Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Hỏi] Mạch hẹn giờ dùng Rờ le

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi rainbowsmile Xem bài viết
    Mạch này mình biết rồi, nhưng mình đang tìm hiểu về mạch kia để hiểu rõ thêm mấy linh kiện. Bạn có thể nói ra xem mạch nào tốt, ổn định hơn ko?
    TTất nhiên, mạch số lúc nào cũng ổn định hơn rồi. ĐÚNG hoặc SAI thôi, ko có mức giữa (trừ 1 cái gì gì đó gọi là logic ảo). Theo hiểu biết của mình thì sở dĩ tụ gốm, trị số nhỏ sẽ đáp ứng tốt và nhanh với tần số cao (nhiễu cũng ở tần số cao) nên triệt được nhiễu bằng cách đưa tín hiệu nhiễu về mass.
    Lạc đề 1 chút: Radio FM chống nhiều tốt hơn AM nhờ vào khả năng điều tần: nó chỉ qua tâm đến tần số mà ko quan tâm đến độ lớn của tìn hiệu - giống như kỹ thuật số: nó chỉ qua tâm đến mức 1 hoặc 0 mà ko quan tâm dến độ lớn của dòng ... v.v

    Hy vọng bạn hiểu những gì mình nói.

    Comment


    • #17
      Mình chưa hiểu về nhiễu lắm, nhưng theo bạn nói là nhiễu luôn ở tần số cao sao? Nó ở mọi tần số chứ, nếu vậy thì khi ở tần số thấp (cụ thể trong mạch Relay này) thì nó sẽ chống nhiểu ntn?
      Về phần RF bạn nói thì mình hiểu: Có nghĩa là khi FM thì nó ko ảnh hưởng đến độ lớn (biên độ) tín hiệu > ko bị nhiễu làm méo.

      Comment


      • #18
        Theo mình, trong mạch này, nếu nhiễu ở tần số thấp và trung thì tụ lọc nguồn và các điện trở lọc, cuộn dây lọc nguồn (nếu có) sẽ triệt tiêu các nhiểu này. Còn nhiễu ở tần số cao (hay gặp hơn) sẽ bị triệt tiêu bởi tụ gốm trong mạch.
        Để lọc hết nhiễu, nói sẽ dễ hơn làm và gần như ko thể triệt tiêu nhiễu hoàn toàn nếu dùng analogue. Digital có lợi thế riêng của nó vì chỉ có 0 hay 1 thôi. Nhiễu không thể thay đổi được các tín hiệu này trừ phi nó có biên độ đủ lớn để "úm-ba-la" mức digital 0 thành mức 1.

        Thân

        Comment


        • #19
          các bác ơi vậy xung kích vào đâu mạch mới hoạt động được? và mạch đó cần có điều kiện j nữa ko? chứ ko có xung kích làm sao mạch hoạt động được? e mới tham gia nên chưa biết j mong các bác đừng trách nha!

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
            Mạch NOR chạy 5V thôi, không phải 12V đâu đấy.12V là chết NOR ngay.
            Ở đây em dùng Relay 12V nên mới chọn nguồn như vậy đó chứ. Và lại xem datasheet của 4001 thì Vdd đến 20V lận

            Comment


            • #21
              -
              Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
              Dùng con BJT 2N3904 ? khi người ta thiết kế thì họ phải tính xem dòng đi qua cuộn hút của Relay là bao nhiêu mA? sau đấy họ sẽ chọn trans có dòng định mức phù hợp. và phải tính xem dòng Kích Ib có đủ lớn để điều khiển hay không IC= p * Ib.
              Mình mua relay 12V, tìm ko thấy datasheet của nó nên ko biết dòng hút bao nhiêu cả
              Trên relay có ghi là:
              10A 125VAC
              10A 28VDC
              7A 240VAC
              10A 28VDC
              Ko hiểu nó ý nghĩa j, với lại ko có đề cập đến áp 12V cả.
              - Mình xem datasheet của 4001 thì ko thấy đề cập trở kháng vào j cả, và mình học trong sách chỉ thấy nói việc phù hợp khi ghép TTL và CMOS thôi. Vậy mình fai chọn trở R3 ntn vậy?
              Nguyên văn bởi nguyen.geo
              Chọn R = 10K. Mỗi linh kiện Cmos hay TTL đầu vào đều có trở khánh nhất định. việc lựa chọn này phải phù hợp với trở kháng của NOR ở trên. riêng cái này bạn phải đọc Datasheet.
              Last edited by rainbowsmile; 10-11-2009, 15:53.

              Comment


              • #22
                Chào bạn !
                Mấy lần bảo là online để trả lời bài viết của bạn nhưng do bận việc riêng không online được mong bạn thông cảm nhé. Từ này chắc là rãnh hơn sẽ có thể giúp bạn được phần nào thắc mắc và xin được trả lời bạn như sau:
                - Cuộn hút của rơ le bạn là 12V : Mỗi nhà sản xuất khác nhau sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau, các rơ le có dòng qua tiếp điểm rơ le khác nhau thì cuộn hut cũng khác nhau.Thường thì để có thể đóng tiếp điểm rơ le cho phép dòng có cường độ lớn đi qua thì cuộn hút của Relay phải tạo ra được 1 lực điện từ đủ lớn kết hợp với cơ cấu cơ khí của rơ le mới có thể đóng hay cắt tiếp điểm một cách an toàn. Để có lực điện từ nhỏ hay lớn rơ le phải có điện trở cuộn hút theo chiều ngược lại là lớn hay nhỏ lưu ý rằng thông số điện áp cuộc hút coi như không đổi ( đối với của bạn là 12V ). Để biết được dòng điện đi qua cuộn hút của bạn có dòng khoảng bao nhiêu bạn hãy dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở cuộn hút xem là bao nhiêu ôm ? bước tiếp theo dùng định luật ôm tính dòng qua cuộn dây I = U / R ( U là điện áp cấp cho cuộn hút, R là điện trở cuộn dây mà bạn vừa đo được ). Từ đấy bạn tính được dòng đi qua cuộn hút rơ le từ đấy chọn loại trans điều khiển đóng cắt cho cuộn dây có thông số phù hợp.
                Ví dụ : Rơ le 12V, điện trở cuộn hút là 120 ôm - > dòng đi qua cuộn dây I = 12 / 120 = 100mA.
                Vậy cần chọn trans có dòng Ic của trans nhỏ nhất là 100mA * hệ số an toàn dòng cũng như chọn trans có điện áp Vce tối thiểu là 12VDC * Hệ số an toàn áp.
                Hệ số an toàn phụ thuộc vào từng yêu cầu của thiết bị. Hệ số này càng cao thì độ bền linh kiện cũng như độ tin cậy của mạch càng cao nhưng giá thành vật tư sẽ đắt hơn và ngược lại.
                Ví dụ như tôi lấy hệ số an toàn dòng là 10 lần thì tôi sẽ có dòng Ic = 100mA * 10 = 1A
                hế số an toàn áp khoảng 5 lần thì Vce ~ = 12VDC * 5 = 60VDC. Từ đây tôi sẽ chọn linh kiện mà mình cần và có thể dùng Trans C2383 là phù hợp với yêu cầu này.
                Sau khi chọn C2383 làm linh kiện để điều khiển đóng cắt rơ le thông qua đóng hay cắt dòng qua cuộc hút ta se tìm trong datasheet xem là hệ số Hfe của nó là bao nhiêu ? từ đó tính ra dòng kích cho Ib phù hợp.

                Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                Comment


                • #23
                  - Mình xem datasheet của 4001 thì ko thấy đề cập trở kháng vào j cả, và mình học trong sách chỉ thấy nói việc phù hợp khi ghép TTL và CMOS thôi. Vậy mình fai chọn trở R3 ntn vậy?
                  Còn trở kháng vào hay dòng điện vào cũng như điện áp vào bạn tra ở trong datasheet mục Input Current
                  biết được dòng đầu vào bạn tính được các giá trị điện trở R2 và R3 cho phù hợp

                  Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                  Comment


                  • #24
                    Em đo cuộn dây hút có trở kháng là 400 ohm → dòng qua cuộn dây là: Ic=12V/400= 30mA
                    Hệ số an toàn dòng và áp chọn ntn vậy a, ở mạch này e chọn tải là Led đơn thôi ah.

                    Còn việc tính R2, R3: e xem datasheet thì có dòng vào là 10mA, vậy thì tính trở ntn vậy a? Sao e tính mà ko thấy bằng trị số mạch ở trên.

                    Comment


                    • #25
                      òn việc tính R2, R3: e xem datasheet thì có dòng vào là 10mA, vậy thì tính trở ntn vậy a? Sao e tính mà ko thấy bằng trị số mạch ở trên.
                      Thực ra trong mạch của bạn. R3 không quan trọng lắm bạn àh. vì thường trỡ kháng vào các IC số là rất lớn nên bạn có thể chọn R3 theo sơ đồ kia cũng được. Còn chủ yếu mạch của bạn là mạch trể thì quan tâm nhiều đến hằng số thời gian R2 và C1. bạn thử cho Tụ C1 = 1000uf và R2 bằng biến trở 100K. điều chỉnh biến trở để có thời gian hợp lý với mình cần, không thì thay lại tụ C1 và R2 là được.
                      Em đo cuộn dây hút có trở kháng là 400 ohm → dòng qua cuộn dây là: Ic=12V/400= 30mA
                      Còn cái này em mua con Tran có dòng tầm 200mA, áp 50V là ổn thôi. Thử dùng C2383 hay 2N2222 là ổn.

                      Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                      Comment


                      • #26
                        Nếu muốn chỉnh thời gian delay thì e có thể thay R2 ntn, người ta hướng dẫn rằng thay R2 thành 2 trở có tổng trị số = R2, vd: thay R2 thành R2_1=180k và biến trở R2_2=500k. R2_1 là bắt buộc phải có! Tại sao lại bắt buộc có con R2_1 (trở có giá trị cố định) ?

                        Comment


                        • #27
                          Phân tích thế này nhé :
                          Nếu mạch của bạn yêu cầu chỉnh thời gian là từ 5s - > 10s chẳng hạn. Thì khi bạn thay đổi chiết áp về vị trí có tổng trở nhỏ nhất sẽ tạo ra thời gian trể là 5s. còn khi bạn tăng tổng trở lên Max thì thời gian trể sẽ là 10S. Hay nói cách khác độ mịn về thời gian bạn cần đặt khi điều chỉnh chiết áp sẽ cao hơn và sẽ đễ đặt thời gian như mong muốn hơn.
                          Nhưng đấy không phải là nguyên nhân chính. Mà ta cần phải có điện trở đấy vì nếu bạn thay R2 bằng 1 biến trở thì khi bạn điều chỉnh sẽ có lúc bạn điều chỉnh có giá trị điện trở rất nhỏ lúc này khi bạn bật nguồn lên thì chuyện gì sẽ xảy ra? Lúc này sẽ có 1 dòng điện lớn đi từ Vcc-> VR rồi nạp cho tụ. Dòng điện này sẽ lớn hơn nhiều so với dòng điện dịnh mức của biến trở thông thường. Nên biến trở sẽ rất nhanh hỏng và mức độ hoạt động của biến trở sẽ không tin tưởng về lâu dài được. Ngược lại khi bạn nối tiếp R2_1 vào thì khi bạn có điều chỉnh VR=0 ôm thì dòng nạp cho tụ sẽ chạy đi qua R2_1 sẽ giảm đi rất nhiều và sẽ đảm bảo dòng qua biến trở sẽ nhỏ và biến trở sẽ không bị hỏng và hoạt động tốt theo thời gian hơn bạn àh.
                          Mong rằng thông tin trên sẽ giúp được bạn.

                          Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                          Comment


                          • #28
                            Nhưng dòng điện định mức cho biến trở mình biết bằng bao nhiêu để chọn trị số R2_1 cho đúng vậy a? Vì làm j có datasheet.

                            Comment


                            • #29
                              bạn muốn chỉnh thời gian dao động trong khoảng nào ?
                              Khi bạn điều chỉnh điện trở R2 = Rmax của bạn có giá trị là bao nhiêu thì bạn sẽ có thời gian Max mà bạn cần ?
                              Khi bạn điều chỉnh điện trở R2 = Rmin của bạn có giá trị là bao nhiêu thì bạn sẽ có thời gian Min mà bạn cần ?
                              giá trị R2_1 ~ = Rmin của bạn. Còn biến trở thì có nhiều loại và công suất của nó sẽ khác nhau. Nếu bạn trả lời được 2 câu hỏi trên tôi sẽ giúp bạn chọn Biến trở bạn nhé.

                              Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                              Comment


                              • #30
                                CAC BAC CHO E HOI VOI MINH DANG HOC MA CO 1 CAI MACH LA MACH HEN TRE DUNG IC 555 HEN TRE DUNG 1 PHUT VA DUNG THEM CON DELEY 12V NUA VAY BAC NAO BIET chi giao dum e voi guil wa mail dum minh voi ngochanh2705@yahoo.com cam on moi nguoi

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                rainbowsmile Tìm hiểu thêm về rainbowsmile

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X