Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về TỤ XOAY CHIỀU

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc về TỤ XOAY CHIỀU

    Các bác cho e hỏi, giả sử với một con tụ "kẹo" 474/400V = 0.47uF / 400v. Như e biết là nó chịu áp tối đa là 400v, nếu áp đặt vào nó lớn hơn 400v nó sẽ bùm.

    Nhưng dòng max mà nó chịu được là bao nhiêu. Chả lẽ ta chỉ cần đặt vào nó áp nhỏ hơn 400v rồi thích cho dòng bao nhiêu cũng được sao. e nghĩ nó phải có giới hạn nào đó về dòng điện. Có bác nào biết cái giới hạn đó ra làm sao ko ? thankx
    Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
    Có gì đâu một buổi chiều.
    Kề dao lên cổ yêu hay chết .
    Gật đầu cái rụp thế là yêu.

    --------
    Apple

  • #2
    Về mặt vật lý không có dòng điện nào chạy qua tụ. Tuy nhiên với điện áp xoay chiều thì có thể coi có dòng "hiệu dụng" chạy qua tụ. Nếu định làm nguồn không dùng biến áp (transformer-less) thì dòng "chạy quay" tụ theo công thức (1) và (2) từ điện áp nguồn và dung lượng tụ. Công thức lấy từ tài liệu sau

    http://ww1.microchip.com/downloads/e...tes/00954A.pdf
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Nếu là tụ điện thì R=0 công suất tiêu thụ = 0 nên dòng bao nhiêu cũng được, miễn sao đừng quá áp.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
        Nếu là tụ điện thì R=0 công suất tiêu thụ = 0 nên dòng bao nhiêu cũng được, miễn sao đừng quá áp.
        Cái này là sao hả bác e chưa rõ lắm, dòng cả trăm ampere cũng được hả bác.
        Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
        Có gì đâu một buổi chiều.
        Kề dao lên cổ yêu hay chết .
        Gật đầu cái rụp thế là yêu.

        --------
        Apple

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
          Nếu là tụ điện thì R=0 công suất tiêu thụ = 0 nên dòng bao nhiêu cũng được, miễn sao đừng quá áp.
          R tụ = 0 <--Bạn lấy ở đâu công thức này vậy?
          Sao lại hướng dẫn người ta như thế?
          Các vị xem lại lý thuyết cơ bản !!!
          R tụ = vô cực nếu cho dòng DC chạy qua
          = điện kháng nếu cho dòng AC chạy qua
          Vậy theo lý thuyết:
          - DC: ko có dòng chạy qua tụ
          - AC: có dòng chạy qua tụ = Điện áp/ điện kháng (nếu chỉ xét giá trị hiệu dụng)
          Thực tế:
          - Bao giờ cũng phải có 1 dòng đầu tiên gọi là dòng nạp cho tụ, dòng này giảm rất nhanh.
          - Bao giờ cũng phải có 1 chạy qua tụ gọi là dòng dò, dòng này tùy theo kiểu tụ mà khá lớn (tụ hóa) hoặc rất nhỏ (tụ mylar)

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
            Nếu là tụ điện thì R=0 công suất tiêu thụ = 0 nên dòng bao nhiêu cũng được, miễn sao đừng quá áp.
            Nguyên văn bởi apple Xem bài viết
            Cái này là sao hả bác e chưa rõ lắm, dòng cả trăm ampere cũng được hả bác.

            1/. Đối với điện một chiều thì về nguyên tắc là không có dòng điện qua nó mà chỉ có dòng nạp và dòng rò thực nghiệm. Nói khác đi, trong ngưỡng điện áp chịu đựng của nó thì trở kháng lý thuyết của tụ điện R(C) tiến đến vô cùng. Dù ghép nối tiếp hay song song với tải thì dòng điện qua tụ điện trong điện một chiều cũng bằng không (0).

            2/. Đối với điện xoay chiều thì :

            Z(C) = 1 / (2 * Pi * F * C)

            Z(C) đo bằng Ohm, là dung trở của tụ điện.
            F là tần số dòng điện.
            C là điện dung của tụ điện.

            Từ đó mà tính các số liệu cụ thể trong mạch điện.

            3/. Duong_act nói kiểu ... thiên tào đó mà, cứ theo hướng dẫn của anh bqviet là đúng, theo đường link của anh ấy mà tìm hiểu thêm.

            Comment


            • #7
              Tài liệu của microchip em đã đọc, nó chỉ mình cách tính toán nhưng ko có phần nào đề cập đến giới hạn dòng điện mà tụ xoay chiều chịu được trong một mạch xoay chiều kiểu như điện trở có cùng giá trị điện trở nhưng công suất khác nhau thì kích thước vật lý khác nhau.
              Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
              Có gì đâu một buổi chiều.
              Kề dao lên cổ yêu hay chết .
              Gật đầu cái rụp thế là yêu.

              --------
              Apple

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi apple Xem bài viết
                Tài liệu của microchip em đã đọc, nó chỉ mình cách tính toán nhưng ko có phần nào đề cập đến giới hạn dòng điện mà tụ xoay chiều chịu được trong một mạch xoay chiều kiểu như điện trở có cùng giá trị điện trở nhưng công suất khác nhau thì kích thước vật lý khác nhau.
                Dòng điện chạy qua tụ tạo ra bởi điện áp đặt vào (theo định luật Ohm): I=U/R
                R: theo công thức trong bài của bác hai-tếch (phụ thuộc vào điện dung và tần số); U = áp làm việc <= Umax ghi trên tụ
                Những phép tính đơn giản như vậy bạn có thể tính được ko?

                Comment


                • #9
                  Ấy ấy em xin lỗi các bác.Tại hôm qua thức khuya mắt díu và cộng thêm lũ muối tàn ác nên em viết sai.Ý em là R tụ bằng vô cực .Em nhầm sang cuộn cảm.Nhưng công suất trên tụ luôn bằng 0 do điện áp và dòng điện lệch pha 90 độ dẫn tới cos phi = 0.Tụ nào cũng có dòng rò dù là rất nhỏ nhưng nó không đáng kể gì.Nếu nó gọi là đáng kể thì tốt nhất là vứt nó đi vì tụ điện phải có sự cách điện giữa 2 cực.Một cái tụ có thể cho dòng 100A đi qua nhưng với điều kiện không quá áp.Ví dụ các bác dùng ắc quy 24 V nạp co cái tụ 6800uF.Lúc bắt đàu nạp dòng điện có thể vô cùng lớn nhưng sẽ giảm xuống nhanh khi tụ được nạp điện.
                  Dòng điện qua tụ phụ thuộc điện áp và tần số.Bạn có thể tạo ra dòng 100A nhưng với điều kiện bạn phải có 1 điện áp xoay chiều đủ lớn và có tần số đủ lớn.Cái này có thể dễ xảy ra hơn trong mạch cộng hưởng.
                  Một lần nữa xin lỗi các bác.Có lẽ vì vậy bác NSP bảo em hay Spam bài đúng không ạ.Em không có ý đâu tại hay viết bài khuya nên đôi lúc đầu óc hơi chập tí.Các bác bỏ qua nha.
                  Last edited by duong_act; 05-04-2009, 22:29.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                    Về mặt vật lý không có dòng điện nào chạy qua tụ. Tuy nhiên với điện áp xoay chiều thì có thể coi có dòng "hiệu dụng" chạy qua tụ. Nếu định làm nguồn không dùng biến áp (transformer-less) thì dòng "chạy quay" tụ theo công thức (1) và (2) từ điện áp nguồn và dung lượng tụ. Công thức lấy từ tài liệu sau

                    http://ww1.microchip.com/downloads/e...tes/00954A.pdf
                    Theo vật lí thì vậy.Theo lí thuyết về sóng điện từ lại khác.Họ bảo có.Bằng chứng là bạn hãy đặt 1 kim nam châm thử vào giữa 2 bản cực trong quá trình phóng nạp điện.Bạn sẽ thấy điều gì ? Câu trả lời là kim nam châm thử bị lệch.Chứng tỏ đã có 1 dòng điện chạy qua tụ.Kim nam châm chỉ bị lệch khi bị tác đọng của từ trường.Ỏ đây không có nam châm do vậy chỉ còn 1 kết luận là đã có 1 dòng điện.

                    Comment


                    • #11
                      Các bạn thân mến !
                      Theo như tôi biết tụ 470uF/400V thì khi mắc vào mạch chúng ta cần phải tính được mạch dùng cho loại tải nào : Mạch nạp xả tích điện hay cần áp băm xung.
                      Khi đó các bạn theo công thức để đưa vê hiệu dụng :
                      I=U.hd/ Zc
                      Zc=1/2*pi*f*C
                      trong đó U.hd là điện áp hiệu dụng
                      c là dung luong tụ
                      từ đó suy ra đòng tối đa cần qua tụ.
                      Chuc bạn thành công
                      Mọi thắc mắc liên hệ : tampx@eurowindow.biz

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi apple Xem bài viết
                        Các bác cho e hỏi, giả sử với một con tụ "kẹo" 474/400V = 0.47uF / 400v. Như e biết là nó chịu áp tối đa là 400v, nếu áp đặt vào nó lớn hơn 400v nó sẽ bùm.

                        Nhưng dòng max mà nó chịu được là bao nhiêu. Chả lẽ ta chỉ cần đặt vào nó áp nhỏ hơn 400v rồi thích cho dòng bao nhiêu cũng được sao. e nghĩ nó phải có giới hạn nào đó về dòng điện. Có bác nào biết cái giới hạn đó ra làm sao ko ? thankx
                        bản bản chất "sơ khai" là tấm kim loại đặt ||nhau chất cách điện ở giữa gọi dung môi. vậy nó ko fải là thứ dẫn điện. dòng mà ta thấy đi qua nó đc thực chất là sự tích phóng của 2 bản cực, sự tích phóng chỉ sảy ra khi có điện áp thay đổi ở cực. VD cấp điện DC cho tụ, ban đầu 2 cực=0 vol, khi cấp điện 2 cực có lệch áp--> tụ tích ->có dòng (dòng này gọi là dòng nạp). dòng này tỉ lệ thuận với trị số tụ (điện dung) tỉ lệ nghịch với nội trở nguồn nạp, khi vol của tụ = nguồn->dòng=0. nó fóng khi 2 cực nó có R hay áp thấp hơn, dòng nó cũng fụ thuộc 2 yếu tố này. tốc độ thay đổi càng nhanh I fóng nạp càng lớn. Vì thế nó ko có dòng định mức, chỉ vật dẫn điện mới có định mức dòng
                        Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
                        Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

                        Comment


                        • #13
                          Mời các bác tiếp tục, e đang tiếp thu
                          Last edited by apple; 06-04-2009, 13:45.
                          Mấy ai định nghĩa được tình yêu.
                          Có gì đâu một buổi chiều.
                          Kề dao lên cổ yêu hay chết .
                          Gật đầu cái rụp thế là yêu.

                          --------
                          Apple

                          Comment


                          • #14
                            Còn theo em nghĩ như thế này!! Ta xét dòng điện một chiều. Khi chúng ta nạp điện cho tụ thì giữa 2 bạn cực của tụ lần lượt sẽ tích điện âm và điện dương. Nhưng quá trình này kô phải là xảy ra ngay mà cần một thời gian nhỏ dt. Chúng ta xét trong này!! Vì 2 bản cực của tụ tích điện lần lượt với điện tích âm và dương nên giữa 2 bản tụ xuất hiện một điện trường E có phương hướng từ dương sang âm. Vì xuất hiện điện trường E này nên sẽ làm các điện tích âm của lớp điện môi dịch chuyển về bản dương và điện tích dương sẽ dịch chuyển về bản âm. Có nghĩa là xuất hiện một dòng điện dịch ngược chiều so với dòng điện chảy trong dây dẫn. Quá trình này xảy ra cho đến khi dòng điện dịch bằng dòng điện dẫn => dòng điện trong toàn mạch sẽ bằng 0. Điều đó lý giải vì sao dòng một chiều không qua đó được. Vì thế dòng qua tụ xem như là bằng 0. Nên không có dòng điện giới hạn.
                            Đồng thời với nó mỗi môi trường điện môi có một hệ số điện thế nhất định. Tại đây nó phá vỡ khả năng cách điện của điện môi (điện môi bị đánh thủng). Vì vậy điện thế được đặt vào tụ không được quá giới hạn này=> chỉ có điện thế giới hạn chứ kô có dòng điện giới hạn!!

                            Comment


                            • #15
                              Do "tụ kẹo" hỏng thì sao ? Kiểu gì thì bo mạch cũng tèo rồi, chữa làm gì.
                              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              apple Tìm hiểu thêm về apple

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X