Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tìm hiểu 4017 – IC đếm thập phân

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tìm hiểu 4017 – IC đếm thập phân

    Sơ đồ chân:



    IC đếm thập phân 4017 có 10 ngõ ra ở mức cao.
    Bộ đếm thập phân là gì?
    IC 4017 có 10 ngõ ra ở mức cao liên tục nhau như hình dưới đây:



    Chỉ có một ngõ ra được kích mức cao tại một thời điểm.
    Bạn có thể thấy được ra ngõ ra ÷10 output sẽ mức cao cho lượt đếm 0 > 4 và ở mức thấp khi đếm 5 > 9.
    IC này rất hữu dụng khi bạn tạo những ứng dụng liên quan đến Timer, khi bạn đã quen dùng nó, bạn sẽ nghĩ được khá nhiều ứng dụng hay đó.
    Cùng khám phá IC 4017:
    Đây là 1 mạch thí nghiệm để chạy 4017



    Khi lắp ráp mạch chạy thực tế, bạn nên lắp từng phần, sau khi chạy thử phần đó đã chạy tốt rồi thì mới nên lắp phần tiếp theo.
    Như ở đây, mình lắp mạch tạo xung clock trước, và để đơn giản mình dùng IC 4093 có cổng NAND (Xem datasheet 4093). Đây là mạch sau khi đã gắn trên Bread board.



    Tiếp theo bạn hãy thêm IC 4017 vào, chân tạo xung Clock từ IC 4093 sẽ nối vào Clock input của 4017. Thông thường thì chân RESET và ENABLE được nối đất. Đừng quên cấp nguồn cho 2 IC nhé.
    Bây giờ bạn thử gắn output 0 ra 1 LED nối tiếp với 1 con trở 680 ohm.



    Tiếp đến bạn gắn thêm trở và LED vào output 1 và 2. Đừng tháo nguồn cung cấp ra nhé, như vậy bạn mới thấy được là LED sẽ sáng ở mối nối mới khi đến lượt mức cao của nó.



    Nối thêm cho đủ 10 output, nếu Bread-board không đủ thì có thể gắn thêm, bạn để ý ở chiều rộng Bread-board có 2 cái khấc để kết nối nhiều Bread-board.
    Bạn có thể tham khảo cách sắp xếp linh kiện ở hình dưới đây.



    Điều chỉnh bộ đếm:
    Bây giờ thay đổi mạch 1 chút, 2 chân RESET và ENABLE nối xuống đất qua trở 10k ohm. Ban đầu, trạng thái của mạch không thay đổi. Bạn hãy tạo 2 dây nối rời ở 2 chân đó ra ngoài rồi tiếp tục làm theo hướng dẫn.



    Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nối chân RESET vào +9V? IC sẽ quay lại đếm từ 0 và LED ở output 0 sẽ sáng. Mặc dù xung CLOCK vẫn kích nhưng mạch đếm của bạn sẽ dừng lại.
    Thử nối chân RESET vào output 5 (chân 1) của 4017. Mạch đến sẽ bắt đầu lại nhưng không phải tất cả các output được kích. Các LED của các output 0 đến 4 sẽ chạy như trước. Và bạn sẽ không thấy điều gì xảy ra tại output 5, bởi vì khi mức cao xuất hiện ở output 5 thì lập tức chân RESET được kích hoạt, và mạch sẽ chạy lại từ 0.
    Như vậy bạn có thể rút ngắn bộ đếm theo ý muốn của mình.
    Bây giờ hãy rút chân RESET ra, đặt lại như cũ, để mạch đếm chạy như lúc đầu. Và hãy xem nào, đều gì sẽ xảy ra khi bạn nối chân ENABLE lên +9V? Bộ đếm sẽ dừng lại, nhưng mà LED cuối cùng vẫn sáng. Mạch đếm sẽ dừng lại bất cứ khi nào chân ENABLE ở mức cao.

    Bạn gắn chân ENABLE vào output 7 (chân 6) của 4017. Mạch đếm sẽ chạy và dừng lại khi đến 7. Bây giờ bạn thử gắn chân RESET vào +9V. IC 4017 sẽ trở về 0 và bắt đầu đếm lên, dừng lại lần nữa khi đếm 7.
    Đếm liên tục theo quy định trước:
    Bạn có thể dùng 4017 để điều khiển những sự kiện liên tục xảy ra, ví dụ như đèn giao thông.
    VD bạn làm mạch điện có 3 đèn tín hiệu và sẽ sáng theo quy định:



    Đây là mạch nguyên lý:



    Các Diode 1N4148 dùng để tạo cổng OR.
    Chú ý:
    Bạn nên đọc Datasheet của 4017 sau khi đọc xong Tut này. Như vậy bạn sẽ nắm rõ và hiểu nhanh hơn datasheet đó. < Xem datasheet 4017 >

    Nguyễn Trọng Hòa (nguồn Blogthongtin.info)

  • #2
    dùng 2 cổng nand trong sơ đồ có vẽ đơn gian nhưng ráp thực tế thì nó chiếm đất hơn 3 số 5 nhiều .ngoài ra muốn thay đổi tốc độ xung thì làm gì với con 4093 đây.
    4017 là IC đếm vòng
    tóm tắt
    clk(14)___ _ce(13)_____mrs(15)
    x__________x__________1_________1_______0______0__ ____0
    x__________1__________0_________ no change
    1__________0__________0_________0_______1______0__ ____0 ...
    1__________0__________0_________0_______0______1__ ____0 ...
    1__________0__________0_________0_______0______0__ ____1 ...
    còn khi muốn kết nối các 4017 với nhau .thì nối chân 12 ic 1 vào chân 14 của ic 2...
    ic số 4017 cũng được ứng dụng cũng rất nhiều nếu như bạn không muốn dùng vdk để viết chương trình .đại loại là có thể dùng 4017 và các cổng logic để thiết kế đèn giao thông ,4017 cung có thể kết hợp với role đống ngắt để thiết kế mạch điều khiển
    Last edited by newos; 24-07-2009, 10:43.

    Comment


    • #3
      bài này rất hay cho những người mới tìm hiểu các chân 4017 cám ơn đại ca nhiều :d

      Comment


      • #4
        Mới tìm hiểu mà dùng 4093 để làm xung clock thì nên xem lại cái!
        Mắc nguyên cái mạch này thôi đối với người mới đã toát mồ hôi rồi còn đâu nữa mà lắp thêm 4017!
        Nên dùng IC555 để tạo xung clock và có thể thay đổi độ rộng của xung >> thay đổi được tốc độ nháy của led!
        Trần Đức Sơn

        tel:0934691385

        Comment


        • #5
          Lý do để dùng 4093 là vì: mạch xung clock tạo từ các cổng Logic là đơn giản nhất. Chứ nếu dùng từ đầu 555 thì fai tìm hiểu IC đó nữa, có fai cực hơn ko nhỉ?

          Comment


          • #6
            mới tìm hiểu về ic nên thấy bài này thật là bổ ích. Hôm qua tìm bù đầu trên mạng mà mọi ngưởi nói về mấy con ic đại loại thế này chả hiểu gì sớt.
            |

            Comment


            • #7
              mới tìm hiểu thì lấy 1 con trở nối vào chân 14 rồi quẹt đầu còn lại vào dương nguồn có phải đơn giản hơn không?

              Comment


              • #8
                cảm ơn đại ca nhiều! Bài này pót lên thật bổ ích
                Tuyệt cú mèo

                Comment


                • #9
                  NẾu muốn cho 20 led sáng tuần tự thì mình không rõ là nên làm thế ntn. đấu chân giữa các 4017 nữa, ai giải đáp giùm được không.datasheet 4017 thì mới học chưa hiểu gì cả.
                  |

                  Comment


                  • #10
                    cảm ơn vì bài viết này. như vậy ta có thể dùng con 4017 này để quét hàng cho led ma trận chắc là được đúng không mấy anh. như thế thì sẽ dễ lập trình hơn. xin mấy anh cho ý kiến về vấn đề này.

                    thanks!

                    Comment


                    • #11
                      Mình đang làm bài về con này, mình nối các ngõ ra với led để led chạy vòng quanh, có 1 trục trặc nhỏ là led chạy nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ lý thuyết,nhưng nếu chạm tay vào Vcc thì nó lại nháy đúng, khắc phục vấn đề này thế nào ạh

                      Comment


                      • #12
                        Mấy anh ơi, bây giờ muốn mỗi cái output thắp từ 10 -20 em LED thì phải lắp thêm mạch khuếch đại như nào nữa?? mấy anh giúp với
                        Evolt, now and forever.

                        Comment


                        • #13
                          cac anh oi, em dang can mach led chay qua chay lai dung ic 555va 4017. Cac anh co thi pots len cho e voi?
                          thank truoc nha?

                          Comment


                          • #14
                            ban tim mach tao xung dung ne 555.roi lay tin hieu chan 3 cua ne 555 vao chan 14 cua 4017.nhu o hinh cua bac rainbown.tat nhien la bo phan tao cung dung 4093 o mach day roi.luc nay ne555 se tao xung cho 4017.chuc thanh cong
                            gmail:

                            Comment


                            • #15
                              Bạn ơi cho mình hỏi

                              Nguyên văn bởi rainbowsmile Xem bài viết
                              Sơ đồ chân:



                              IC đếm thập phân 4017 có 10 ngõ ra ở mức cao.
                              Bộ đếm thập phân là gì?
                              IC 4017 có 10 ngõ ra ở mức cao liên tục nhau như hình dưới đây:



                              Chỉ có một ngõ ra được kích mức cao tại một thời điểm.
                              Bạn có thể thấy được ra ngõ ra ÷10 output sẽ mức cao cho lượt đếm 0 > 4 và ở mức thấp khi đếm 5 > 9.
                              IC này rất hữu dụng khi bạn tạo những ứng dụng liên quan đến Timer, khi bạn đã quen dùng nó, bạn sẽ nghĩ được khá nhiều ứng dụng hay đó.
                              Cùng khám phá IC 4017:
                              Đây là 1 mạch thí nghiệm để chạy 4017



                              Khi lắp ráp mạch chạy thực tế, bạn nên lắp từng phần, sau khi chạy thử phần đó đã chạy tốt rồi thì mới nên lắp phần tiếp theo.
                              Như ở đây, mình lắp mạch tạo xung clock trước, và để đơn giản mình dùng IC 4093 có cổng NAND (Xem datasheet 4093). Đây là mạch sau khi đã gắn trên Bread board.



                              Tiếp theo bạn hãy thêm IC 4017 vào, chân tạo xung Clock từ IC 4093 sẽ nối vào Clock input của 4017. Thông thường thì chân RESET và ENABLE được nối đất. Đừng quên cấp nguồn cho 2 IC nhé.
                              Bây giờ bạn thử gắn output 0 ra 1 LED nối tiếp với 1 con trở 680 ohm.



                              Tiếp đến bạn gắn thêm trở và LED vào output 1 và 2. Đừng tháo nguồn cung cấp ra nhé, như vậy bạn mới thấy được là LED sẽ sáng ở mối nối mới khi đến lượt mức cao của nó.



                              Nối thêm cho đủ 10 output, nếu Bread-board không đủ thì có thể gắn thêm, bạn để ý ở chiều rộng Bread-board có 2 cái khấc để kết nối nhiều Bread-board.
                              Bạn có thể tham khảo cách sắp xếp linh kiện ở hình dưới đây.



                              Điều chỉnh bộ đếm:
                              Bây giờ thay đổi mạch 1 chút, 2 chân RESET và ENABLE nối xuống đất qua trở 10k ohm. Ban đầu, trạng thái của mạch không thay đổi. Bạn hãy tạo 2 dây nối rời ở 2 chân đó ra ngoài rồi tiếp tục làm theo hướng dẫn.



                              Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nối chân RESET vào +9V? IC sẽ quay lại đếm từ 0 và LED ở output 0 sẽ sáng. Mặc dù xung CLOCK vẫn kích nhưng mạch đếm của bạn sẽ dừng lại.
                              Thử nối chân RESET vào output 5 (chân 1) của 4017. Mạch đến sẽ bắt đầu lại nhưng không phải tất cả các output được kích. Các LED của các output 0 đến 4 sẽ chạy như trước. Và bạn sẽ không thấy điều gì xảy ra tại output 5, bởi vì khi mức cao xuất hiện ở output 5 thì lập tức chân RESET được kích hoạt, và mạch sẽ chạy lại từ 0.
                              Như vậy bạn có thể rút ngắn bộ đếm theo ý muốn của mình.
                              Bây giờ hãy rút chân RESET ra, đặt lại như cũ, để mạch đếm chạy như lúc đầu. Và hãy xem nào, đều gì sẽ xảy ra khi bạn nối chân ENABLE lên +9V? Bộ đếm sẽ dừng lại, nhưng mà LED cuối cùng vẫn sáng. Mạch đếm sẽ dừng lại bất cứ khi nào chân ENABLE ở mức cao.

                              Bạn gắn chân ENABLE vào output 7 (chân 6) của 4017. Mạch đếm sẽ chạy và dừng lại khi đến 7. Bây giờ bạn thử gắn chân RESET vào +9V. IC 4017 sẽ trở về 0 và bắt đầu đếm lên, dừng lại lần nữa khi đếm 7.
                              Đếm liên tục theo quy định trước:
                              Bạn có thể dùng 4017 để điều khiển những sự kiện liên tục xảy ra, ví dụ như đèn giao thông.
                              VD bạn làm mạch điện có 3 đèn tín hiệu và sẽ sáng theo quy định:



                              Đây là mạch nguyên lý:



                              Các Diode 1N4148 dùng để tạo cổng OR.
                              Chú ý:
                              Bạn nên đọc Datasheet của 4017 sau khi đọc xong Tut này. Như vậy bạn sẽ nắm rõ và hiểu nhanh hơn datasheet đó. < Xem datasheet 4017 >

                              Nguyễn Trọng Hòa (nguồn Blogthongtin.info)
                              Mình đã thử lắp trên multisim cai mạch đèn giao thông nhưng không hiểu sao nó không hoạt động mọi người thử giúp mình xem lại được không ạ!.

                              Cám ơn các bạn rất nhiều. Mình add file trong chỗ đính kèm phía dưới . Rất mong được mọi người giúp đỡ . Mình dùng multisim để thiết kế .

                              Traffic Lights v(4093 &amp; 4017).zip

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              rainbowsmile Tìm hiểu thêm về rainbowsmile

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X