Nguồn xung không rẻ hơn nguồn BA, chỉ là nhẹ hơn thôi. Để dùng tốt cần phải:
1. Nguồn tần số cao. Chọn tần số sao cho hài của nó nằm trong vùng khử tốt của các con opamp, thường là tránh bội số của 50Hz. Có thể chọn 430kHz. Sóng truyền hình phát tần số nào thì bạn chọn theo tần số đó để trong mạch bạn lọc khu vực tần số đó đi.
2. Tụ đầu ra lớn, có lọc tốt.
3. Cơ chế phản hồi ổn áp dùng R,C tạo trễ để nguồn ít bị dao động (ổn định). Sự bù áp này sẽ ảnh hưởng tới âm đầu ra. Mức độ ảnh hưởng sẽ thấy rõ đối với vùng biên âm từ khi im lặng-âm lớn-im lặng. Đối với máy BA sắt từ người ta đã cho dàn tụ to nhưng khi làm BA xung người ta bớt quá nhiều tụ dẫn tới độ bù dòng trên tụ lớn dẫn tới mạch phản hồi nhảy múa.
4. Cơ chế phản hồi ổn áp bằng PWM tốt hơn so với ổn áp ngắt quãng. Một số nguồn xung khi đủ áp thì biến áp thôi không chạy, khi sụt áp thì lại chạy tiếp mà ở chu kỳ đầu tiên lõi làm việc từ điểm từ hóa =0 sẽ khác với các chu kỳ tiếp theo -> lõi kêu và đầu ra có gợn sóng to hơn ở xung đầu tiên. Có thể cải thiện hi-end bằng cách dùng tải giả điều khiển theo âm nhạc bắt nguồn chạy liên tục.
5. Mạch khuếch đại CS là mạch nguồn dòng. Tuy vậy khi nguồn áp cung cấp có tần số thì nó cũng sẽ hiện trên loa. Cứ thử cắm cái nguồn xung lởm vào sẽ thấy tác động lớn ngay, nguồn xung tốt sẽ khó thấy nhưng với siêu nhân họ vẫn phát hiện ra. Điều này cũng giống BA sắt từ nhưng bớt tụ đi thì âm ra méo luôn. Họ quen với méo 50Hz nhưng nếu đưa méo vài kHz vào là siêu nhân đem đi cho luôn. Có thể dùng phương án giảm tốc độ bù của biến áp xung để nó không có giữ đầu ra DC phẳng (tuy phẳng nhưng có gợn li ti vài kHz) mà cho nó bù chậm tạo độ dốc giống như nguồn BA sắt từ. Cái này có thể dùng uP là dễ nhất.
6. Nguồn xung dễ chết mấy con mov bảo vệ đầu vào,mosfet nổ do hàng xóm chạy máy hàn, do sét ... Đó là nguyên nhân chính để nguồn xung cháy 3 lần nguồn sắt chưa cháy lần nào. Cái này không thể khắc phục được đâu.
7. Một số linh kiện thay đổi thông số theo thời gian. Mấy con tụ bé như 104 hay bốc hơi. Ghi 25v nhưng ngâm 5v có con sau 1 năm đã chết ngắn mạch. Mosfet khi đóng ngắt sẽ tự thay đổi thể tích mức siêu nhỏ, sau vài năm xuất hiện nhiều vùng trên lõi silic không dẫn điện tốt nữa, nôm na là nó yếu dần đi. Đối với BA sắt cũng có hiện tượng vỏ emay bị lão hóa rồi có ngày khói um lên. Nhưng nói chung BA sắt bền hơn, thọ hơn. Vậy nên phải mua 2 bộ linh kiện cho vào túi để trong nguồn để sau vài năm thì thay.
7. Bụi. Nguồn xung dễ dính lỗi bụi nhiều hơn do nó dùng quạt. Bụi bám trên linh kiện làm trôi tham số so với tính toán.
Vậy theo ý tôi nguồn xung cho hi-end phải:
- Tần số 430kHz (nếu dùng mic RF thì phải tránh tần sóng mang của mic ra).
- Chạy liên tục.
- Tụ ra to, trở kháng thấp. Giữ số tụ bằng số tụ dùng cho BA sắt từ.
- Tản nhiệt cách ly như laptop.
Hi-end nghĩa là truyền đạt phải tốt. Nếu đo bằng tai thì phải mời siêu nhân giá sẽ rất cao. Đo âm ra âm thì lại tranh cãi khó mà biết cái micro ấy có xịn tới đâu. Theo ý tôi có thể dùng máy để đo kiểm bằng cách phát điện áp ở đầu vào và đo dòng qua trở (loại không điện cảm) ở tất cả các loa. Đồng thời phải đo các điểm mạch trên hệ thống khuếch đại nữa. Để có một hệ thống thực sự hi-end thì hệ thống đo chắc hoành tráng lắm. Hệ thống đo tốt sẽ cô lập được các khối không tốt mà nhận định để cải tiến. Vậy tâm điểm của chế thiết bị âm thanh hi-end là chế máy đo và các bài đo chứ bản thân thiết bị sẽ chỉ là trở ngại kỹ thuật nếu ta đọc đúng bệnh. Tôi nghĩ các hãng bán audio hi-end họ bán đắt là do chi phí máy đo và thuê người thẩm âm là chính chứ thiết bị không thể đắt như cái giá họ bán ra.
1. Nguồn tần số cao. Chọn tần số sao cho hài của nó nằm trong vùng khử tốt của các con opamp, thường là tránh bội số của 50Hz. Có thể chọn 430kHz. Sóng truyền hình phát tần số nào thì bạn chọn theo tần số đó để trong mạch bạn lọc khu vực tần số đó đi.
2. Tụ đầu ra lớn, có lọc tốt.
3. Cơ chế phản hồi ổn áp dùng R,C tạo trễ để nguồn ít bị dao động (ổn định). Sự bù áp này sẽ ảnh hưởng tới âm đầu ra. Mức độ ảnh hưởng sẽ thấy rõ đối với vùng biên âm từ khi im lặng-âm lớn-im lặng. Đối với máy BA sắt từ người ta đã cho dàn tụ to nhưng khi làm BA xung người ta bớt quá nhiều tụ dẫn tới độ bù dòng trên tụ lớn dẫn tới mạch phản hồi nhảy múa.
4. Cơ chế phản hồi ổn áp bằng PWM tốt hơn so với ổn áp ngắt quãng. Một số nguồn xung khi đủ áp thì biến áp thôi không chạy, khi sụt áp thì lại chạy tiếp mà ở chu kỳ đầu tiên lõi làm việc từ điểm từ hóa =0 sẽ khác với các chu kỳ tiếp theo -> lõi kêu và đầu ra có gợn sóng to hơn ở xung đầu tiên. Có thể cải thiện hi-end bằng cách dùng tải giả điều khiển theo âm nhạc bắt nguồn chạy liên tục.
5. Mạch khuếch đại CS là mạch nguồn dòng. Tuy vậy khi nguồn áp cung cấp có tần số thì nó cũng sẽ hiện trên loa. Cứ thử cắm cái nguồn xung lởm vào sẽ thấy tác động lớn ngay, nguồn xung tốt sẽ khó thấy nhưng với siêu nhân họ vẫn phát hiện ra. Điều này cũng giống BA sắt từ nhưng bớt tụ đi thì âm ra méo luôn. Họ quen với méo 50Hz nhưng nếu đưa méo vài kHz vào là siêu nhân đem đi cho luôn. Có thể dùng phương án giảm tốc độ bù của biến áp xung để nó không có giữ đầu ra DC phẳng (tuy phẳng nhưng có gợn li ti vài kHz) mà cho nó bù chậm tạo độ dốc giống như nguồn BA sắt từ. Cái này có thể dùng uP là dễ nhất.
6. Nguồn xung dễ chết mấy con mov bảo vệ đầu vào,mosfet nổ do hàng xóm chạy máy hàn, do sét ... Đó là nguyên nhân chính để nguồn xung cháy 3 lần nguồn sắt chưa cháy lần nào. Cái này không thể khắc phục được đâu.
7. Một số linh kiện thay đổi thông số theo thời gian. Mấy con tụ bé như 104 hay bốc hơi. Ghi 25v nhưng ngâm 5v có con sau 1 năm đã chết ngắn mạch. Mosfet khi đóng ngắt sẽ tự thay đổi thể tích mức siêu nhỏ, sau vài năm xuất hiện nhiều vùng trên lõi silic không dẫn điện tốt nữa, nôm na là nó yếu dần đi. Đối với BA sắt cũng có hiện tượng vỏ emay bị lão hóa rồi có ngày khói um lên. Nhưng nói chung BA sắt bền hơn, thọ hơn. Vậy nên phải mua 2 bộ linh kiện cho vào túi để trong nguồn để sau vài năm thì thay.
7. Bụi. Nguồn xung dễ dính lỗi bụi nhiều hơn do nó dùng quạt. Bụi bám trên linh kiện làm trôi tham số so với tính toán.
Vậy theo ý tôi nguồn xung cho hi-end phải:
- Tần số 430kHz (nếu dùng mic RF thì phải tránh tần sóng mang của mic ra).
- Chạy liên tục.
- Tụ ra to, trở kháng thấp. Giữ số tụ bằng số tụ dùng cho BA sắt từ.
- Tản nhiệt cách ly như laptop.
Hi-end nghĩa là truyền đạt phải tốt. Nếu đo bằng tai thì phải mời siêu nhân giá sẽ rất cao. Đo âm ra âm thì lại tranh cãi khó mà biết cái micro ấy có xịn tới đâu. Theo ý tôi có thể dùng máy để đo kiểm bằng cách phát điện áp ở đầu vào và đo dòng qua trở (loại không điện cảm) ở tất cả các loa. Đồng thời phải đo các điểm mạch trên hệ thống khuếch đại nữa. Để có một hệ thống thực sự hi-end thì hệ thống đo chắc hoành tráng lắm. Hệ thống đo tốt sẽ cô lập được các khối không tốt mà nhận định để cải tiến. Vậy tâm điểm của chế thiết bị âm thanh hi-end là chế máy đo và các bài đo chứ bản thân thiết bị sẽ chỉ là trở ngại kỹ thuật nếu ta đọc đúng bệnh. Tôi nghĩ các hãng bán audio hi-end họ bán đắt là do chi phí máy đo và thuê người thẩm âm là chính chứ thiết bị không thể đắt như cái giá họ bán ra.
Comment