Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phối hợp trở kháng?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phối hợp trở kháng?

    Cho mình bik cụm từ "Phối hợp trở kháng" là j với, gặp nhiều nhưng k hiểu, vd lun nhé

  • #2
    phối hợp trở kháng

    Nguyên văn bởi rainbowsmile Xem bài viết
    Cho mình bik cụm từ "Phối hợp trở kháng" là j với, gặp nhiều nhưng k hiểu, vd lun nhé
    Lý luận : Phối hợp trở kháng là gì ? có tác dụng thế nào ?

    Gọi Rn là nội trở của nguồn (hay trở kháng ra của tầng trước), Rt là tải (hay trở kháng vào của tầng sau), E là nguồn lý tưởng.

    theo Ohm-Law, dòng điện I qua mạch là:

    I = E/R = E / (Rn+Rt)

    Công suất trên tải là:

    Pt = I.Ut = I.I.Rt = E^2 * Rt / (Rn + Rt)^2

    Pt lớn nhất khi Rn = Rt

    Như vậy, việc "làm sao đó" để trở kháng ra của tầng trước bằng trở kháng vào của tầng sau (gọi là phối hợp trở kháng) nhằm đạt công suất tải lớn nhất.

    Ngoài ra, phối hợp trở kháng tốt còn chống được tín hiệu "dội" do một phần năng lượng bị phản xạ (reflection), nhiễu nội mạch và suy hao tín hiệu (signal absorbtion) làm giảm total công suất ngõ ra.

    Tần số hoạt động của mạch càng cao thì yêu cầu phối hợp trở kháng càng chặt chẽ, nhất là phối hợp trở kháng trong kỹ thuật bức xạ cao tần (RF = Radio Frequency).

    Cụ thể và tiêu biểu nhất là phối hợp trở kháng antenna - Tx trong kỹ thuật cao tần, phối hợp trở kháng Ampli - loa trong kỹ thuật truyền thanh.

    Thân ái.

    Lan Hương.

    Comment


    • #3
      Ah, hoá ra là thế. Cái khái niệm này bọn mình gọi là "nguồn hoà hợp tải", nghe "phối hợp trở kháng" không hiểu là cái gì.

      Comment


      • #4
        co ai biet ve mach pre cua ampli ko? chi giup minh voi. dang bi ne!

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi haunga Xem bài viết
          co ai biet ve mach pre cua ampli ko? chi giup minh voi. dang bi ne!
          1. Bác lạc đề
          2. Bác đánh không dấu là sai qui định
          3. Tặng bác: http://www.audiovnclub.net/forum/
          Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
            Lý luận : Phối hợp trở kháng là gì ? có tác dụng thế nào ?

            Gọi Rn là nội trở của nguồn (hay trở kháng ra của tầng trước), Rt là tải (hay trở kháng vào của tầng sau), E là nguồn lý tưởng.

            theo Ohm-Law, dòng điện I qua mạch là:
            Nhưng có trường hợp lại cần trở kháng ra nhỏ và trở kháng vào lớn?như vậy là sao nhỉ?
            I = E/R = E / (Rn+Rt)

            Công suất trên tải là:

            Pt = I.Ut = I.I.Rt = E^2 * Rt / (Rn + Rt)^2

            Pt lớn nhất khi Rn = Rt

            Như vậy, việc "làm sao đó" để trở kháng ra của tầng trước bằng trở kháng vào của tầng sau (gọi là phối hợp trở kháng) nhằm đạt công suất tải lớn nhất.

            Ngoài ra, phối hợp trở kháng tốt còn chống được tín hiệu "dội" do một phần năng lượng bị phản xạ (reflection), nhiễu nội mạch và suy hao tín hiệu (signal absorbtion) làm giảm total công suất ngõ ra.

            Tần số hoạt động của mạch càng cao thì yêu cầu phối hợp trở kháng càng chặt chẽ, nhất là phối hợp trở kháng trong kỹ thuật bức xạ cao tần (RF = Radio Frequency).

            Cụ thể và tiêu biểu nhất là phối hợp trở kháng antenna - Tx trong kỹ thuật cao tần, phối hợp trở kháng Ampli - loa trong kỹ thuật truyền thanh.

            Thân ái.

            Lan Hương.
            Nhưng tại sao nhiều trường hợp người ta lại yêu cầu trở kháng ra nhỏ và trở kháng vào lớn?

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi pdsu Xem bài viết
              Nhưng tại sao nhiều trường hợp người ta lại yêu cầu trở kháng ra nhỏ và trở kháng vào lớn?
              Câu hỏi của bạn không khớp với chủ đề phối hợp trở kháng. PHTK muốn nói lên mối quan hệ giữa 2 phần mạch, tầng trước và tầng sau phối hợp cho tốt để có công suất tải max, còn nói "yêu cầu trở kháng ra nhỏ và trở kháng vào lớn" ý muốn nói tham số yêu cầu của 1 mạch nào đó thôi,không đề cập đến mối quan hệ với các mạch khác.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi e_fan Xem bài viết
                Câu hỏi của bạn không khớp với chủ đề phối hợp trở kháng. PHTK muốn nói lên mối quan hệ giữa 2 phần mạch, tầng trước và tầng sau phối hợp cho tốt để có công suất tải max, còn nói "yêu cầu trở kháng ra nhỏ và trở kháng vào lớn" ý muốn nói tham số yêu cầu của 1 mạch nào đó thôi,không đề cập đến mối quan hệ với các mạch khác.
                Phối hợp trở kháng cần thiết khi có sự "truyền đi xa" của tín hiệu tức là khi có sự thay đổi về pha tín hiệu trên đường truyền sóng. Ở tần số thấp, pha của tín hiệu gần như không đổi trên đường truyền sóng, do vậy, yêu cầu về trở kháng để đảm bảo không nhụt điện áp.

                Comment


                • #9
                  Biết là diễn đàn lập ra có nguyên tắc, quy định riêng, để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức với nhau nhưng mình nghĩ để trao đổi được hiệu quả nắm thêm kinh nghiệm không nên loại bỏ các câu hỏi đi một cách tiêu cực như: " Bác lạc đề", "Câu hỏi của bạn không khớp với chủ đề"

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                    Lý luận : Phối hợp trở kháng là gì ? có tác dụng thế nào ?

                    Gọi Rn là nội trở của nguồn (hay trở kháng ra của tầng trước), Rt là tải (hay trở kháng vào của tầng sau), E là nguồn lý tưởng.

                    theo Ohm-Law, dòng điện I qua mạch là:

                    I = E/R = E / (Rn+Rt)

                    Công suất trên tải là:

                    Pt = I.Ut = I.I.Rt = E^2 * Rt / (Rn + Rt)^2

                    Pt lớn nhất khi Rn = Rt

                    Như vậy, việc "làm sao đó" để trở kháng ra của tầng trước bằng trở kháng vào của tầng sau (gọi là phối hợp trở kháng) nhằm đạt công suất tải lớn nhất.

                    Ngoài ra, phối hợp trở kháng tốt còn chống được tín hiệu "dội" do một phần năng lượng bị phản xạ (reflection), nhiễu nội mạch và suy hao tín hiệu (signal absorbtion) làm giảm total công suất ngõ ra.

                    Tần số hoạt động của mạch càng cao thì yêu cầu phối hợp trở kháng càng chặt chẽ, nhất là phối hợp trở kháng trong kỹ thuật bức xạ cao tần (RF = Radio Frequency).

                    Cụ thể và tiêu biểu nhất là phối hợp trở kháng antenna - Tx trong kỹ thuật cao tần, phối hợp trở kháng Ampli - loa trong kỹ thuật truyền thanh.

                    Thân ái.

                    Lan Hương.
                    Bạn Lan Hương có thể giải thích rõ hơn việc tín hiệu bị dội lại và chống nhiễu đc ko? Mà tại sao khi làm mạch khuyếch đại thì lại ko ứng dụng nguyên tắc này vậy (trở kháng vào lớn, ra nhỏ).
                    Cám ơn bạn nhiều.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Ari@132 Xem bài viết
                      Bạn Lan Hương có thể giải thích rõ hơn việc tín hiệu bị dội lại và chống nhiễu đc ko? Mà tại sao khi làm mạch khuyếch đại thì lại ko ứng dụng nguyên tắc này vậy (trở kháng vào lớn, ra nhỏ).
                      Cám ơn bạn nhiều.
                      khi làm mạch khuếch đại, cần trở kháng vào lớn để cho tín hiệu âm thanh đầu vào ko bị méo, ko bị triệu tiêu vì tín hiệu đầu vào rất bé, nếu trở kháng vào nhỏ thì sẽ gây suy hao hoạc mất hết tín hiệu âm tần. còn trở kháng ra nhỏ để cho công suất đầu ra lớn, dòng đầu ra lớn để phối hợp với tầng sau hoạc nối ra loa kêu cho nó to, ko bị méo và đủ công suất
                      sợ nhất cao tần

                      Comment


                      • #12
                        ngoài ra mình muốn hỏi là khi phổi hợp trở kháng cao tần ra angten thì các cáp đều có một điện trở cố định là 50ohm, 75ohm, 300ohm mà ko phụ thuộc vào độ dài phải ko ạ? sao lại có hiện tượng này và khi nào, ở tần số nào thì điện trở của cáp thay đổi theo độ dài ạ? và làm sao cho trở kháng đầu ra của mạch KĐ cao tần = điện trở của cáp, và nếu cáp truyền ra angten là 50ohm thì angten cũng phải 50ohm...phải ko ạ?
                        sợ nhất cao tần

                        Comment


                        • #13
                          Món này nghe nói thì nhiều nhưng hiểu được thì chắc phải là chuyên nghành. Mình xin góp vào một chút là: 1- Yêu cầu tổng trở vào của một mạch KĐ lớn là để không làm suy giảm hay biến dạng tín hiệu vào. 2- Ngược lại yêu cầu tổng trở ra nhỏ là để tăng khả năng tải, hay nói cách khác là tín hiệu đầu ra ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tải. Còn phối hợp trở kháng như lanhuong đã giải thích.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi paminh82 Xem bài viết
                            ngoài ra mình muốn hỏi là khi phổi hợp trở kháng cao tần ra angten thì các cáp đều có một điện trở cố định là 50ohm, 75ohm, 300ohm mà ko phụ thuộc vào độ dài phải ko ạ? sao lại có hiện tượng này và khi nào, ở tần số nào thì điện trở của cáp thay đổi theo độ dài ạ? và làm sao cho trở kháng đầu ra của mạch KĐ cao tần = điện trở của cáp, và nếu cáp truyền ra angten là 50ohm thì angten cũng phải 50ohm...phải ko ạ?
                            Huhu nay học môn kĩ thuật siêu cao tần về thầy cho câu này làm bài tập về nhà mà không biết trả lời sao? Ai biết trả lời giùm em với được ko? Tại sao lại phải là 50ohm với loa và 75 ohm với tivi luôn ạ?

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            rainbowsmile Tìm hiểu thêm về rainbowsmile

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X