Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch Đa Hài dùng Transistor BJT

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi thaielectric Xem bài viết


    Mạch này khi mới cấp điện thì 1 trong 2 tranistor sẽ dẫn. Ví dụ Q1 dẫn trước thì:
    + Out1 = mức thấp.
    + Out2 = mức cao.
    Lúc này C1 sẽ nạp thông qua R2 rồi về Mass. C1 nạp đến khi điện áp tại cực B của Q2 đủ cao làm Q2 mở và dẫn bão hòa ---> Out2 xuống mức thấp.

    Tiếp theo là C2 phóng điện theo mạch vòng R3, R4. Khi C2 phóng hết điện thì điện điện áp tại cực B của Q1 sẽ ở mức thấp không đủ để Q1 dẫn --> Out1 lên mức cao.

    Sau đó C2 nạp thông qua R3 rồi về mass. C2 nạp đến khi làm Q1 dẫn bão hòa. Rồi C1 phóng điện....

    Cứ như thế mạch tạo ra xung giống giống hình chữ nhật và đối xứng nhau. Mạch này thực sự không ổn định.
    + Khi mạch được thiết kế đối xứng, tuy nhiên do sự khác nhau về các đặc tính nhỏ khi chế tạo, nên hai BJT sẽ không đóng cùng một lúc.
    +) khi Q1 dẫn, Q2 ngắt,
    *tụ C1 xã qua cực C của Q1, . xuống cực E và xuống Mass. tuy nhiên áp của tụ sẽ dừng lại ở giá trị khoảng 0.6V( V_CE giới hạn dẫn).đồng thời kéo dòng từ V_CC qua R3, và hạn áp trên V_BE của Q2( Q2 sẽ tắt)
    * tụ C2, áp V_CC qua R4 nạp vào tụ C2. Đến giá trị V_CC.
    +) tương tự khi Q2 dẫn, Q1 tắt.
    * Tụ C2 xã áp qua cực C của Q2, xuống cực E và xuống Mass, áp trên tụ C2 sẽ dừng lại ở 0.6V.
    * Tụ C1 : sẽ nạp đến V_CC
    và lại quay lại từ đầu.

    Chu kỳ của mạch: 2T
    thời gian nạp của tụ: T=1/(R1*C1)
    Thời gian xã của tụ, xã qua cực C, và ngưng lại tại 0.6V/

    Comment


    • #32
      tại sao điện áp Uc và Ub không thay đổi khi ta thay đổi tụ?ai trả lời giùm mình với

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi lucky_star Xem bài viết
        tại sao điện áp Uc và Ub không thay đổi khi ta thay đổi tụ?ai trả lời giùm mình với
        theo em được biết thì khi thay đổi tụ chỉ làm thay đổi thời gian nạp phóng mà thôi. Điện áp Uc và Ub được cố định bằng điện trở rồi nên khi thay đổi tụ thì nó cũng vẫn vậy mà thôi.
        Thích nghe tụ nổ !
        Thích xem nổ tụ !

        Comment


        • #34
          cảm ơn bạn nhiều.nhưng mình muốn hiểu là tại sao thời gian phóng, nạp thay đổi mà Uc và Ub lại không đổi?tác dụng của R là gì?

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi lucky_star Xem bài viết
            cảm ơn bạn nhiều.nhưng mình muốn hiểu là tại sao thời gian phóng, nạp thay đổi mà Uc và Ub lại không đổi?tác dụng của R là gì?
            tác dụng của R là để phân cực cho Tran hoạt động.
            điẹn áp Ub và Uc có thay đổi nhưng là thay đổi tại thời điểm mà tụ điện đc nạp và phóng.
            Chắc bạn chưa hiểu rõ về nguyên ký hoạt động cua mạch nyaf đúng ko
            Thích nghe tụ nổ !
            Thích xem nổ tụ !

            Comment


            • #36
              tớ là con gái mà.học điện mà chẳng biết gì cả. không biết thì phải hỏi mà nhỉ? mong được chỉ giáo

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi rainbowsmile Xem bài viết
                Đã thấy mọi người tranh luận về mạch này rồi, nhưng chưa thấy có bài viết nào nói cụ thể về mạch Dao động đa hài này. Nên e xin mạn phép post lên. Hi vọng sẽ giúp đỡ dc mấy em mới học và xin dc chỉ giáo thêm từ các anh tiền bối

                Chú ý: Bạn nên xem lại quá trịnh nạp xả tụ điện và biết sơ qua về BJT

                Giới thiệu: Bộ đa hài (multivibrator) là một mạch dùng để thay đổi 2 trạng thái đơn giản, VD như: mạch tạo dao động, timer, Flip-flop … Nó bao gồm 2 linh kiện khuếch đại (Transistor, bóng đèn điện tử …) nối “chéo” nhau qua các tụ và trở. Dạng thường gặp nhất là mạch đa hài (tập trung nói trong bài này) và mạch tạo dao động – có thể tạo ra các sóng vuông.

                Mạch đa hài:

                Mạch đa hài là loại đơn giản nhất của 1 bộ multivibrator, bao gồm 2 con BJT mách chéo, thêm vào các trở để phân cực và 2 tụ hóa để thực hiện quá trình nạp xả. Chúng ta sẽ tính được chu kỳ của nó qua R,C (cái này đã dc học ở cấp 3 nhưng bị mất gốc đến tận ĐH luôn )

                Mạch bên dưới là một mạch VD đơn giản và thông dụng để giải thích mạch đa hài. Với đầu ra là các chân C của BJT.



                Giải thích hoạt động của mạch: Tưởng tượng BJT như là 1 công tắc, trong 1 thời điểm (nghĩa là ở 1 trạng thái chỉ có 1 BJT mở) (đọc hết bài thì bạn hãy suy nghĩ tại sao, bây h cứ mạch định là như vậy đã) Vì vậy chúng ta giả sử ban đầu Q1 mở, và Q2 đóng.

                Trạng thái 1:

                - Điện áp tại Out1 ~ GND, bởi vì Q1 mở mà.

                - Side bên phải của C1 (và Cực B của Q2) bắt đầu được nạp điện từ 0 cho đến 0.6V.

                - R3 kéo dòng tại cực B của Q1 lên. Nhưng mối nối PN tại 2 cực B-E ngăn cản điện áp tại đó ko quá 0.6V.

                - Dòng điện qua R4 nạp vào side phải của C2 cho đến khi bằng V nguồn. Vì R4 < R2 nên C2 nạp điện nhanh hơn C1.

                Khi cực B của Q2 đạt tới 0.6V thì Q2 bắt đầu mở, và xảy ra dòng hồi tiếp dương:

                - Q2 lập tức đưa thế tại side phải của C2 về 0 (vì Q2 mở mà)

                - Vì điện áp trong tụ điện không thay đổi nhanh được, cho nên áp tại side trái của C2 sẽ thành gần – V nguồn rất nhanh (vì trước đó C2 đã nạp đầy là +V mà), chính xác là chỉ dưới 0V.

                - Q1 sẽ tắt vì điện áp tại B của Q1 biến mất (vì C2).

                - R1 và R2 bắt đầu làm cho dòng nạp qua C1 thành +V nguồn

                Rồi sau đó qua trạng thái 2, ngược lại với lúc đầu, ở đây Q1 tắt và Q2 mở, nguyên lý hoạt động giống như trạng thái 1. Dòng qua R1 nạp nhanh vào side trái C1 để đủ +V, còn dòng qua R3 từ từ nạp side trái C2 lên 0.6V để Q1 mở …

                Tính toán tần số hoạt động của mạch:

                T = t1 + t2 = ln(2)R2 C1 + ln(2)R3 C2

                Chúng ta thường quy định khi làm mạch như sau:

                - t1 = t2 (50% duty cycle)

                - R2 = R3

                - C1 = C2


                Và đây là mạch khi mô phỏng:




                Nguyễn Trọng Hòa

                đây là cái mạch dao động đa hài trong SGK 12 mà dùng cho transitor thường cũng được

                Comment


                • #38
                  cho mình hỏi thêm mạch đa hài có điều kiện là j thế

                  Comment


                  • #39
                    cho mình hỏi thêm mạch đa hài có điều kiện là j thế
                    hình như điều kiện của nó là phải phân cực cho hai con Tran hoạt động.
                    Thích nghe tụ nổ !
                    Thích xem nổ tụ !

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi Jumbo Xem bài viết
                      hình như điều kiện của nó là phải phân cực cho hai con Tran hoạt động.
                      cái này thì có gì mà gọi là điều kiện, việc phân cực cho tran hoạt động là điều hiển nhiên rồi, sao bạn không nói điêu kiện là phải cấp nguồn cho mạch hoạt động luân đi. mình thấy điều kiện để cho mạch hoạt động là phải có tối thiểu hai con tran.

                      Comment


                      • #41
                        vậy thì bác bỏ luôn 2 con tụ đi xem thế nào. mạch vẫn chạy bình thường???
                        Thích nghe tụ nổ !
                        Thích xem nổ tụ !

                        Comment


                        • #42
                          phan cuc BJT

                          cac canh chi phan biet jum cach mac ,e chung ,b chung ,c hung cua BJT jum e voi.thanks
                          |

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi Jumbo Xem bài viết
                            vậy thì bác bỏ luôn 2 con tụ đi xem thế nào. mạch vẫn chạy bình thường???
                            nếu bọ 2 con tụ đi thì 2 bóng led nó có còn chớp nữa không.

                            Comment


                            • #44
                              Hic. E chung, B chung hay C chung ha?. E chung tuc la dau ra va dau vao co chung E noi masse. B chung hay C chung cung tuong tu vay do. Ban xem lai Ly thuyet mach ve mang 4 cuc se ro hon.

                              Comment


                              • #45
                                có một cách ko chính xác để phân biệt EC, CC, BC là dựa vào cách mắc: EC thì lấy đầu ra ở trên cực C. CC lấy đầu ra trên cực E. còn B chung thì tín hiệu vào chân E còn tín hiệu ra đc lấy ở chân C.
                                Thích nghe tụ nổ !
                                Thích xem nổ tụ !

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                rainbowsmile Tìm hiểu thêm về rainbowsmile

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X