Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những vấn đề xung quanh khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng op amp?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Bạn chịu khó đọc handbook về OPAM, có đầy đủ những thứ bạn tìm: www.ti.com/lit/an/sboa092a/sboa092a.pdf
    Nguyên văn bởi pinocchio Xem bài viết
    input offset voltage
    input bias current
    input resistance
    outputresistance
    cmrr
    transfer characteristics
    gain-bandwidth product
    slew rate
    có ai cho tui biết mấy thông số trên có ý nghĩa thế nào với, với bài toán như trên thì lựa chọn những thông số trên thế nào cho phù hợp nhỉ?

    Comment


    • #17
      Gửi thientam!
      Bạn cho mình địa chỉ để liên lạc được không?

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi nnthientam Xem bài viết
        Bạn chịu khó đọc handbook về OPAM, có đầy đủ những thứ bạn tìm: www.ti.com/lit/an/sboa092a/sboa092a.pdf
        Chịu khó thì mình cũng chịu khó rồi nhưng một là sách phần nhiều là tiếng anh, hai là nếu tiếng việt thì đọc thôi chưa chắc đã hiểu hết.
        Thế nên mình xin trình bày một số điều mình biết qua thời gian tìm hiểu, điều nào chưa đúng thì mong mọi người góp ý và nếu có ai trình bày cùng nữa thì tốt quá!


        slew rate: tốc độ xoay (dịch nguyên nghĩa)
        Công thức:
        Sr = delta(Vout)/delta(t)
        Thứ nguyên: V/us
        Đây là một thông số rất quan trọng khi khuếch đại tín hiệu với biên độ lớn.
        Ví dụ khi cho 1 xung vuông 5V ở đầu vào nếu opamp lý tưởng ta sẽ có ngay lập tức 5V ở đầu ra,
        nhưng thực tế phải mất một thời gian nhất định để đầu ra đạt tới điện áp ở đầu vào.
        Điều này xảy ra do tụ điện tạp tán trong opamp cần có thời gian nạp, các tụ này do đâu mà có?
        Do cấu tạo opamp là các tầng transistor ghép lại, giữa các tầng có tụ ghép và bản thân transistor cũng có tụ điện tạp tán.
        Vậy khi chọn opamp ta chọn thông số này thế nào?
        Nói chung càng lớn càng tốt! nhưng để cho kinh tế thì cần phải xem tần số tín hiệu cần khuếch đại tần số là bao nhiêu và bạn muốn khuếch đại tới độ lớn nào.
        Cụ thể tính theo công thức:
        fmax = Sr/(2*pi*Vp)
        với: fmax - tần số tín hiệu lớn nhất mà không bị méo
        Vp - biên độ tín hiệu
        Ví dụ với 1 con opamp có Sr = 15V/us, cần khuếch đại tín hiệu tới 10V vậy tần số tín hiệu lớn nhất là bao nhiêu?
        fmax = 15(V/us)/(2*pi*10V) = 239kHz

        gain-bandwidth product:
        Mọi con opamp đều có một hệ số khuếch đại nhất định, khi cho tín hiệu vào đầu vào nếu giữ nguyên biên độ và thay đổi tần số
        ta sẽ thấy khi tăng tần số lên càng lớn biên độ tín hiệu ra càng giảm, điều này do hệ số khuếch đại không như nhau với mọi tần số.
        Tại sao vậy? Lại là do mấy em điện trở và tụ điện tạp tán kia tạo thành các mắt lọc thông thấp ngăn không cho tín hiệu cao tần qua.
        Trở lại với cái tiêu đề tại sao lại viết là hệ số khuếch đại - dải tần? Do là tích 2 hệ số này không đổi, nếu ta muốn có dải tần rộng
        thì hệ số khuếch đại nhỏ và ngược lại. Nếu mình có một con opamp thì làm thế nào để lựa chọn hệ số khuếch đại phù hợp với tín hiệu?
        Tra datasheet thôi! tìm cái biểu đồ có tên open loop gain vs frequency rồi xem ở đó!

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi pinocchio Xem bài viết
          Gửi thientam!
          Bạn cho mình địa chỉ để liên lạc được không?
          Hi Pino, mấy lâu nay mình hơi bận nên không vào forum thường xuyên. Mình ở Đà Nẵng, email của mình: gnaohcuong@gmail.com
          Mình cũng đang làm một mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ nên rất muốn trao đổi cùng các bạn quan tâm vấn đề này.

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          pinocchio Tìm hiểu thêm về pinocchio

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X