Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao ít dùng nguồn xung trong Ampli?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
    Một tay mơ cho hay :
    Nguồn xung ít dùng vì thằng sản xuất nó biết tâm lý các siêu nhân ếch thích nguồn xung và nó cũng không rẻ. Làm ngon thì khó bán, không ngon cũng khó bán nên dẹp
    Ý bác nói giá cả là lí do âm li ít dùng nguồn xung?! Thế thì không hợp lí bởi dân audio thực thụ rất chịu đầu tư cho thiết bị âm thanh, miễn là nó thực sự chất lượng. Em nghe nói chỉ cái dây truyền tín hiệu hay cái dây loa vài mét thôi mà giá đã tới hàng ngàn đôla ấy. Họ còn không tiếc đầu tư bộ lọc nguồn cũng tính bằng ngàn đô thì cái âm li giá bao nhiêu mà sợ không bán được?

    Comment


    • #62
      - tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm thương mại, chỉ cần họ cho rằng nguồn xung hông tốt bằng nguồn biến áp thường thì sẽ loại nó ra ngay, ngược lại nếu đổi ngược tư tưởng được là máy xịn phải dùng nguồn xung xịn thì họ sẽ lại đổ xô đi mua thôi, đầy đám a dua chơi hai en chứ biết đếch gì về ...

      Comment


      • #63
        Theo tớ thì nguồn xung nếu thiết kế không tốt thì khi "tự kỷ" sẽ kéo 1 đám speaker phía sau đi chầu ông vãi nên người ta sợ
        Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
        <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

        Comment


        • #64
          Chúng ta cứ suy này diễn nọ, chi bằng Điễn đàn mình thử chung tay thiết kế một cái nguồn xung "thực chất" nhất từ trước tới giờ với công suất khoảng >=00W, cosphi >=0.98 để nhiễu hài vào khoảng <=10% rồi cùng nhau soi sóng, phân tích và...quảng bá trên thị trường nhằm mục đích "Vực dậy niềm tin về nguồn xung", để loại nguồn này đi sâu hơn vào cuộc sống.
          Các bác cao nhân ngẫm sao ạ?

          Comment


          • #65
            Chúng ta cứ suy này diễn nọ, chi bằng Điễn đàn mình thử chung tay thiết kế một cái nguồn xung "thực chất" nhất từ trước tới giờ với công suất khoảng >=500W, cosphi >=0.98 để nhiễu hài vào khoảng <=10% rồi cùng nhau soi sóng, phân tích và...quảng bá trên thị trường nhằm mục đích "Vực dậy niềm tin về nguồn xung", để loại nguồn này đi sâu hơn vào cuộc sống.
            Các bác cao nhân ngẫm sao ạ?
            P/S: dạo này DĐ load chậm quá , thấy lỗi nên sửa và post bài lại thành ra post 2 lần thế này!

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
              Ý bác nói giá cả là lí do âm li ít dùng nguồn xung?! Thế thì không hợp lí bởi dân audio thực thụ rất chịu đầu tư cho thiết bị âm thanh, miễn là nó thực sự chất lượng. Em nghe nói chỉ cái dây truyền tín hiệu hay cái dây loa vài mét thôi mà giá đã tới hàng ngàn đôla ấy. Họ còn không tiếc đầu tư bộ lọc nguồn cũng tính bằng ngàn đô thì cái âm li giá bao nhiêu mà sợ không bán được?
              Như mọi người đã nói đấy thôi :
              Vẫn có ampli nguồn xung nhưng giá rất cao, nguồn được thiết kế rất cẩn thận. Như vậy sẽ loại phần lớn người sử dụng không nhiều tiền và không có "đôi tai tinh tế".
              Trong số những người ít ỏi còn lại, đa số họ lại tâm lý rất nặng là nguồn xung không tốt bằng biến áp thường. Như vậy số lượng người dùng càng ít nữa, tâm lý đã không thích thì đắt tiền hoặc hay kiểu gì cũng không ra cái gì cả.
              Tâm lý người sản xuất muốn bán được nhiều hàng, tâm lý người mua thích mua thứ mình cho là tốt.Cầu ít thì cung ít thôi chứ có gì khó hiểu đâu bạn ?

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi tepriu Xem bài viết
                Theo tớ thì nguồn xung nếu thiết kế không tốt thì khi "tự kỷ" sẽ kéo 1 đám speaker phía sau đi chầu ông vãi nên người ta sợ
                Theo mình đấy là phần bảo vệ thôi. Chứ nếu xịt thì nguồn nào cũng cho đằng sau đi hết. Nguồn xung có khi an toàn hơn, thường nó lỗi thì nó nổ banh xác rồi tịt ngóm luôn

                Comment


                • #68
                  EM có 1 bô loa hoành tráng gồm a đầu loa lớn và 4 cây loa cao 1,2m. Giờ âm thanh tệ quá. Ai sửa được giúp em hoặc muốn mua thì em bán.

                  Comment


                  • #69
                    Bây giờ em tập làm nguồn xung đơn giản, nhưng không biết bắt đầu làm thế nào (dùng nguồn giảm áp 12v nuôi ic kích, rồi mạch driver FET..) Mọi người có ý kiến gì thì mong giúp đỡ một chút.

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi trongbang3 Xem bài viết
                      Bây giờ em tập làm nguồn xung đơn giản, nhưng không biết bắt đầu làm thế nào (dùng nguồn giảm áp 12v nuôi ic kích, rồi mạch driver FET..) Mọi người có ý kiến gì thì mong giúp đỡ một chút.
                      OK, ta sẽ đi từ cái đơn giản đến phức tạp.
                      Bạn "mổ" một cục sạc di động bất kì ra sẽ vẽ được sơ đồ dạng như ở dưới. Hãy thay các linh kiện như hướng dẫn để có nguồng AC-DC 12V tương đối "sạch sẽ", ít gây nhiễu cho mạch xử lý. Nhớ gắn thêm một cuộn cảm cỡ vài chục uH giữa A và B nhé.
                      Attached Files

                      Comment


                      • #71
                        nguồn xung tuy là nhỏ gọn và có thể có công suất cao. nhưng nhược điểm của e nó là nhiễu. nên ít thấy trong âm li. làm mạch chống nhiễu nữa thì bằng tiền với loại biến cổ điển

                        Comment


                        • #72
                          Cái này làm nguồn standby à dinhthuong80. Còn bộ phận nuôi ic rồi linh kiện lái FET, e muốn tìm hiểu về nó đó a. Em muốn 1 mạch của nguồn xung đơn giản. Flyback nuôi ic lái có ổn lắm không ta ? Chưa có làm lần nào hết, chỉ có đọc và đọc thôi hà, với nuôi ic lái thì dùng trở hạn dòng ổn áp hay dùng mạch flayback như mạch trên thì tốt, thấy trên mạng trong nguồn máy tính dùng flyback giảm áp nuôi cho ic, vừa ổn vừa bền ^^.Để em tìm hiểu sơ đồ của a up lên coi nó hoạt động sao.

                          Comment


                          • #73
                            Sau khi phân tích thì em hiểu thế này: Vùng màu vàng là phần quan trọng để đóng mở biến áp xung, điện trở 2M để cấp dòng ban đầu cho BJT13003, phần màu xanh dương là phần bảo vệ dòng đi qua BJT13003, có con 2.2 ohm để lấy áp ra (nếu dòng CE lớn quá) dập dòng ở cực B của BJT cho giảm dòng lại và tại E nhỏ lại. Vùng màu đỏ hồi tiếp dương (hình như là dương) cho cực B dẫn mạnh hơn. Còn vùng màu xanh lá và cùng màu xám thì chưa hiểu được, con D4148 sẽ nối dòng ở cực B qua opto rồi lại vào đầu của cuộn hồi tiếp để làm gì ?, và tụ 10uF mắc như vậy chưa hiểu được ở 2 chỗ đó đó. Giải thích dùm em, thank.
                            Attached Files

                            Comment


                            • #74
                              D4148 chỉnh lưu xung áp từ cuộn hồi tiếp để nạp vào tụ C10uF. Khi 13003 dẫn mạnh, áp DC đầu ra quá hạn định thì opto mở, áp 1 chiều từ tụ 10uF này sẽ xả qua R2,2 ôm tới E của 13003 rồi qua B của nó, qua opto rồi về cục âm tụ 10uF. Nói dài dòng, thực chất là tụ 10uF này thông qua opto sẽ tạo một áp ngược để đóng con 13003, làm áp DC ra giảm lại.
                              Mạch này nếu nâng cấp 13003( TO126+ tản nhiệt, hoặc 13005), BAX quấn lại 150V/13V/13V ( hay quấn lại lõi lớn hơn) thì công suất đủ cho yêu cầu bạn cần

                              Comment


                              • #75
                                Còn nếu bạn muốn "đơn giản" hơn thì dùng "Thiết kế hoàn chỉnh mạch nguồn xung flyback đơn giản nhất" của Mod bqviet ( cái này bác ấy xài nhiều chíp dán quá, sợ bạn không theo kịp nhưng có thể thay bằng linh kiện thường, bạn gõ phần trong ngoặc kép vào ô Search sẽ có)

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                luulinh Tìm hiểu thêm về luulinh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X