Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[HỎI] Tính toàn mạch lọc nhiễu trong mạch nguồn ổn áp.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [HỎI] Tính toàn mạch lọc nhiễu trong mạch nguồn ổn áp.

    Cho mình hỏi các tính giá trị tụ C, trong mạch lọc nhiễu ngõ ra của mạch ổn áp có dòng tải khoảng max 1,5 A. Sóng nhiễu cần lọc là từ 1hz đến 10Khz. Tuy là tần số 1Hz ko cho qua nhưng tín hiệu DC vẫn cho qua nhé. (hơi là khó đó, các bác giúp được khoảng tần nào thì júp, miễn là càng gần 1hz cần tốt. 10Khz đến 100kHz cũng rất cảm ơn, chủ yếu là chỉ em cách tính)
    Em đọc tài liệu thấy toàn là lọc mạch tính hiệu thôi. Đây là mạch nguồn nên công suất là một vấn đề đáng chú ý.
    Mong các bác nhiệt tình giúp em với.
    Lê Thanh Tùng
    Email:
    Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

  • #2
    Chả có mạch nào lọc được từ 1Hz đến 10KHz mà vẫn cho DC qua @@.

    Comment


    • #3
      uk. chắc là ko được. thế thì cho dòng DC mà cho thông một khoảng nào trong cái đoạn từ 1hz đến 100kHz được ko bác
      Lê Thanh Tùng
      Email:
      Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
        Cho mình hỏi các tính giá trị tụ C, trong mạch lọc nhiễu ngõ ra của mạch ổn áp có dòng tải khoảng max 1,5 A. Sóng nhiễu cần lọc là từ 1hz đến 10Khz. Tuy là tần số 1Hz ko cho qua nhưng tín hiệu DC vẫn cho qua nhé. (hơi là khó đó, các bác giúp được khoảng tần nào thì júp, miễn là càng gần 1hz cần tốt. 10Khz đến 100kHz cũng rất cảm ơn, chủ yếu là chỉ em cách tính)
        Em đọc tài liệu thấy toàn là lọc mạch tính hiệu thôi. Đây là mạch nguồn nên công suất là một vấn đề đáng chú ý.
        Mong các bác nhiệt tình giúp em với.
        Thua cả hai tay và cả hai chân luôn!!!!? hình như lấy cái lưới để bắt Cụ Rùa hồ Gươm lọc được đấy!!!

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
          Thua cả hai tay và cả hai chân luôn!!!!? hình như lấy cái lưới để bắt Cụ Rùa hồ Gươm lọc được đấy!!!
          Thì bạn cho mình xin 1 ý kiến. Chứ bạn nói vậy chung chung quá. Mình chỉ cần cách thức tính toán thế nào thôi. Lọc tần số bao nhiêu k quan trọng.
          Lê Thanh Tùng
          Email:
          Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

          Comment


          • #6
            Bạn có thể tìm trong cuốn "HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT" của thầy Phạm Quốc Hải.Trong đấy thầy cũng dạy nhiều cách tính toán cho các mạch
            Last edited by kami90; 30-09-2012, 11:09.
            myPage:

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
              Thì bạn cho mình xin 1 ý kiến. Chứ bạn nói vậy chung chung quá. Mình chỉ cần cách thức tính toán thế nào thôi. Lọc tần số bao nhiêu k quan trọng.
              Trong thực tế , lọc kiểu như yêu cầu là không thực tế!!! sẽ không có cái mạch nào lọc được từ 1hz đến 10khz và hơn nữa 20----100khz!??? người ta chỉ có thể thiết kế ra mạch lọc chỉ đẻ lọc một tần số nào đó hoặc một khoảng nhỏ của một dải tần nào đó thôi, chứ KHÔNG THỂ lọc cả một khoảng từ 1hz đến 10khz được,Juyn Verne cũng chưa siêu tưởng đến cỡ đó đâu!

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                Trong thực tế , lọc kiểu như yêu cầu là không thực tế!!! sẽ không có cái mạch nào lọc được từ 1hz đến 10khz và hơn nữa 20----100khz!??? người ta chỉ có thể thiết kế ra mạch lọc chỉ đẻ lọc một tần số nào đó hoặc một khoảng nhỏ của một dải tần nào đó thôi, chứ KHÔNG THỂ lọc cả một khoảng từ 1hz đến 10khz được,Juyn Verne cũng chưa siêu tưởng đến cỡ đó đâu!
                Mình thành thật xin lỗi vì thức tế chưa được biết nhiều nên có những câu hỏi ngớ ngẩn.
                Cảm ơn các bác đã nhiệt tình góp ý !
                Mình chỉ mới đọc qua lý thuyết về lọc. Nhưng hình như là lọc tín hiệu chứ ko phải học nguồn. Theo logic của mình bản chất của lọc nhiễu nguồn công suất và lọc tín hiệu chắc là không khác nhau, chỉ khác nhau là công suất cho nên các giá trị phải tính khác thôi. Có phải thế không bác ?
                Ở bên lọc tín hiệu thì đúng là thực tế mình chưa gặp cái nào có thề lọc dưới 10kHz mà có thể cho tín hiệu DC qua. Theo lý thuyết thì nếu lọc thông thấp LPH có tần số cắt là 10kHz thì các dao động có tần số >10kHz là ko cho qua (Biên độ dao động ra chia cho biên độ dao động vào bé hơn 1/căn 2) phải không bác ? Nếu như thế là tần số 10000kHz cũng được bỏ qua không hả bác, hay là chỉ ngắt được một khoảng phía trên >10kHz trong một phạm vi nào đó thôi ?
                Tiễn đây cho mình hỏi luôn là cái tụ san phẳng (sau cầu chỉnh lưu) nó có phải là tụ lọc không ? hay san phẳng lại khác lọc.
                Bác có biết tài liệu nào về lọc nguồn ko? có thể giới thiệu cho mình một ít được ko.
                Lê Thanh Tùng
                Email:
                Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

                Comment


                • #9
                  Điện áp,hay dòng điện thì cũng là tín hiệu thôi.Khi phân tích phổ Furie ra thì sẽ thấy các thành phần sóng hài bạc cao đi cũng thành phần sóng cơ bản.Căn cứ vào đó ta tính toán bộ lọc để loại bỏ những thành phần hài bậc cao không mong muốn
                  Bạn tìm mua quyển mình chỉ ý.Rất hay đó
                  myPage:

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
                    Mình thành thật xin lỗi vì thức tế chưa được biết nhiều nên có những câu hỏi ngớ ngẩn.
                    Cảm ơn các bác đã nhiệt tình góp ý !
                    Mình chỉ mới đọc qua lý thuyết về lọc. Nhưng hình như là lọc tín hiệu chứ ko phải học nguồn. Theo logic của mình bản chất của lọc nhiễu nguồn công suất và lọc tín hiệu chắc là không khác nhau, chỉ khác nhau là công suất cho nên các giá trị phải tính khác thôi. Có phải thế không bác ?
                    Ở bên lọc tín hiệu thì đúng là thực tế mình chưa gặp cái nào có thề lọc dưới 10kHz mà có thể cho tín hiệu DC qua. Theo lý thuyết thì nếu lọc thông thấp LPH có tần số cắt là 10kHz thì các dao động có tần số >10kHz là ko cho qua (Biên độ dao động ra chia cho biên độ dao động vào bé hơn 1/căn 2) phải không bác ? Nếu như thế là tần số 10000kHz cũng được bỏ qua không hả bác, hay là chỉ ngắt được một khoảng phía trên >10kHz trong một phạm vi nào đó thôi ?
                    Tiễn đây cho mình hỏi luôn là cái tụ san phẳng (sau cầu chỉnh lưu) nó có phải là tụ lọc không ? hay san phẳng lại khác lọc.
                    Bác có biết tài liệu nào về lọc nguồn ko? có thể giới thiệu cho mình một ít được ko.
                    Đây là cũng là điều bình thường thôi, vì bây giờ nguồn thông tin có quá nhiều , mà người đưa ra lại không nghĩ đến người đọc ở trình độ nào , và người đọc cũng bị lóa trước những dữ kiện quá nhiều của vấn đề cần biết , thế nên đọc rất nhiều nhưng hiểu chẳng là bao! còn lọc thấp thì có nghĩa là sẽ chận lại những dải tần thấp không cho qua,hoặc qua được rất ít. nhưng thấp là bao nhiêu thì còn tùy vào chức năng của mạch , cái này không biểu thị cho một tần số nào cả. Còn tụ lọc hay san phẳng thì nói nôm na là giống nhau , nhưng nếu chi tiết đến chữ và nghĩa thì nó có hơi khác một chút, tụ lọc nguồn trị số khá lớn, chủ yếu là nằm sau mạch nắn điện, mạch chỉnh lưu sau AC nhằm làm bằng gợn AC vì sau khi nắn áp DC vẫn bị lồi lõm không bằng phẳng, nên cần có tụ để làm phẳng, nhưng trong áp DC đó vẫn có những "gai" AC đột biến nhiễm vào(xung nhọn)nên cần có những tụ trị số nhỏ được kèm thêm vào để san phẳng những gai đó, nói chung thì mình cũng không phải là giỏi gì nên trình bày có thể có sai sót, chỉ là nói những điều mình biết để truyền đạt lại thôi, nếu không vừa ý thì bỏ qua nhé!
                    Last edited by Quocthaibmt; 30-09-2012, 14:12.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi kami90 Xem bài viết
                      Điện áp,hay dòng điện thì cũng là tín hiệu thôi.Khi phân tích phổ Furie ra thì sẽ thấy các thành phần sóng hài bạc cao đi cũng thành phần sóng cơ bản.Căn cứ vào đó ta tính toán bộ lọc để loại bỏ những thành phần hài bậc cao không mong muốn
                      Bạn tìm mua quyển mình chỉ ý.Rất hay đó
                      Vâng ! Mình sẽ tìm đọc cuốn bạn nói. Có vấn đề gì trong cuốn sách đó mình sẽ liên lạc cho bác trên 4rum có được không bác ? Cảm ơn bác trước đã nhé !
                      Lê Thanh Tùng
                      Email:
                      Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                        Đây là cũng là điều bình thường thôi, vì bây giờ nguồn thông tin có quá nhiều , mà người đưa ra lại không nghĩ đến người đọc ở trình độ nào , và người đọc cũng bị lóa trước những dữ kiện quá nhiều của vấn đề cần biết , thế nên đọc rất nhiều nhưng hiểu chẳng là bao! còn lọc thông thấp thì có nghĩa là sẽ chận lại những dải tần thấp không cho qua,hoặc qua được rất ít. nhưng thấp là bao nhiêu thì còn tùy vào chức năng của mạch , cái này không biểu thị cho một tần số nào cả. Còn tụ lọc hay san phẳng thì nói nôm na là giống nhau , nhưng nếu chi tiết đến chữ và nghĩa thì nó có hơi khác một chút, tụ lọc nguồn trị số khá lớn, chủ yếu là nằm sau mạch nắn điện, mạch chỉnh lưu sau AC nhằm làm bằng gợn AC vì sau khi nắn áp DC vẫn bị lồi lõm không bằng phẳng, nên cần có tụ để làm phẳng, nhưng trong áp DC đó vẫn có những "gai" AC đột biến nhiễm vào(xung nhọn)nên cần có những tụ trị số nhỏ được kèm thêm vào để san phẳng những gai đó, nói chung thì mình cũng không phải là giỏi gì nên trình bày có thể có sai sót, chỉ là nói những điều mình biết để truyền đạt lại thôi, nếu không vừa ý thì bỏ qua nhé!
                        Bác trình bài thế cũng được rùi_ có chăng thì 1 câu bác trình bày quá nhiều ý nên cảm giác thấy vậy thôi. Mình hiểu những gì bác nói mà.
                        Nhưng hình như bác nhầm 1 tý xíu cái lọc thông thấp. Lọc thông thấp là cho tần số thấp thông qua_tức là cho qua tần số thấp chứ ko phải chặn (qua ít) tần số thấp. Nhưng mình vẫn hiểu không sao. Mình thắc mắc cái đoạn mà "gai" AC đột bến sẽ được một cái tụ trị số nhỏ lọc. Cái tụ này mắc song song với cái tụ san phằng chính phải không bác. Thực tế, mình cũng vẫn thấy những tụ có nhiều giá trị mắc song song vậy. Nghe nói tuy là mắc song song nhưng không thể thay thế một cái tụ có trị số bằng tổng các tụ đó được. Hình như nó là cái mạch lọc RC đơn giản nhưng có trị số R rất nhỏ. Nhưng mà thiệt là khó hiểu cái quá trình nạp xạ của nó thế nào mà ra được vậy. Có phải như vậy ko các bác nhị ?
                        Lê Thanh Tùng
                        Email:
                        Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi thegioimoiqb Xem bài viết
                          Bác trình bài thế cũng được rùi_ có chăng thì 1 câu bác trình bày quá nhiều ý nên cảm giác thấy vậy thôi. Mình hiểu những gì bác nói mà.
                          Nhưng hình như bác nhầm 1 tý xíu cái lọc thông thấp. Lọc thông thấp là cho tần số thấp thông qua_tức là cho qua tần số thấp chứ ko phải chặn (qua ít) tần số thấp. Nhưng mình vẫn hiểu không sao. Mình thắc mắc cái đoạn mà "gai" AC đột bến sẽ được một cái tụ trị số nhỏ lọc. Cái tụ này mắc song song với cái tụ san phằng chính phải không bác. Thực tế, mình cũng vẫn thấy những tụ có nhiều giá trị mắc song song vậy. Nghe nói tuy là mắc song song nhưng không thể thay thế một cái tụ có trị số bằng tổng các tụ đó được. Hình như nó là cái mạch lọc RC đơn giản nhưng có trị số R rất nhỏ. Nhưng mà thiệt là khó hiểu cái quá trình nạp xạ của nó thế nào mà ra được vậy. Có phải như vậy ko các bác nhị ?
                          Ồ đúng là mình có nhầm chỗ "thông" rồi, lọc thấp thì mới chận, vừa viết bài vừa trò chuyện nên sai bét! Cám ơn bạn nhé!còn chuyện tụ lọc thì cũng đơn giản là mắc song song 1 tụ trị số lớn và 1 trị số nhỏ thường là 0,1uF, còn mắc song song thì không thể thay bằng 1 cái có bằng tổng các tụ kia thì cũng còn tuy theo từng trường hợp, đa phần là được, nhưng cái 1000uF thì không thay thế cái 0,1uF được trong lọc nguồn!ngoài ra thì còn có thêm mạch lọc R/C hoặc L/C trong các mạch cung cấp nguồn.còn cái quá trình nạp xả của tụ thì nó lại nằm ở vấn đề khác DAO ĐỘNG", ở phần nguồn thì chỉ khi mà tầng công suất đột ngột lấy dòng lớn thì tụ sẽ cấp ngay tức thời dòng điện lớn đo khi mà biến thế chưa cấp kịp, nhưng nó chỉ đáp ứng cấp thời mà thôi.

                          Comment


                          • #14
                            đây là trích đoạn trong cuốn sách bác kami90 giới thiệu. Cho những ai tìm kiếm theo luồng này.
                            BỘ LỌC MỘT CHIỀU
                            Lê Thanh Tùng
                            Email:
                            Luôn luôn " Cảm ơn" với những điều có nghĩa.

                            Comment


                            • #15
                              thu mach loc rlc xem sao..

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thegioimoiqb Tìm hiểu thêm về thegioimoiqb

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X