Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đo trở kháng của mạch (Z) gồm phần thực và phần ảo

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đo trở kháng của mạch (Z) gồm phần thực và phần ảo

    Em đang làm mạch phối hợp trở kháng giữa bộ khuyếch đại tín hiệu và anten. Hiện tại thì em đã biết trở kháng của anten và đang cần đo trở kháng ra của mạch khuyếch đại công suất. Nhưng em vẫn chưa biết làm thế nào để đo được trở kháng của mạch (Z= R+jX). Mong anh chị trên diễn đàn giứp đỡ em với

  • #2
    Đo trở kháng antenna cần có máy Network analyzer để đo. Ngoài ra co thể dùng ocilloscope kết hợp với nguồn phát để đo cho những antenna có tần số thấp.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nissalabella Xem bài viết
      Đo trở kháng antenna cần có máy Network analyzer để đo. Ngoài ra co thể dùng ocilloscope kết hợp với nguồn phát để đo cho những antenna có tần số thấp.
      Bác có thể hướng đãn em trường hợp dùng ocilloscope để đo trở kháng khộng ạ

      Comment


      • #4
        Tín hiệu vào đo trên 1 kênh, tín hiệu ra đo trên kênh còn lại. Độ lệch pha gọi là delta ( δ ).
        Trở kháng đo được chính là modul của trở kháng phức │Z│
        R là phần thực của Z, được tính bằng: R = │Z│cos δ
        còn kháng X là phần ảo nên: X = │Z│sin δ
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #5
          Để đo trở kháng thì cần có máy đo chuyên dụng, tối thiểu là RLC Meter, chuyên hơn nữa là Network Analyzer.
          Trong trường hợp cùi nhất, "tay không bắt giặc" thì ta đành phải dùng oscilloscope và hộp điện trở mẫu, đo theo phương pháp so sánh.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #6
            Nếu có máy móc , thiết bị thì quá ngon rồi ... khỏi phải nói ( lúc đó chỉ cần kinh nghiệm căn chỉnh , thiết kế 1 chút là có thể đánh giá được ) rất trực quan .

            Vậy thì phải đặt câu hỏi ... ngày xưa khi không có các thiết bị đo , máy móc tiền tỉ ... người ta làm thế nào mà tốt thế ? mà vẫn xác định được ?

            Mỗi người khi đã nghiên cứu sâu và biết được sẽ có những phương pháp riêng của mình . thậm chí chẳng cần Osc , network ... vẫn có thể phối hợp trở kháng được với ít linh kiện ( chuẩn ) và cái đồng hồ vạn năng . ( những cái này là kinh nghiệm sương máu , hay cũng có thể nói " bí kíp " nhà nghề nên mình không đề cập chuyên sâu ) .

            --- Mình vẫn muốn nghe mấy cái phương pháp của mọi người ( mặc dù có thể mình đã biết ) vì giờ chủ yếu là dùng trang thiết bị để giải quyết vấn đề !

            --- Bạn nhớ cho mình 1 phương thức cơ bản vẫn áp dụng từ cổ chí kim cho đến hiện đại ... từ những amateur RF hay chuyên nghiệp đều có thể đã trải qua. Trong Tiếng Việt mình gọi là mạch cầu cân bằng . Bọn Tây thì không biết nhưng ... kêu nó là Wheatstone Bridge.

            Bạn có thể search cơ bản về mạch cầu Wheatstone ... về lý thuyết nó rất dễ. Nếu bạn đã biết được chính xác trở kháng , cộng hưởng của 1 anten tại 1 tần số thì việc xác định đầu vào không khó .

            Bạn có thể tham khảo cái này , mình nghĩ nó rất hữu ích về việc cộng hưởng và phối hợp với 1 anten .

            Antenna Resonance Measurement using an Oscilloscope and signal generator, MVI_4378 - YouTube

            Bình thường trên thực tế bạn có thể làm mạch cầu lấy mốc anten làm chuẩn ( nếu đã biết chính xác thông số của anten rồi ) kết hợp với nguồn phát ( chính là cái mạch bạn làm ) và tính toán , suy luận ngược lại bạn sẽ có được trở kháng đầu ra của mạch khuếch đại thông qua sóng dội phản hồi ( REF ).

            Việc matching có thể dùng một mạch bridge. Nếu có Osclloscope bạn có thể xem dạng sóng (cụ thể để đánh giá chất lượng , độ méo , hay những sai lệch chẳng hạn ) . ( video trên là 1 ví dụ ).

            --- Bạn nhờ bác gì đó ở trên có thể có phương pháp , kinh nghiệm hay hơn chăng
            Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

            Comment


            • #7
              Đây là cái trang web của đoạn video trên ... nó rất cơ bản của 1 mạch cầu ... bạn có thể tham khảo " và thích thì chế tạo "

              http://web.archive.org/web/200708231...ch/ph_mag.html
              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

              Comment


              • #8
                Bạn xem sơ đồ mạch đo trở kháng Z đơn giản nhé:
                Document2.pdf
                Hệ đo này đo được trở kháng, còn pha thì đo như trên #4.
                Từ đó tính ra R và X cũng theo #4.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  Bạn xem sơ đồ mạch đo trở kháng Z đơn giản nhé:
                  [ATTACH]63175[/ATTACH]
                  Hệ đo này đo được trở kháng, còn pha thì đo như trên #4.
                  Từ đó tính ra R và X cũng theo #4.
                  Em nhìn cái sơ đồ mà em chả hiểu j bác ah cái Switch box là cái j hả bác, còn cái counter nữa, cái decade resistor là điện trở j hả bác?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                    Nếu có máy móc , thiết bị thì quá ngon rồi ... khỏi phải nói ( lúc đó chỉ cần kinh nghiệm căn chỉnh , thiết kế 1 chút là có thể đánh giá được ) rất trực quan .

                    Vậy thì phải đặt câu hỏi ... ngày xưa khi không có các thiết bị đo , máy móc tiền tỉ ... người ta làm thế nào mà tốt thế ? mà vẫn xác định được ?

                    Mỗi người khi đã nghiên cứu sâu và biết được sẽ có những phương pháp riêng của mình . thậm chí chẳng cần Osc , network ... vẫn có thể phối hợp trở kháng được với ít linh kiện ( chuẩn ) và cái đồng hồ vạn năng . ( những cái này là kinh nghiệm sương máu , hay cũng có thể nói " bí kíp " nhà nghề nên mình không đề cập chuyên sâu ) .

                    --- Mình vẫn muốn nghe mấy cái phương pháp của mọi người ( mặc dù có thể mình đã biết ) vì giờ chủ yếu là dùng trang thiết bị để giải quyết vấn đề !

                    --- Bạn nhớ cho mình 1 phương thức cơ bản vẫn áp dụng từ cổ chí kim cho đến hiện đại ... từ những amateur RF hay chuyên nghiệp đều có thể đã trải qua. Trong Tiếng Việt mình gọi là mạch cầu cân bằng . Bọn Tây thì không biết nhưng ... kêu nó là Wheatstone Bridge.

                    Bạn có thể search cơ bản về mạch cầu Wheatstone ... về lý thuyết nó rất dễ. Nếu bạn đã biết được chính xác trở kháng , cộng hưởng của 1 anten tại 1 tần số thì việc xác định đầu vào không khó .

                    Bạn có thể tham khảo cái này , mình nghĩ nó rất hữu ích về việc cộng hưởng và phối hợp với 1 anten .

                    Antenna Resonance Measurement using an Oscilloscope and signal generator, MVI_4378 - YouTube

                    Bình thường trên thực tế bạn có thể làm mạch cầu lấy mốc anten làm chuẩn ( nếu đã biết chính xác thông số của anten rồi ) kết hợp với nguồn phát ( chính là cái mạch bạn làm ) và tính toán , suy luận ngược lại bạn sẽ có được trở kháng đầu ra của mạch khuếch đại thông qua sóng dội phản hồi ( REF ).

                    Việc matching có thể dùng một mạch bridge. Nếu có Osclloscope bạn có thể xem dạng sóng (cụ thể để đánh giá chất lượng , độ méo , hay những sai lệch chẳng hạn ) . ( video trên là 1 ví dụ ).

                    --- Bạn nhờ bác gì đó ở trên có thể có phương pháp , kinh nghiệm hay hơn chăng
                    Bác Quế Dương ơi cho em hỏi, hôm trước em có hỏi được một chỗ có máy network analyzer nhưng dải tần đo được từ 100kHz đến 3Ghz, liệu với máy đó em có đo được trở kháng của cái mạch khuyếch đại công suất của em không hả bác, tín hiệu để đưa vào mạch khuyếch đại của em tầm 13Khz, em dùng nguồn +_ 40V cho cái mạch khuếch đại công suất của em.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi vietnamese17 Xem bài viết
                      Bác Quế Dương ơi cho em hỏi, hôm trước em có hỏi được một chỗ có máy network analyzer nhưng dải tần đo được từ 100kHz đến 3Ghz, liệu với máy đó em có đo được trở kháng của cái mạch khuyếch đại công suất của em không hả bác, tín hiệu để đưa vào mạch khuyếch đại của em tầm 13Khz, em dùng nguồn +_ 40V cho cái mạch khuếch đại công suất của em.
                      Vậy mạch khuếch đại làm việc ở tần số bao nhiêu ? nếu hợp dải của máy đo thì OK, ngoài ra bạn phải tham khảo xem tín hiệu vào ra của máy , các thông số có thể chịu đựng, khả năng của máy .... thì mới đo hoặc không đo chứ chung chung thế thì biết làm sao được . Mỗi hãng sản xuất khác nhau , chất lượng khác nhau ... thế giới thì có hàng trăm, hàng nghìn hãng sản xuất ... bạn đọc manual của nó xem !
                      Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                        Vậy mạch khuếch đại làm việc ở tần số bao nhiêu ? nếu hợp dải của máy đo thì OK, ngoài ra bạn phải tham khảo xem tín hiệu vào ra của máy , các thông số có thể chịu đựng, khả năng của máy .... thì mới đo hoặc không đo chứ chung chung thế thì biết làm sao được . Mỗi hãng sản xuất khác nhau , chất lượng khác nhau ... thế giới thì có hàng trăm, hàng nghìn hãng sản xuất ... bạn đọc manual của nó xem !
                        Nó là mạch khuyếch đại âm tần bác ạ, chuyên làm cho loa ấy ,tầm 0-20Khz. Liệu khoảng đấy chó phù hợp với cái máy đo với dải tần từ 100k đến &ghz ko hả bác, ah mà e nhờ dc cái máy Anritsu MT8222A. Có bác nào đã dùng qua chưa?

                        Comment


                        • #13
                          Úi giời ... tưởng cha đo cái gì của ghê gớm ... Trên thì hỏi anten , dưới lại hóa ra đo cái AMP audio

                          làm cứ tưởng để mà cứ ngồi phán gà phán vịt , máy với móc tiền tỉ nọ kia . Nhập nhà nhập nhằng chẳng đâu vào đâu !
                          mạch ở tần thấp thì làm gì có mức phản hồi mấy mà phải lăn tăn . dùng đồng hồ vặn năng , oscillo đều đo được hết . ( chủ yếu là đo vôn mà thôi )

                          Đo trở kháng đầu ra của 1 ampli thì làm cái tải giả ( điện trở công suất chẳng hạn 8 hoặc 10 ôm ... hoặc bao nhiêu đó thì tùy - đủ nhỏ để xác định là được).
                          1) Đo không tải .
                          - cấp tín hiệu vào mạch Amp ( dùng máy phát tín hiệu 13Khz ) ... cắm đồng hồ hay ô xi lô đo áp đầu ra được V1

                          2) Gắn tải giả vào .

                          - Cấp tín hiệu 13Khz vào . đo điện áp được V2


                          3) tính trở kháng đầu ra : Zout = Rload ( tải giả) * ( V1/V2-1)

                          Xong rồi đó !
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #14
                            Mà em định làm mạch cộng hưởng LC phối hợp trở Kháng tại tần số cộng hưởng của anten, các bác thấy thế nào? vì tần số cộng hưởng chỉ tầm 13Khz nên việc đo đạt trở kháng hơi khó các bác ạ

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi vietnamese17 Xem bài viết
                              Mà em định làm mạch cộng hưởng LC phối hợp trở Kháng tại tần số cộng hưởng của anten, các bác thấy thế nào? vì tần số cộng hưởng chỉ tầm 13Khz nên việc đo đạt trở kháng hơi khó các bác ạ
                              Ngay đến những cái cơ bản mà bạn cũng không hiểu được thì nói thật là rất khó . Người ta chỉ sản xuất thiết bị máy móc hỗ trợ khi vấn đề quá khó , quá phức tạp mà thôi chứ đằng này nó sờ sờ trước mắt thì ai mà đi làm những công cụ máy móc đó để làm gì ... bán cho ai được ? !

                              - để phối hợp được với 1 khung cộng hưởng thì bạn cần biết trở kháng đầu ra của mạch khuếch đại . sau khi đã
                              đo được trở kháng ... bạn áp dụng vào tính toán.
                              lấy ví dụ : khi bạn đo được bộ khuếch đại có trở kháng đầu ra là 50 ôm ... giờ muốn làm khung cộng hưởng để phát xạ ( người ta gọi là cộng hưởng mở - anten cũng là 1 loại cộng hưởng mở )

                              bạn sẽ tính ra được thông số cuộn dây , tụ điện cộng hưởng ở 13Khz với trở kháng là 50 ôm . Công thức tính cộng hưởng thì có rồi ... học từ lớp 9 ( chuyên), lớp 11 phổ thông . Zl = Zc ... cứ thế mà tính, sau 1 hồi theo cái công thức cơ bản kia sẽ tính ra được cuộn dây có giá trị khoảng 612,134uH và tụ điện 244,854nF

                              đó là cái cơ bản , còn cao cấp hơn nữa trong việc chế tạo cuộn dây tụ điện cho mạch cộng hưởng ... người ta còn có cả hệ số phẩm chất Q của mạch nữa ( chủ yếu tập chung ở cuộn dây ).
                              Với cách tính đơn giản ... là đã chạy tốt rồi . Còn để sâu và cặn kẽ hơn thì chịu khó tìm tài liệu , sách vở mà học ... chứ không thì có thiết bị cũng chẳng làm được cái gì đâu.
                              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vietnamese17 Tìm hiểu thêm về vietnamese17

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X