Thông báo

Collapse
No announcement yet.

gặp vấn đề dòng ngược IC 7805

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • gặp vấn đề dòng ngược IC 7805

    nói thật, khoản điện tử tương tự em bị hổng một số chỗ, học lại lý thuyết thì khá là lâu mà khó tiếp thu, vì thế em kết hợp vừa học vừa thực hành.
    bắt tay vào con IC 78xx (chính xác là 7805) thì em gặp vấn đề sau:
    khi thiết kế mạch, nguồn vào 9V . mô phỏng trên proteus : khi bật công tắc thì dòng ra đúng 5V, nhưng khi ngắt công tắc thì dòng ra lại là 2.7V chứ không phải là 0V như mong muốn. em nghĩ là do dòng ngược từ ground nhưng không rõ cách khắc phục như thế nào, vì thế đem lên đây mong được sự giải đáp, cũng là để học hỏi thêm. mong mọi người giúp đỡ.

  • #2
    chả thấy mạch mum gì hết, ngỏ ra có tụ ko, nếu có tụ thì vẫn còn có áp. Dòng nào mà đi ngược từ GND, dòng chỉ đi từ + về - thôi nhé.

    Comment


    • #3
      ý em là chênh áp giữa áp 0V và -xV ấy mà =.=`
      đúng là mạch em có tụ em xin post mạch lên, mong được hướng dẫn cách khắc phục
      Click image for larger version

Name:	7805.png
Views:	1
Size:	25.7 KB
ID:	1368136

      Comment


      • #4
        tụ ttích điện kìa bạn, tới 3 tụ lun, nên khi ngắt điện, sẽ vần còn điện từ trong tụ xả ra, ngoài thực tế nhìn bóng led bít liền, bóng led ko tắt mà mờ dần, bạn bỏ 3 tụ đó đi, sẽ thấy khác liền
        không tiếp nhận cuộc gọi qua điện thoại vì đi làm toàn tập, tính khí thất thường, hay nóng võ công lại cao

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi mayden1790 Xem bài viết
          ý em là chênh áp giữa áp 0V và -xV ấy mà =.=`
          đúng là mạch em có tụ em xin post mạch lên, mong được hướng dẫn cách khắc phục
          [ATTACH=CONFIG]53490[/ATTACH]
          Sao lại dùng AC Volts mà đo DC?

          Comment


          • #6
            tình hình là sau khi bỏ tụ, và đo (cái lần chụp lấy ảnh do sơ xuất em dùng máy đo DC), mặc dù đã bỏ cả led, để đúng mạch cơ bản nhất đó là nguồn 9V, IC 7805, máy đo AC thì vẫn bị tình trạng : đóng mạch thì 5V ra, nhưng khi ngắt mạch đồng hồ vẫn chỉ gần 3V, em ko rõ cái này nguyên nhân do proteus lỗi hay do lỗi cá nhân em. ngay cả mạch trong ảnh trên thì C6 là tụ hóa nhỏ, diode D1 sẽ giải phóng dần lượng điện trên 2 tụ hóa lớn và tụ hóa nhỏ C4, C5. vì thế dù có tụ hóa đi chăng nữa thì đáng lẽ bộ đo AC phải cho giá trị hiệu điện thế giảm dần đến 0 mới đúng. nhưng ở đây vẫn là gần 3V.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi mayden1790 Xem bài viết
              tình hình là sau khi bỏ tụ, và đo (cái lần chụp lấy ảnh do sơ xuất em dùng máy đo DC), mặc dù đã bỏ cả led, để đúng mạch cơ bản nhất đó là nguồn 9V, IC 7805, máy đo AC thì vẫn bị tình trạng : đóng mạch thì 5V ra, nhưng khi ngắt mạch đồng hồ vẫn chỉ gần 3V, em ko rõ cái này nguyên nhân do proteus lỗi hay do lỗi cá nhân em. ngay cả mạch trong ảnh trên thì C6 là tụ hóa nhỏ, diode D1 sẽ giải phóng dần lượng điện trên 2 tụ hóa lớn và tụ hóa nhỏ C4, C5. vì thế dù có tụ hóa đi chăng nữa thì đáng lẽ bộ đo AC phải cho giá trị hiệu điện thế giảm dần đến 0 mới đúng. nhưng ở đây vẫn là gần 3V.
              do điều kiện mô phỏng mặc định của proteus gần như lý tưởng thôi,với nữa cũng ko rõ lắm về mô phỏng của proteus nó tính toán thế nào, thực tế ngắt nguồn bằng công tắc là ko còn dòng trong chạy trong mạch đâu.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi chung1608 Xem bài viết
                do điều kiện mô phỏng mặc định của proteus gần như lý tưởng thôi,với nữa cũng ko rõ lắm về mô phỏng của proteus nó tính toán thế nào, thực tế ngắt nguồn bằng công tắc là ko còn dòng trong chạy trong mạch đâu.
                vầng, cảm ơn bác, nhờ bác em cũng sáng ra vài điều , thực sự do điều kiện nên em không được tiếp xúc thực tế nên cũng gặp nhiều vấn đề khó giải quyết thật, đúng là nếu đã ngắt cứng bằng công tắc thì phải không có dòng trong mạch. giờ em sẽ lưu ý hơn về vấn đề thực tế và mô phỏng. lần nữa cảm ơn các bác nhiều

                Comment


                • #9
                  theo em bác lên chuyển cái công tắc vào sau tụ đi khi cắt công tắc sẽ không có áp từ tụ xả vào chân in của 78 để xuống mas mữa mà chỉ qua led thui thì ngon ngay bác ak .

                  Comment


                  • #10
                    theo em bác lên chuyển cái công tắc vào sau tụ đi khi cắt công tắc sẽ không có áp từ tụ xả vào chân in của 78 để xuống mas mữa mà chỉ qua led thui thì ngon ngay bác ak .
                    Còn chuyển công tắc đi đâu nữa mà theo tôi ???

                    Theo tôi thì nên vứt cụ cái proteus đi ... Mang mạch ra làm thực tế. Tập trung cái đầu suy nghĩ cho nó logic 1 tý ... tính toán cụ thể ( mạch như vậy là gần tạm ổn để ứng dụng rồi - chỉ cần sửa 1 chút thôi )

                    như các giá trị tụ lọc chọn cho phù hợp để đạt hiệu quả Lọc , điện trở nối tiếp với led cũng nên tính toán lại theo " đúng định luật " ... chứ để thế kia nó dễ cháy con led mất ( do điện cấp đầu vào 7805 cao ... mà giá trị trở 220 ôm quá nhỏ ==> dòng quá cao )

                    Chứ mô phỏng với mô phẻo kiểu kia Không Tính Toán cụ thể thì ra ngoài nó vẫn có vấn đề , vẫn cháy khét thôi mà ...
                    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    mayden1790 Tìm hiểu thêm về mayden1790

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X