Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dòng đột biến khi bật nguồn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dòng đột biến khi bật nguồn

    Mình đang làm một mạch. Khi tiến hành kiểm tra dòng đột biến khi tắt bật nguồn cấp cho mạch( bình thường dòng chạy qua mạch là 80mA, khi bật nguồn sử dụng Osiloscope 1GHz thì đo được dòng lên đến 1.8A) bây giờ mình muốn loại bỏ dòng đột biến này thì không biến có giải pháp gì không nhỉ.Mong các cao thủ chỉ giáo.

  • #2
    mắc nối tiếp với mạch một điện trở nhiệt, nó trông giống cái tụ gốm nhưng to hơn và màu đen, có thể tháo ở các bộ nguồn xung.

    Comment


    • #3
      Dòng đột biến này chủ yếu xuất hiện do quá trình nạp tụ lọc nguồn.
      Có thể giảm bằng cách mắc nối tiếp nguồn vào với 1 con NTC ( thường thì khi thử nghiệm tôi thường dùng một bóng đèn khoảng vài chục->vài trăm W thay cho NTC). COn NTC khi có dòng qua lớn sinh nhiệt thì điện trở nội tăng nhanh, làm dòng này giảm xuống nhanh chóng. Khi đã nạp đầy tụ thì giá trị điện trở của nó giảm xuống rất nhỏ.

      Comment


      • #4
        Thanks 2 bạn GA_CN cuongthinh nhé.Nhưng NTC là linh kiện gì nhỉ.Tiếp nữa là điện trở nhiệt đó liệu tốc độ có kịp đáp ứng ko nhỉ.Vì dòng đột biển diễn ra nhất nhanh sau khi bật nguồn (tính bằng nano s, phải dùng osilo tốc độ cao mới phát hiện được)

        Comment


        • #5
          Hix vừa searh được ít tài liệu về vấn đề này.Up lên để mọi người thảo luận

          Resistors to limit the rush current

          A typical power supply circuit is shown below. Rush current flows to charge the capacitor having a large value, when the power is turned on. A resistor is used to eliminate the rush current. This resistor should withstand the rush current of several ten's of Amperes and neither emit smoke nor catch fire even when the switching transistor breaks down to be subjected to a larger current. From these standpoints, wire-wound ceramic cement resistors BGR and BWR or metal-plate ceramic cement resistors BPR are recommended. Wire-wound with a built-in fuse ceramic resistors WF are also recommended to protect from continuous over-current.
          Resistors to limit the rush current
          Attached Files

          Comment


          • #6
            Bạn đi tìm thì nói là con điện trở nhiệt, họ sẽ hỏi lại là con tăng hay giảm, thì bạn bảo con NTC (Negative temperature coeficient, điện trở nhiệt giảm, ngược lại là con điện trở nhiệt tăng PTC). Giá con 100ohm khoảng 5k.
            http://www.ametherm.com/

            Comment


            • #7
              Sao lại là điện trở nhiệt giảm nhỉ.rõ ràng nhiệt độ và điện trở đều tăng mà

              Comment


              • #8
                Có thể phân tích kỹ hơn hiện tượng Ruhs Current được không nhỉ.Ở trên có nói là do quá trình nạp của tụ lọc nguồn
                Còn về dùng NTC .Mình coi thử datasheet thì nó ghi giá trị bình thường là (ví dụ mình dùng con 10ohm) ở 25 độ là 10ohm, khi dòng điện lớn nhất thì giá trị là 0.09ohm.Như thế mình thấy hơi vô lý.
                Ở đây theo mình hiểu thì khi có dòng rush thì cần điện trở lớn để giảm dòng này,còn khi bình thường thì điện trở này cần rất nhỏ
                Vậy mà con NTC thì đối ngược hẳn.Giải thích giúp mình nhé..thanks nhiều nhiều

                Comment


                • #9
                  - 1 cái thì:
                  Dòng qua lớn => nhiệt => tăng trở.
                  - Còn 1 cái thì:
                  Dòng qua lớn => nhiệt => giảm trở.

                  Bác chọn cái nào?

                  Chúc vui.

                  Comment


                  • #10
                    Chắc do cái tụ lọc nguồn to quá chăng ? Dòng duy trì của mạch có 80mA là nhỏ, chắc do cái tụ.Tuy nhiên, mạch sẽ chóng đi vào trạng thái hoạt động ổn định.Có thể mắc nối tiếp với mạch một cuộn cảm để giảm dòng đột biến này.Nhưng tại sao bạn phải giảm dòng đột biến này ?

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi GA_CN Xem bài viết
                      Dòng đột biến này chủ yếu xuất hiện do quá trình nạp tụ lọc nguồn.
                      Có thể giảm bằng cách mắc nối tiếp nguồn vào với 1 con NTC ...
                      Cái này là chính xác.


                      Nguyên văn bởi GA_CN Xem bài viết
                      COn NTC khi có dòng qua lớn sinh nhiệt thì điện trở nội tăng nhanh, làm dòng này giảm xuống nhanh chóng. Khi đã nạp đầy tụ thì giá trị điện trở của nó giảm xuống rất nhỏ.
                      Tuy nhiên cái này mình thấy bạn giải thích sai.

                      Theo mình thì như thế này :
                      Khi chưa đóng điện, con NTC ở nhiệt độ môi trường sẽ có R lớn.
                      Đóng điện, do R lớn nên giảm được dòng đột biến ban đầu.
                      Sau 1 số chu kỳ nạp tụ, dòng qua NTC làm nó nóng lên từ từ, và điện trở của nó giảm xuống từ từ đến giá trị ổn định khá nhỏ xem như không ảnh hưởng tới mạch.
                      Imagine all the people
                      Living life in peace...

                      Comment


                      • #12
                        Có một cách nữa là nối tiếp với mạch 1 cuộn dây thay vì dùng NTC.
                        (Dựa vào đặc tính cuộn dây là dòng không tăng đột biến).
                        Ngoài ra nếu yêu cầu cao nữa có thể dùng 1 con triac để switch nguồn.
                        Mạch kích sẽ mở triac ở thời điểm áp qua 0 sẽ triệt tiêu dòng đột biến.
                        Imagine all the people
                        Living life in peace...

                        Comment


                        • #13
                          http://www.ametherm.com/inrush-curre...datasheet.html
                          Sorry mình giải thích nhầm.
                          Bạn xem giá trị của điện trở trong cái bảng trên tại các nhiệt độ 25 độ C và 50% max T thì thấy. Nếu nhiệt độ tăng(dòng tăng) mà điện trở tăng theo thì nó cháy thành than ngay, không có tác dụng bảo vệ.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi toymaker Xem bài viết
                            Cái này là chính xác.




                            Tuy nhiên cái này mình thấy bạn giải thích sai.

                            Theo mình thì như thế này :
                            Khi chưa đóng điện, con NTC ở nhiệt độ môi trường sẽ có R lớn.
                            Đóng điện, do R lớn nên giảm được dòng đột biến ban đầu.
                            Sau 1 số chu kỳ nạp tụ, dòng qua NTC làm nó nóng lên từ từ, và điện trở của nó giảm xuống từ từ đến giá trị ổn định khá nhỏ xem như không ảnh hưởng tới mạch.
                            Cách giải thích này khá hợp lý.Nhưng còn một vấn đề.Đúng là khi bật nguồn do giá trị ban đầu của điện trở lớn nên dòng đột biến này nhỏ đi.Nhưng khi mạch trở lại trạng thái bình thường thì do có dòng chảy qua mà điện trở sinh nhiệt nên giá trị giảm xuống.Nhưng bù lại làm công suất của mạch bị tiêu tốn cũng kha khá.

                            Một điều nữa.như một số bạn góp ý là dùng cuộn cảm. Cái này mình đã dùng từ đầu rồi.nhưng vẫn có hiện tượng này.

                            Còn một bạn hỏi tại sao lại để dòng nhỏ vậy 80mA.Vì mạch này là nguồn của thiết bị DeviceNet mà.

                            Comment


                            • #15
                              Ah mình vừa kiếm được mạch này để chống dòng đột biến.nhưng không hiểu kỹ lắm
                              Attached Files

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tuaki2311 Tìm hiểu thêm về tuaki2311

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X