Thông báo

Collapse
No announcement yet.

xin mọi người giúp đỡ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • xin mọi người giúp đỡ

    xin phép mod em ko có ý gửi bài spam nhưng em để bên luồng điện tử dành cho người bắt đầu học lâu người trả lời quá nên đành chuyển sang đây vì em sắp thi roài mà vẫn khó hiểu quá. Em xin hỏi về trở kháng:
    em có một băn khoăn : khi đọc các mạch EC,BC... sử dụng hồi tiếp thì sẽ tăng trở kháng vào, giảm trở kháng ra( hồi tiếp điện áp nối tiếp) và tác giả bảo trở kháng vào lớn và trở kháng ra nhỏ là yêu cầu chung của mạch khuyếch đại và điều mong đạt được. Vậy thì trở kháng vào lớn và trở kháng ra nhỏ để làm gì ạ, các bác giải thích hộ em với, cho ví dụ nữa thì tốt quá

  • #2
    trở kháng vào lớn là để mạch của bác cần ít dòng điều khiển. Trở kháng ra nhỏ là để tăng dòng ra.
    Ví dụ(đây là em ví dụ thôi) như đầu vào của bác là 12V, nếu trở kháng đầu vào là 1K=> dòng vào là 0.012A, nhg nếu trở kháng đầu vào của bác là 100K thì dòng vào chỉ còn là 0.00012A thôi. đầu ra giải thích tương tự.
    ko bt em nói vậy có đúng ko nữa, mong các bác sửa sai cho !!!
    Thích nghe tụ nổ !
    Thích xem nổ tụ !

    Comment


    • #3
      ít dòng điều khiển là nó ko phụ thuộc dòng vào hay sao, theo lý thuyết là để nó có hệ số khuếch đại dòng lớn, khó hiểu quá mong nói rõ hơn, thanks

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi minhthaitn Xem bài viết
        ít dòng điều khiển là nó ko phụ thuộc dòng vào hay sao, theo lý thuyết là để nó có hệ số khuếch đại dòng lớn, khó hiểu quá mong nói rõ hơn, thanks
        Ko phải là nó ko phụ thuộc vào dòng điều khển. Đúng là để nó có có hệ số khuếch đại lớn. Như em đã nói thì khi cấp một tín hiệu nhỏ vào thì do trở kháng đầu vào rất lớn nên hấu như dòng ko bị tiêu thụ hoặc bị tiêu thụ rất ít, còn tín hiệu ra thì rất lớn do trở kháng ra rất nhỏ( vì nếu giữ nguyên U thì điện trở càng nhỏ thì dòng càng lớn và ngược lại)
        Khả năng diễn đạt của em kém quá, hiểu mà ko nói ra đc. mong bác thông cảm cho
        Thích nghe tụ nổ !
        Thích xem nổ tụ !

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Jumbo Xem bài viết
          Ko phải là nó ko phụ thuộc vào dòng điều khển. Đúng là để nó có có hệ số khuếch đại lớn. Như em đã nói thì khi cấp một tín hiệu nhỏ vào thì do trở kháng đầu vào rất lớn nên hấu như dòng ko bị tiêu thụ hoặc bị tiêu thụ rất ít, còn tín hiệu ra thì rất lớn do trở kháng ra rất nhỏ( vì nếu giữ nguyên U thì điện trở càng nhỏ thì dòng càng lớn và ngược lại)
          Khả năng diễn đạt của em kém quá, hiểu mà ko nói ra đc. mong bác thông cảm cho
          Bác thử xem em hiểu thế này đúng ko: một mạch khuếc đại thực chất là dùng một tín hiệu xoay chiều nhỏ để lấn át một tín hiệu 1 chiều lớn. Cụ thể mạch EC chả hạn có 2 chế độ chế độ tĩnh là dòng 1 chiều lấy từ nguồn 1 chiều và chế độ động khi cấp tín hiệu xoay chiều nhỏ vào. Khi đó tín hiệu xoay chiều sẽ điều khiển để tín hiệu 1 chiều dao động theo tần số của nó. Cụ thể dòng ra sẽ là dòng xoay chiều có giá trị hiệu dụng lớn, dao động theo chu kì của tín hiệu xoay chiều. Nếu trở kháng vào lớn thì ko có dòng xoay chiều của nguồn xoay chiều vào mạch mà chỉ có áp xoay chiều đặt vào thôi, như thế dòng xoay chiều ko ảnh hưởng nhiều đến dòng 1 chiều trong mạch. Dòng ra là dòng có giá trị hiệu dụng lớn hơn= An* Ib tăng lên nhờ dùng năng lượng nguồn 1 chiều. Nếu trở kháng ra nhỏ thì dòng ra lớn hơn nên Ki lớn hơn

          Comment


          • #6
            Theo tôi thì có thể hiểu đại khái thế này:
            Nếu mạch của bạn có hệ số KĐ điện áp là Ku không đổi (lý tưởng) thì hệ số KĐ dòng là K.i = Ku*R.in/R.out vì Ku không đổi nên R.in càng lớn hoặc R.out càng nhỏ thì K.i càng lớn.

            Comment


            • #7
              Theo tôi thì có thể hiểu đại khái thế này:
              Nếu mạch của bạn có hệ số KĐ điện áp là Ku không đổi (lý tưởng) thì hệ số KĐ dòng là K.i = Ku*R.in/R.out vì Ku không đổi nên R.in càng lớn hoặc R.out càng nhỏ thì K.i càng lớn.
              vấn đề Ki= Ku* Rin/ Rout sao lại có được biểu thức này, và thường thì Ku chỉ ko đổi khi mọi thành phần của mạch ko đổi, và Ki ko đổi nên khi có hồi tiếp thì sẽ làm thành phần của mạch thay đổi

              Comment


              • #8
                bạn đã có Ki=I.out/I.in bạn thay I=U/R bạn được Ki=(U.out/R.out)/(U.in/R.in) hay = U.out*R.in/U.in*R.in thay U.out/U.in bằng Ku thì được biểu thức đó bạn ạ.

                Comment


                • #9
                  xin lỗi bạn tôi đánh nhầm, phải là = U.out*R.in/U.in*R.out

                  Comment


                  • #10
                    đúng là Ki= Ku Rin/ Rout. Vấn đề ở đây là khi Rin tăng hay Rout giảm thì hệ số Ku làm sao giữ nguyên được, ( trừ mạch CC vì bản thân lối ra đã thay đổi để tính chất mạch thay đổi)

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    minhthaitn Tìm hiểu thêm về minhthaitn

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X