ thì bàn đến mấy con cảm biến làm gì vòng hở mấy vòng kín tôi chịu .Còn sơ đồ thầy bạn cho thấy không ổn lắm :
          -bảng trạng thái thấy có trạng thái treo mà trên sơ đồ không thực hiện được , dùng 1 đầu vào qua bộ đảo (c828) để tạo ra 2 trạng thái ngược nhau kích cho 2 trans H1061 thì không thể tạo ra 3 trạng thái được , trạng thái trở kháng cao chỉ có được khi 2 đầu kích H1061 cùng mức logic 0, bạn đừng nghĩ giống TH điều khiển 2 đầu mà ở đây có 3 đầu dây liên quan đến nhau.
          -bạn hãy vẽ giản đồ thời gian của mạch sẽ thấy những thiếu sót trong thiết kế, theo tôi phần điều khiển phải có 6 đầu xung ra đưa sang phần công suất nên dùng MOSFET, phần phát xung thì không phải bàn tất nhiên phải điều chỉnh được độ rộng và chu kỳ xung để tiện việc cân chỉnh , quan trọng là mạch logic phải tạo được các dạng xung theo bảng trạng thái.
          Muộn quá rồi lúc khác trao đổi tiếp vậy , bác nào dùng proteus 7 thì thiết kế mà mô phỏng có con motor ấy chạy ầm ầm mà làm thực tế vẫn hơn

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi KPower Xem bài viết
            Với mục đích tất cả cùng trao đổi để cùng đạt đến chân lý. Cá nhân tôi có lời thế này: tôi đoán là bạn dịch từ tài liệu, rất tốt. Nhưng có lẽ cách sử dụng thuật ngữ và diễn đạt còn có vấn đề. Mong bạn điều chỉnh.
            Thân.
            Dịch từ tài liệu???
            Cá nhân tôi với 4 năm làm việc về vấn đề chế tạo máy tôi nghĩ rằng mình cũng tạm đủ khả năng. Còn về vấn đề làm cho nó quay được thôi mà không mang lại lợi ích hay ứng dụng gì, thì xin hỏi mục đích ngiên cứu của các bạn làm gì?
            Vâng Không hẳn open loop không điều khiển được brushless, với cách thức đó
            brushless vẫn quay nhưng khi gặp tải thì ôi thôi ... Các bạn chỉ cần nghĩ đơn giản như vầy nếu open loop mà ok thì tại sao cái quạt tản nhiệt PC rẻ tiền vẫn phải dùng close loop? Trong khi tải của nó rất nhỏ (Sức cản không khí ).

            Trả lời cho bạn GA_CN brushless mà điều khiển theo kiểu stepper như bạn thì còn gì là ưu điểm của brushless (tốc độ và hiệu suất cao)?
            Từ chối trách nhiệm:
            Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
            Blog: http://mritx.blogspot.com

            Comment


            • #7
              Bạn xem cái này thử xem có giúp được gì không, phần logic dùng 555 với 74175 ấy, ngõ ra 74175 đưa vào con SLA6020.
              Attached Files

              Comment


              • #8
                Tình huống motor không có hall cũng thường gặp, đặc biệt là mình hay dùng acservo cũ làm spindle cho máy cnc và các máy cần khởi động nhanh, dừng nhanh, các máy có các trục quay tốc độ đồng bộ(chẳng hạn máy phóng màng co, làm lại hai rulo phóng màng dẫn động bằng 2 động cơ)...(vì AC servo cũ rất dễ kiếm, giá rẻ, công suất lớn,kích thước nhỏ...). Các động cơ này không có hall, mình dùng biến tần lái các động cơ này như là động cơ ac đồng bộ, chạy rất tốt, nhưng khi moment tải quá lớn thì nó không chạy được mà chỉ giật, nhưng với một cái động cơ ac servo 400w, moment 1.4Nm thì khó có khi nào nó quá moment. Mình từng thử biến tần G110-1hp của Siemens, chạy ac servo cũ của Sanyo BLsuper P5 400w chạy 650hz( 19500rpm) trong máy phóng màng co, hay chạy con motor 200w cho máy cắt cổ chai satế tại công ty nhựa Duy Tân (ngày trước mình làm ở đó), máy này đặc điểm là khởi động từ 0->40Hz(1200rpm) trong vòng 0.3s, giảm từ 40Hz->0 trong 0.1s, không động cơ nào(trong tầm kinh phí) đáp ứng được trừ ac servo chạy với biến tần( khi ngừng nhanh như vậy nó có bị giật nhưng không ảnh hưởng gì), nó chạy tới nay là gần 2 năm rồi.

                Comment


                • #9
                  Đúng thế nên tôi mới nói là dùng EMF khi đó brushless mới chạy đúng hiệu suất thực của nó. Và biến tần không thể ghi nhận được mà điều phối tốc độ và lực quay cho thích hợp (open loop). Tuy vậy biến tần lại đắt hơn ESC EMF.
                  Từ chối trách nhiệm:
                  Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                  Blog: http://mritx.blogspot.com

                  Comment


                  • #10
                    cái này cho ma mới
                    "
                    Với hệ thống motor không chổi quét, từ trường quây được tạo bằng mạch điện tử (ESC). Trong kết cấu của động cơ brushless, cuộn dây của mổi nam châm điện thay đổi độ lớn của từ trường tuần tự bằng ESC. Nam châm vĩnh cữu được gắn vào võ quây tạo thành các pha sao cho nó bị quây khi có từ trường quây.



                    Timing

                    Để tạo ra từ trường quây cùng pha với nam châm, ESC phải luôn biết được vị trí của rotor (nam châm vĩnh cữu được gắn lên rotor) và vận tốc quây của nó. Có hai cách để làm điều này, cách thứ nhất là sử dụng cảm biến để cảm nhận vị trí của rotor, tương tự như cảm biến của govenor cho độ̣ng cơ nổ được sử dụng để phát hiện vị trí nam châm vĩnh cữu trên quạt của heli. Cách thứ hai (không sử dụng cảm biến) là bằng cách cảm ứng một trong 3 pha của xung điện từ trường (Electromagnetic Field Pulses - EMF). Cả hai cách đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì hầu như tất cả hệ thống brushless sử dụng cho RC heli đều sử dụng phương pháp cảm ứng EMF, nên ta sẽ chỉ tìm hiểu phương pháp này.



                    Back EMF (tạm dịch xung điện từ phản hồi)

                    Trước khi vào giải thích nguyên lý của hệ thống brushless motor, ta bàn một chút về Back EMF. Khi rotor quây, nam châm vĩnh cữu sẻ có lúc quây qua cuộn dây của nam châm điện lúc nó chưa có điện, sự di chuyển của từ trường qua cuộn dây phát sinh năng lượng điện giống như máy phát điện. ESC cảm ứng được xung điện thế phát sinh này và xung Back EMF khi động cơ quây.

                    Điều khiển vận tốc của brushless motor bằng phương pháp cảm ứng dựa vào phát hiện thời điểm của mỗi pha trong khoảng thời gian giữa xung điện thế phát sinh và Back EMF. Mục đích là tìm thời điểm mà cả cuộn dây của nam châm điện không có điện và từ trường của nam châm vĩnh cữu cũng chưa làm cuộn dây phát điện (zero crossing). Đó là điểm nằm trong khoảng xung điện thế phát sinh và Back EMF, lúc này ESC biết chắc vị trí của mỗi nam châm vĩnh cữu và sau đó ESC sử dụng thông tin này để cấp điện cho nam châm điện đúng lủc tạo nên một từ trường quây sao cho các cặp cực của nam châm vĩnh cữu và nam châm điện khi đối diện nhau hoặc là đẩy nhau hoặc là kéo nhau, kết quả là motor quay.



                    ESC điều khiển vận tốc quây của burshless motro bằng tầng số hay độ lớn từ trường?

                    Nếu ta cần một nam châm quây nhanh hơn, đơn giản là cần tăng lực từ trường. Bằng cách tăng năng lượng cho từng xung (pulse width modulation - PWM - điều biên chiều rộng của xung), từ trường sẽ mạnh hơn, cuối cùng làm momen xoắn của động cơ tăng, rotor quây nhanh hơn và ESC tăng tầng số cấp xung điện cho nam châm điện để đáp ứng đúng với thời điểm cùng với sự tăng tốc của rotor. Do đó ta thấy ESC đầu tiên làm tăng độ lớn của từ trường trước rồi tiếp theo phải tăng tầng số của xung (điều biên + điều tầng).



                    Kv và vận tốc lớn nhất

                    Lý do chính giới hạn vận tốc quây của motor là vì Back EMF, khi ta cấp năng lượng làm động cơ quây, vận tốc quây sẽ bị giảm dần do lực cần để tạo Back EMF. Quây càng nhanh thì Back EMF càng lớn. Tốc độ quây của motor đạt tới hạn khi chúng nó cân bằng nhau.

                    Kv được định nghĩa là số vòng quây trong 1 phút cho mỗi 1 volt. Lý do tại sao Kv phụ thuộc vào volt là vì momen xoắn lớn nhất cùng đi với vận tốc lớn nhất và vì vậy vận tốc khi không tải là lúc ở điện áp cấp cho motor. Volt càng cao có nghĩa là vận tốc càng lớn.



                    Sự tương tự giữa Back EMF và Kv

                    Nếu ta nhớ lại trong bài viết về autorotation, thì autorotation xảy ra khi gió làm quây cánh quạt và rồi cánh quạt quây được sử dụng để tạo ra lực nâng làm giảm vận tốc rơi của heli. Bạn cứ hình dung volt cung cấp tương tự như gió thổi ngược vào rotor trong khi autorotation. Năng lượng quây motor và rồi nam châm vĩnh cữu trên rotor quây quanh nam châm điện và sinh ra Back EMF. Như cánh quạt giới hạn bằng RPM bằng lực cản trong lúc tạo lực nâng, thì động cơ bị giới hạn RPM bằng Back EMF.



                    Tóm lại, động cơ không chổi quét (brushless motor) cơ bản hoạt động dựa trên nguyên tắc từ trường quây mà nó được điều khiển bằng ESC. Từ trường quây kéo và đẩy nam châm vĩnh cữu trên rotor. Khi động cơ quây bằng năng lượng cung cấp, thì bản thân nó cũng phát năng lượng điện (back EMF). Vận tốc quây cao nhất của rotor được xác định bằng Kv, bị giới hạn bởi volt và back EMF sinh ra.

                    Theo bài viết của rchelimag số 28 tháng 10 năm 2008 "

                    Chỉ cho ma mới thôi.
                    Tôi muốn nói qua điều này rằng brushless motor hiệu suất rất cao ( mới được ưa chuộng trong rc helly) nếu được điều khiển thích hợp.

                    GA_CN hình như tôi và ông hồi trước có cãi nhau về vụ cnc phải không?
                    Từ chối trách nhiệm:
                    Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                    Blog: http://mritx.blogspot.com

                    Comment


                    • #11
                      Các bác tranh luận dữ thật nghe cái vụ CNC thấy hay hay nhưng tiếc là tôi chưa làm thực tế với nó nên đành để các cao thủ luận bàn . Còn điều khiển mấy cái motor thì cũng biết vài con ở tay robot dán silicon , máy cắt gốm mà cũng chỉ chạy tròn mấy vuông chứ chưa vẽ hươu vẽ vượn gì được nhưng mà độ chính xác khá cao đấy cái này chắc là không thể có được nếu chỉ dùng biến tần theo kiểu bác GA_CN .
                      Bác itx thì đưa ra 1 đống kiến thức đau đầu quá xin bác tập trung vào kỹ thuật mạch logic tôi đồng ý với bác về ưu điểm của close loop nhưng vấn đề của bạn jghikl là motor không có cảm biến hall.
                      Xin phép trao đổi tiếp cùng bác GA_CN , mạch dùng 555 & 74175 rất hay nhưng IC IR 2130 thì không bỏ đi được , nối đầu ra 74175 với SLA6020 không điều khiển được đâu vì 74175 được mắc theo kiểu bộ đếm Jonhson cũng tạo ra được 6 trạng thái nhưng không đúng yêu cầu điều khiển ở đây . Tôi đặt lại yêu cầu bài toán của bạn jghikl như sau:
                      Motor có 3 đầu dây A,B,C cần điều khiển điện như sau : AB-->AC-->BC-->BA-->CA-->CB-->AB...
                      Các bác tham khảo tài liệu ở http://www.actel.com/documents/bldc_...control_AN.pdf
                      Như vậy là mạch phải có 6 trạng thái tuần hoàn , cả sơ đồ dùng 4017 & 74175 đều tạo ra 6 trạng thái tuần hoàn nhưng không đưa đến trực tiếp điều khiển công suất ngay được mà phải qua mạch logic mới thỏa mãn giản đồ thời gian hay bảng trạng thái của mạch.
                      Giả sử mạch động lực có 6 đầu vào Ah , Al , Bh , Bl , Ch , Cl và 3 đầu ra A , B , C nối với 3 cuộn dây.Bảng trạng thái của mạch công suất như sau :
                      Al Ah A
                      0 0 Zhi ( trở kháng cao ).
                      0 1 1 ( nối + )
                      1 0 0 ( nối - )
                      trạng thái 11 tất nhiên không để xảy ra . Như vậy Al không phải đơn giản chỉ là đảo của Ah . Tương tự cho B , C.
                      Từ đây --> trạng thái AB tương ứng A(+) , B(-) , C ( Zhi ) -->Al=0,Ah=1,Bl=1,Bh=0,Cl=0,Ch=0 . Bảng trạng thái cho phần logic như sau :
                      STT Trạng thái Al Ah Bl Bh Cl Ch
                      1 AB (Q0) 0 1 1 0 0 0
                      2 AC (Q1) 0 1 0 0 1 0
                      3 BC (Q2) 0 0 0 1 1 0
                      4 BA (Q3) 1 0 0 1 0 0
                      5 CA (Q4) 1 0 0 0 0 1
                      6 CB (Q5) 0 0 1 0 0 1
                      Các kí hiệu Q0~Q5 tôi sử dụng trong trường hợp dùng IC 4017 , nếu dùng 74175 hoặc các bộ đếm nhị phân thì sẽ có kí hiệu khác vì lúc này các trạng thái đã được mã hóa nhị phân. Từ đó thu được kết quả :
                      Al=Q3+Q4
                      Ah=Q0+Q1
                      ...
                      Đến đây thì bạn vẽ mạch và ráp linh kiện mà thử test kiểm tra nếu đúng trạng thái rồi thì đưa sang kích công suất lưu ý rằng bảng TT mạch công suất trên chỉ đúng với 2 transistor cùng loại hay việc đảo chiều dòng điện được kích bằng 2 xung có cùng mức tích cực nếu không sẽ phải dùng thêm mạch đảo .
                      Chúc bạn thành công.

                      Comment


                      • #12
                        Đúng là mình chưa đọc kỹ yêu cầu của bạn jghikl, tất nhiên là phải có thêm phần buffer sauta6nfg logic.
                        Còn Brushless DC servo( giống ac Servo) thì mình làm cũng không tốt lắm, thua xa Brushes DC servo nên mình không phát triển, chỉ làm dc servo và step thôi. Ưu điểm chính của Brushless là do không có tiếp điểm ( cổ góp, chổi than) nên không có hồ quang, giảm bớt nhiễu rất nhiều, không cần bảo trì, còn khả năng quay nhanh là do phần động(rotor) liền khối, dễ cân chỉnh cân bằng động nên khi chạy nhanh không bị rung động, moment quán tính cũng nhỏ. Còn hiệu suất thì mình thấy cũng không khác biệt gì rõ nét so với brushes, khi kỹ thuật vật liệu ngày càng phát triển thì các motor ngày càng nhỏ, vẫn đảm bảo công suất.

                        Comment


                        • #13
                          Lời đầu tiên của Fghjkl là chân thành cảm ơn các Bạn có kiến thức sâu rộng đả bỏ chút ít thời gian quý báu ra để giải đáp giúp mình. Có tranh cãi thì mới có kết quả tối ưu nhất. Thành thật cảm ơn các bạn rất nhiều. ^^
                          @itx : cái bạn nói quả không sai. Motor của mình là Motor dành cho cái máy bay Heli đó bạn. nhưng do 1 người khác không chơi RC nữa, cho mình kỉ niệm. Mình thì không biết cách làm sao cho nó chạy nên lên đây mạn phép hỏi,hihihihi. Cảm ơn bạn đã giúp mình có thêm kiến thức.
                          @Ga_Cn: bài viết của bạn cũng vô cùng chính xác. Ông Thầy mình nói, nếu ko chạy được thì ra tiệm ở Lý Nam Đế, hỏi mua cái biến tần cũ đi, rồi về thử xem sao. hihihihi. Bó tay ông Thầy. Biến tần cũng được dùng để điều khiển Brushless như bạn nói (Thầy nói thường dùng lắm).. Nhưng mà nó mắc quá bạn.hihihi. trong khi cái ESC mấy tiệm RC TOY nó bán cỡ 400k 1 cái bèo nhất. hic.vẩn còn khá cao. Vì cái mình muốn biết ở đây là cách làm cho nó chạy 1 cách dơn giản nhất, giá thấp nhất để làm 1 cái đề tài hoàn chĩnh thích hợp với sự tò mò,tìm tòi, sáng tạo và đam mê của Sinh Viên.
                          @cxhpt2007: Phải nói là kiến thức của bạn cũng thuộc loại cao siêu. hihihi.
                          Cách bạn đưa ra bảng trạng thái hết sức chính xác. Nhưng mà nói thật với bạn, hihihi, trình độ mình còn gà lắm. không hiểu gì mấy. hic, đó cũng là 1 thiếu sót của bản thân. Vì thế bạn có giúp mình tiếp 1 bước tí xíu được không bạn????..hihihi... Bạn vẽ rồi Post mạch schematic lên đây để mình làm thử thực tế luôn được không bạn?? Kiến thức bạn đưa cho mọi người thì rất chuẩn. nhưng với 1 người yếu tay nghề trong Lý Thuyết như mình nếu không có sơ đồ kèm theo thì mình cũng mù tịt. hic, Mong Bạn giúp mình, chỉ giáo mình thêm nha.hihihi. giúp mình cái sơ đồ nha.
                          Chân thành cảm ơn các bạn đả quan tâm và giúp Fghjkl trong đề tài nặng kí này.
                          Tôi yêu Điện Tử.^^

                          Comment


                          • #14
                            hic, who can help me??? giúp tớ với các Bro ơi, hic hic. khó quá đi, tìm hiểu cả trên những web thông dụng như :dicovericircuits, fj-auco cỉcuits , rồi datasheet, rồi tá lả trang trên Internet cũng không có. thiệt là nhức đầu. hic hic. các Pro nào có thể vẽ lại cái sơ đô nào khả thi giúp mình với. hic hic
                            Thạks cả nhà nhiều.

                            Comment


                            • #15
                              Thực ra theo mình thì mạch đếm /chia xung ba giả 3 phase như bác nêu trên có thể chạy được . Nhưng bị hạn chế rất nhiều do không có hall sensor hồi tiếp tốc độ ( hall sensor ko hồi tiếp vi trị đâu ,muốn hồi tiếp vị trí cần phải dùng encoder hay resolver AC/DC servo đều dùng nó cả )
                              thứ là do ko có hall sensor và kỹ thuật DSP nên nó khởi động nó dễ bị giựt ,(do ko có accel )
                              Và khi tăng tốc tới một tốc độ nào đó do không có hall sensor fb nó sẽ vượt tốc hoặc rotor không đáp ứng với tốc độ mong muôn !
                              Bác itx quá chú trọng đến kỹ thuật DSP trong BLDC rồi thật ra thì không có DSP bằng MCU thì cũng có khởi động cơ mà không dùng code với MCU !
                              Professional Digital Genset & Hydraulic Furukawa ,Tamrock RockDrill
                              email:
                              forum : gensetvietnam.forumvi.com

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              fghjkl Tìm hiểu thêm về fghjkl

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X