Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch Đa Hài dùng Transistor BJT

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi enter88 Xem bài viết
    tôi ko hiểu tại sao C1 lại xả qua BE của T1
    Hì, mình nhầm bác ah
    C1 xả qua CE của Q1
    và nạp qua BE của T2
    Bác nói vậy là sao nhỉ? Nạp thep đường nào vậy bác?
    Theo tôi nói ở trên thì: C1 xả hết qua CE của Q1, rồi tiếp tục nạp "nghịch chiều" từ R2 vào cực - C1. Khi C1~0.6V thì Q2 dc phân cực và Q2 dẫn.
    Last edited by rainbowsmile; 06-07-2009, 20:24.

    Comment


    • #17
      Bác nhìn xem nếu C1 nạp từ R2 vào -C1 thì nó sẽ nạp ntn .Và bác xem phương án là C1 nạp qua r1 qua BE của T2 với phương án của bác cái nào hợp lý hơn

      Comment


      • #18
        Mình nhắc lại hen Đầu tiên nó nạp từ R1 vào + C1, sau đó nó xả qua CE của Q1, sau đó nó nạp từ R2 vào - C1. Cho đến khi bằng +0.6 để phân cực Q2.
        Bác đang thắc mắc về đoạn in đậm của mình đúng k? Mình cũng chưa rõ vì sao như vậy nữa, nhưng mà nhiều sách viết vậy, mình tham khảo rồi, với lại, nếu ko đi theo đường đó thì R2 để làm chi?
        Và nếu bác nói như vầy:
        Bác nhìn xem nếu C1 nạp từ R2 vào -C1 thì nó sẽ nạp ntn .Và bác xem phương án là C1 nạp qua r1 qua BE của T2 với phương án của bác cái nào hợp lý hơn
        Tức là bác nói sau khi xả hết qua CE của Q1 thì nó lại tiếp tục dc nạp qua R1, vậy thì đầu - của C1 sẽ luôn âm, vậy thì sao mà phân cực cho Q2, vậy là Q2 ko bao h dẫn!

        Comment


        • #19
          Khi mà C1 bắt đầu xả thì C2 bắt đầu nạp qua BE của Q1. C2 nạp làm cho Ube của Q1 giảm dần và Q1 bắt đầu bước vào trạng thái ngắt còn C1 xả làm cho Ube giảm âm và bắt đầu bước vào trạng thái bão hòa(dẫn). và tương tự Q2 đang dẫn thì tụ C2 sẽ phóng qua CE của Q2 làm cho Ube của Q1 tăng lam Q1 dẫn và khi mà C2 phóng thì đồng thời C1 sẽ nạp làm cho T2 ngắt .Và tiếp tục như thế
          Còn cái vấn đề nạp từ R2 vào -C1 là do thời gian phóng t=R2C1 nhỏ hơn thời gian nạp tn= R4C2 .Có nghĩa là khi C1 phóng thì thời gian nó phóng hết nhanh hơn thời gian C2 nạp và Q1 vẫn dẫn trong khoảng thời gian ngắn trc khi ngắt và C1 sẽ nạp theo chiều phóng nguồn-->C1-->CE(của Q1)

          Comment


          • #20
            cho em hỏi ứng dụng của cái mạch dao động đa hài dùng tranzitor với!

            Comment


            • #21
              C2 nạp làm cho Ube của Q1 giảm dần
              C1 xả làm cho Ube giảm âm
              Giải thích giùm mình cái này nha, mình chưa rõ đoạn này, có thể là 2 cách giải thích khác nhau.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi rainbowsmile Xem bài viết
                Các bác chưa hiểu câu hỏi của mình, mình chỉ hỏi là khi mà tụ C1 xả hết qua BE của Q1 rồi, thì sẽ nạp lại đúng ko? Và lại nạp thep chân - của tụ!!! Tại sao lại là chân - ??? Vì theo kiến thức xưa nay thì nguồn nạp vào cực + của tụ rồi lại xả ra từ cục +


                nó xả xong rồi nạp chứ bác?


                @Aici: bác nhầm rùi

                C1 xả qua BE của Q1 chứ hok fai Q2 nha.

                Khi con Trans 1 dẫn thì C1 sẽ xả xong rồi nạp! >> Chứ k fai chỉ có nạp ko thôi đâu!

                -------------
                Sorry các bác, vì e chưa học Kỹ thuật xung với lại kiến thức căn bản còn mù mờ
                Q1 dẫn, C1 không những xã điện qua BE Q2 mà còn làm cho Q2 nghỉ hoàn toàn. (Cấp thiên áp âm cho Q2). C1 hết điện, nạp điện qua R2 đến đủ thiên áp kích Q2 dẫn.
                Trình tự Q2 dẫn cũng tương tự như trên.

                Chúc vui.
                Attached Files

                Comment


                • #23
                  Mình vẫn chưa hiểu ý bác nói C1 xả điện qua BE của Q2 là sao nhi?

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi rainbowsmile Xem bài viết
                    Mình vẫn chưa hiểu ý bác nói C1 xả điện qua BE của Q2 là sao nhi?
                    Ô ố ồ . . . so so ry ry . . .
                    C1 không xã điện qua BE của Q2 được (ngược cực tính BE) mà chỉ tạm thời cấp thiên áp âm cho B của Q2. (Nhầm chổ này)
                    Sau đó nạp điện đến điện áp kích cho Q2. Cho Q2 bảo hòa.
                    Đúng chưa đây?

                    Chúc vui.

                    Comment


                    • #25
                      Uh, bác giống ý tui, nhưng tui đang chờ câu trả lời của bác enter88, vì bác ấy có cách giải thích khác mà tui chưa hiểu
                      http://dientuvietnam.net/forums/show...7&postcount=21

                      Comment


                      • #26
                        cái mạch này đúng là nhiêù người tranh luận thật, nhưng đối với mình thì tới bậy giờ mình vẫn chưa hiểu được nhuyên lý hoạt động của nó.

                        Comment


                        • #27
                          Đại khái, một anh chạy, cấm anh kia chạy.
                          Sau đó anh kia chạy, cấm anh nọ chạy.
                          Cứ vậy luân phiên nhau. . . Anh chạy, anh dừng. . .

                          Cửa đầu tiên đó nha. . .

                          Chúc vui.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
                            Đại khái, một anh chạy, cấm anh kia chạy.
                            Sau đó anh kia chạy, cấm anh nọ chạy.
                            Cứ vậy luân phiên nhau. . . Anh chạy, anh dừng. . .

                            Cửa đầu tiên đó nha. . .

                            Chúc vui.
                            thì ai mà chẳng biết nhưng không hiểu là các linh kiện nó hoạt động như thế nào kìa.

                            Comment


                            • #29


                              Mạch này khi mới cấp điện thì 1 trong 2 tranistor sẽ dẫn. Ví dụ Q1 dẫn trước thì:
                              + Out1 = mức thấp.
                              + Out2 = mức cao.
                              Lúc này C1 sẽ nạp thông qua R2 rồi về Mass. C1 nạp đến khi điện áp tại cực B của Q2 đủ cao làm Q2 mở và dẫn bão hòa ---> Out2 xuống mức thấp.

                              Tiếp theo là C2 phóng điện theo mạch vòng R3, R4. Khi C2 phóng hết điện thì điện điện áp tại cực B của Q1 sẽ ở mức thấp không đủ để Q1 dẫn --> Out1 lên mức cao.

                              Sau đó C2 nạp thông qua R3 rồi về mass. C2 nạp đến khi làm Q1 dẫn bão hòa. Rồi C1 phóng điện....

                              Cứ như thế mạch tạo ra xung giống giống hình chữ nhật và đối xứng nhau. Mạch này thực sự không ổn định.
                              Last edited by thaielectric; 09-07-2009, 16:26.
                              Người nhỏ bé.

                              Comment


                              • #30
                                nhìn kiểu này dể phân tích hơn

                                Copy lại cái mạch (của ai đó trên diễn đàn này) sửa sơ lại để dễ phân tích.
                                Còn lúc mới cấp điện thì 1 trong 2 BJT sẽ dẫn trước là vì do sai số khi chế tạo linh kiện (nếu tất cả các linh kiện đều chính xác như nhau, chắc là mạch ko chạy )
                                Cứ 1 con BJT nào (Vd Q1) chạy thì nó sẽ kéo áp phân cực Vbe của con kia (Vd Q2) xuống thấp cho đến khi ko còn dòng qua tụ nữa (tụ nạp đầy) thì Vbe của con kia mới lên cao dc, tiếp, con kia (Q2) dẫn: một mặt nó kéo Vbe của Q1 xuống thấp do dòng nạp vào tụ cực B Q1, một mặt nó sẽ xả tụ cực B của chính nó thông qua dòng Ib đến khi xả hếp áp thì Q2 ko dẫn ...cứ thế mà phân tích tiếp nhá. (Hổng biết có ai hiểu tui nói gì ko nữa khà... khà,,,)
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                rainbowsmile Tìm hiểu thêm về rainbowsmile

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X