Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp em điều chế xung vuông chuẩn 5Vpp để làm xung Clock đưa vào VDK...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
    Chân 3 của LM339 bạn mắc thế không đúng vì chắc chưa hiểu bản chất của Comporator.
    Em mắc ở chế độ comporator hồi tiếp dương đó (với hệ số khuếch đại lớn = 1+ R3/R1, vì em muốn cho con LM393 nhanh tiến tới bão hòa luôn mà anh Nguyên, tức là Vout = Vsat đó...)

    Còn anh khuyên em dùng như anh nói là lấy áp tham chiếu Vref được phân áp từ +5Vcc (em cũng nghĩ tới điều này rồi anh ạ!). Anh khuyên em dùng biến trở VR=R1 (điều này thật là chính xác, rất hay luôn đó)

    Còn điện trở R13, là điện trở kéo lên nguồn (theo như hoạt động của LM393, thì cần có điện trở kéo lên nguồn ở ngõ ra mà anh...!). Tín hiệu sau khi ra khỏi LM393 lúc này sẽ là xung vuông lưỡng cực đó (-5V----> +5V)

    Em dùng Diode D3 là vì em mong muốn lấy phần cực dương (0V---> +5V) của xung vuông lưỡng cực trên anh Nguyên ơi!

    Em sẽ nghe lời anh, vẽ lại mạch và mô phỏng xem ...
    Em cảm ơn anh Nguyên nhiều lắm, anh thật chu đáo với em....!

    Em nhận đề tài và thầy hướng dẫn...vậy mà em toàn là học từ sự chỉ bảo của anh và mọi người trên diễn đàn không ò, tiềm hiểu các trang Web và datasheet...chứ từ lúc nhận đề tài tới giờ nói thật em chưa hỏi thầy giáo điều gì (vì phải lâu lắc mới gặp thầy giáo hướng dẫn, 2 tuần hoặc hơn nữa...nhưng khi gặp thì nói có 10 phút thôi, nên eo ôi...!). Chính vì lẽ đó em thật biết ơn anh! cũng như mọi người trên diễn đàn, cảm ơn diễn đàn www.dientuvietnam.net này nữa...
    Last edited by romance; 06-12-2009, 16:35.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
      Diode Dz2 thì không cần dùng đâu mạch vẫn chạy được thêm nó vào không an toàn đâu bạn ơi.
      Em dùng 2 con Zener mắc đối cực nhau như vậy là mong muốn tín hiệu áp vào xoay chiều sẽ được bảo toàn dạng sóng (1 con Dz1 ghim áp cho phần tín hiệu có áp dương, 1 con Dz2 ghim áp cho phần tín hiệu âm, bởi tín hiệu của nguồn phát sóng là Vac = V*Sin(wt + phi) (V) , tức là sẽ biến thiên từ -VAC------> +VAC). Khi đó, tín hiệu sau khi được ghim áp sẽ cũng có dạng sóng như tin hiệu vào ban đầu, mặc dù sẽ có biên độ nhỏ (vì bị sụt áp trên Ri= khá lớn= 510k, khi RL= 10k, bởi vì em muốn áp vào biến thiên lớn nhất tầm +/- 220Vac thì khi đó áp rơi trên RL sẽ là = 4V > Vz (áp danh định Vz = 3.015V của Zener), tức là khi đó Zener sẽ hoạt động và sẽ ghim áp ra > +/- 3.xx Volt xíu, còn nếu tín hiệu áp vào nhỏ hơn +/- 220Vac thì sẽ cho qua luôn, không ghim áp nữa, vì lúc này áp rơi trên Zener < Vz, nên Zener không hoạt động ghim áp).

      Tín hiệu áp rơi trên nhánh RL lúc này rất bé ( tầm uV) vì bị rơi trên Ri khá lớn ===> do vậy con TL082 đầu tiên em khuếch đại lên... để tín hiệu ra ở đầu ra con này 082 này giống với áp tín hiệu ban đầu vào nếu (nếu tầm mV). con TL 082 thứ 2 là em khuếch đại lớn lên khoảng 2V-----> 3V dạng Sine (nếu chưa bị ghim áp lúc vào) để đem so sánh dùng LM393 (so sánh ở chế độ hồi tiếp dương, ép Vout= Vsat của opamp LM393 sẽ cho ra được tín hiệu Vuông) và sau đó là .....

      một loạt phía... sau để có xung vuông đơn cực 5V (mach nguyên lý minh họa em gửi anh đó..)

      Em đã mô phỏng từng nút điện áp trên mạch rồi, quan sát từng dạng tin hiêu ra và thay đổi tín hiệu vào từ tầm 1mV----> 220V*Sin(wt+ phi) rồi anh Nguyên ơi, nó theo đúng như em dự doán và tính mà....anh

      máy tính anh có cài Orcad thì anh mô phỏng xem giúp em lại xem. Em cảm ơn anh nhiều
      Giờ em làm lại mạch như anh sửa xem sao! Anh chờ em, sáng mai sẽ có kết quả...cho anh xem đó...

      Comment


      • #18
        Em mắc ở chế độ comporator hồi tiếp dương đó (với hệ số khuếch đại lớn = 1+ R3/R1, vì em muốn cho con LM393 nhanh tiến tới bão hòa luôn mà anh Nguyên, tức là Vout = Vsat đó...)
        Đã là Coparator rồi thì nó chỉ có 2 mức 0-1 thôi. Không có hồi tiếp gì đâu. Tốc độ của nó cũng rất nhanh nên đừng nên nghĩ là mắc như thế sẽ tiến nhanh hơn đến độ bảo hòa.
        Còn điện trở R13, là điện trở kéo lên nguồn (theo như hoạt động của LM393, thì cần có điện trở kéo lên nguồn ở ngõ ra mà anh...!). Tín hiệu sau khi ra khỏi LM393 lúc này sẽ là xung vuông lưỡng cực đó (-5V----> +5V)
        Cái này đúng rồi mình có bảo bạn thay đổi R13 đâu ?
        Em dùng Diode D3 là vì em mong muốn lấy phần cực dương (0V---> +5V) của xung vuông lưỡng cực trên anh Nguyên ơi!
        Cái này bạn không cần dùng vẫn lấy sườn dương như bình thường thôi. Nên không cần thiết. Bạn thử ngồi phân tích lại xem có hay không có D3 liệu có ảnh hưởng đến kết quả không ?
        Em sẽ nghe lời anh, vẽ lại mạch và mô phỏng xem ... Em cảm ơn anh Nguyên nhiều lắm, anh thật chu đáo với em....! Em nhận đề tài và thầy hướng dẫn...vậy mà em toàn là học từ sự chỉ bảo của anh và mọi người trên diễn đàn không ò, tiềm hiểu các trang Web và datasheet...chứ từ lúc nhận đề tài tới giờ nói thật em chưa hỏi thầy giáo điều gì (vì phải lâu lắc mới gặp thầy giáo hướng dẫn, 2 tuần hoặc hơn nữa...nhưng khi gặp thì nói có 10 phút thôi, nên eo ôi...!). Chính vì lẽ đó em thật biết ơn anh! cũng như mọi người trên diễn đàn, cảm ơn diễn đàn www.dientuvietnam.net này nữa...
        Cái này thì mình không dám nhận. Vì mình chỉ đem mấy kiến thức quèn của mình giúp đỡ bạn cũng như người khác thôi nên không có cảm ơn gì hết nhé.
        Em dùng 2 con Zener mắc đối cực nhau như vậy là mong muốn tín hiệu áp vào xoay chiều sẽ được bảo toàn dạng sóng (1 con Dz1 ghim áp cho phần tín hiệu có áp dương, 1 con Dz2 ghim áp cho phần tín hiệu âm, bởi tín hiệu của nguồn phát sóng là Vac = V*Sin(wt + phi) (V) , tức là sẽ biến thiên từ -VAC------> +VAC). Khi đó, tín hiệu sau khi được ghim áp sẽ cũng có dạng sóng như tin hiệu vào ban đầu, mặc dù sẽ có biên độ nhỏ (vì bị sụt áp trên Ri= khá lớn= 510k, khi RL= 10k, bởi vì em muốn áp vào biến thiên lớn nhất tầm +/- 220Vac thì khi đó áp rơi trên RL sẽ là = 4V > Vz (áp danh định Vz = 3.015V của Zener), tức là khi đó Zener sẽ hoạt động và sẽ ghim áp ra > +/- 3.xx Volt xíu, còn nếu tín hiệu áp vào nhỏ hơn +/- 220Vac thì sẽ cho qua luôn, không ghim áp nữa, vì lúc này áp rơi trên Zener < Vz, nên Zener không hoạt động ghim áp).
        Khi đọc bản thiết kế của bạn mình hiểu tất cả những ý trên mà. Những ý tưởng này đơn giản và dễ hiểu thôi nên mình hiểu ngay. Vì đó là lý thuyết rất chính xác. Nhưng thực tế thì khác lý thuyết của mình vẫn đúng nhưng mình sẽ tiết kiệm được linh kiện, mạch in, công lắp ráp... nói chung lý thuyết vẫn đúng và tiết kiệm gọn nhẹ bạn àh và để làm được điều này bạn cần cố gắng. Để chứng minh cho lý thuyết mà mình dùng chúng ta cung phân tích nhé: thay vì dùng con Zenner Dz1 và Dz2 mình sẽ bỏ con D2 vậy lúc này thì : - Điện áp ghim phần dương sẽ = Udez1 = 3V chẳng hạn. và phân tích phần điện áp dương mình không nói nữa. - Điện áp ghim phần âm sẽ = ? = -0.7V đấy là điện áp phân cực của diode bạn àh. Lúc này khi điện áp đầu vào của bạn là 220V thì điện áp ghim phần âm sẽ là = - 0.7V. tức là 700mV nó vẫn đảm bảo yêu cầu của bạn. vì đầu vào của bạn lúc nhỏ nhất là 100mV ( > 700mV ) bạn cũng đo được tần số ra thì không lý do gì -700mV lại không đo được. Đúng không? hay nói cách khác thay vì +/-3V ghi như của bạn bây giờ là +3V và - 0.7V. mạch vẫn OK chạy tốt. nhưng nếu bạn muốn hãy dùng 2 con diode như 1N4148 mắc || và ngược chiều nhau rồi mắc thay vào Dz của bạn thì lúc này mạch vẫn hoạt động tốt và điện áp ghim là +/- 0.7V. Tiết kiệm Zenner rẽ tiền hơn đấy nhưng vẫn OK chạy tốt. Nói chung thiết kế thì có nhiều nhưng tối ưu thì phải cần thời gian nghiên cứu bạn àh,
        Tín hiệu áp rơi trên nhánh RL lúc này rất bé ( tầm uV) vì bị rơi trên Ri khá lớn ===> do vậy con TL082 đầu tiên em khuếch đại lên... để tín hiệu ra ở đầu ra con này 082 này giống với áp tín hiệu ban đầu vào nếu (nếu tầm mV). con TL 082 thứ 2 là em khuếch đại lớn lên khoảng 2V-----> 3V dạng Sine (nếu chưa bị ghim áp lúc vào) để đem so sánh dùng LM393 (so sánh ở chế độ hồi tiếp dương, ép Vout= Vsat của opamp LM393 sẽ cho ra được tín hiệu Vuông) và sau đó là .....
        bạn không nên phân áp để tín hiệu vào khuyếch đại quá bé rồi lại khuyếch đại hệ số rất cao như thế là phản khoa học đấy. Người ta chỉ muốn có tín hiệu vào lớn để đỡ khuyếch đại giảm bớt nhiễu tạp âm để đưa đi xử lý khuyếch đại hay làm gì thì làm còn bạn lại làm điều ngược lại giảm tín hiệu vào mà tăng hệ số khuyếch đại điều này không nên 1 tí nào mặc dù mạch vẫn chạy được.
        Em đã mô phỏng từng nút điện áp trên mạch rồi, quan sát từng dạng tin hiêu ra và thay đổi tín hiệu vào từ tầm 1mV----> 220V*Sin(wt+ phi) rồi anh Nguyên ơi, nó theo đúng như em dự doán và tính mà....anh
        Bạn mô phỏng thì tốt rồi nhưng nhớ là lý thuyết chỉ là lý thuyết bạn àh. Thực tế vẫn là thực tế. Và chỉ có mạch thực mới có thể nói lên sự thành công hay thất bại của bạn còn mô phỏng chỉ khẳng định cong đường chúng ta đi là đúng. Còn những cái mà mình nói bạn ở trên là thực tế bạn thử đi nhé.

        máy tính anh có cài Orcad thì anh mô phỏng xem giúp em lại xem. Em cảm ơn anh nhiều
        Giờ em làm lại mạch như anh sửa xem sao! Anh chờ em, sáng mai sẽ có kết quả...cho anh xem đó...
        mình không có Orcard bạn àh. Nên bạn tự làm đi nhé. Mình thì gần như là không mô phỏng khi nào cả.

        Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

        Comment


        • #19
          Anh ơi Nguyên ơi ! Em đã làm theo lời anh rồi...và như anh nói điều đó là chính xác. Em cảm ơn anh đã đọc bài của em một cách sâu sắc để chỉ ra những khuyết điểm trong mạch của em anh à! Những lời phân tích mạch của em nói ở trên là suy nghĩ của em, đó là những ý tưởng của em mà. Em nghĩ vậy thì nói ra, để mong anh chỉ bảo và sáng tỏa hơn thêm (mai mốt mấy thầy phản biện, đằng nào cũng hỏi mấy cái ni), nên em nói với anh mà anh (anh giận em sao?)...Biết đâu đó là những ý tưởng sai của em, được anh chỉ rõ khuyết điểm (em sẽ rõ ràng hơn sau này và có hiểu biết hơn, để k bị vấp phải sau này mà)...Vì làm sai, được có người chỉ điểm sai còn hơn không làm gì (lúc đó có được chỉ bảo cũng không chịu nhớ lâu điểm sai lầm này anh à!..). Em cảm nhận là anh có giận em thì phải...hì hì..

          Còn mô phỏng thì bọn em là sv, nên cần có tính kiểm tra lại lý thuyết cho tin tưởng hơn, còn làm bài báo cáo có kết quả mô phỏng nữa mà anh!...Nên em làm mô phỏng là một lý do chính đáng...

          Em sẽ xem lại một lần nữa những gì anh nói, rồi phản hồi lại cho anh, trước khi em làm mạch in. Anh sẵn sàng giúp em mọi lúc mọi nơi không...hì hì!
          Last edited by romance; 06-12-2009, 22:56.

          Comment


          • #20
            Giận các bạn thì nói thật tôi cũng chẳng giận làm gì vì thế mệt người lắm bạn àh. Chỉ cần biết là mình giúp đỡ mọi người được càng nhiều càng tốt còn họ làm thế nào thì mình cũng không biết. Còn nếu bạn muốn cảm ơn mình thì tốt nhất hãy cố gắng học thật tốt và hãy giúp đỡ mọi người nếu bạn có thể bạn nhé.
            Mình cũng rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và làm theo những hướng dẫn mà mình nêu. Bạn cứ làm đi việc này cũng không có gì là ghê gớm đâu mình sẽ giúp.
            Bạn hãy thiết kế mạch nguyên lý sau đấy đến Mạch In -> Rồi báo cáo.... trong quá trình này bạn có thể hỏi nếu biết mình sẽ trả lời.
            Chúc bạn sớm thành công

            Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

            Comment


            • #21
              Anh cho em hỏi thêm, khi lấy tin hiệu xung vuông ra trên cực C của con transistor, tức là em mắc khối (vdk+hiển thị, tại chân P3.5) tại chân C của transistor. Khi đó anh có nghĩ là nó sẽ bị sụt áp tín hiệu xung vuông (k còn 5V) không?-(đối với mạch em làm như anh hướng dẫn đó). Em nghĩ là sẽ có (nên ta cần biết tổng trở vào của khối vdk+hiển thị là bao nhiêu) để phối hợp trở kháng với khối mạch điều chế xung vuông...(hai khối này rời riêng nhau, không chung nguồn cung cấp, không chung mas)

              Anh cho em lời khuyên nghen anh!

              Comment


              • #22
                Thực sự mình chưa hiểu ý bạn là gì?
                Tín hiệu xung ra trên chân C của Trans là xung vuông = > Ok đúng.
                Tín hiệu này nối vào P3.5 - Timer1 cái này ok rồi. Dến đây thì hiểu rồi.
                Nhưng còn hiển thị ? nó là cái gì ? Nó là tín hiệu ? hay nối đi đâu ? hay thế nào mình chưa hiểu. Bạn nói rõ đi nhé.

                Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                Comment


                • #23
                  Dạ !
                  Tức là tín hiệu xung vuông được lấy trên cực C của transistor sẽ được đưa vào chân P3.5 của AT89C51 để đếm xung----> để đo tần số, sau đó sẽ hiển thị ra LED tần số của tín hiệu vào ban đầu đó anh Nguyên.

                  Comment


                  • #24
                    miễn là chân nối ra led không liên quan đến P3.5 là OK thôi.

                    Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                    Comment


                    • #25
                      Dạ em cảm ơn anh!

                      Comment


                      • #26
                        Làm xong thì post lên cho pà kon mình học tập với,tôi cũng đang mắc cái vụ đầu vào cho Counter của con 8951.Mạch của tôi chỉ có tranistor và trở thôi,đầu vào là sóng sin từ cái dinamo,mạch chạy cà giụt lúc đếm được lúc không,chán vãi cả người! hình như con 89 nó bị ảnh hưởng nhiễu do cái dinamo phát ra.


                        email:
                        Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

                        Comment


                        • #27
                          Bác này khéo ra trừơng rồ i cug nên.e cug mun làm thử cái để dùng.bác share dc k.thanks

                          Comment


                          • #28
                            khuech dai cong suat

                            cac anh cho em hoi em dung ic74ls93 lam bo dem 10.hien thi bang den led.nhung mot trang thai thi chi sang dc may den thoi.em muon dung mot mach khuech dai cong suat de sang dc nhieu den hon dc ko?cac anh cho em so do mach khuech dai nhe.e m cam on!

                            Comment


                            • #29
                              Bác romance làm thành công rồi thì post lên cho mọi người tham khảo được không!?.

                              Comment


                              • #30
                                cho em hỏi con LM318 chợ trời có bán không nhỉ ? (con này có thể khuếch đại tín hiệu max là 10Mhz thì phải )

                                các bác tư vấn luôn giúp e chỗ này với ạ :
                                em đang làm 1 bộ đo tần số cho 1 cái máy thu AM (cái đài), cần đo tín hiệu từ 900k-2,2Mhz , tín hiệu vào bộ đo có 3mV thui (đo tín hiệu tạo ra của bộ tạo dao động ngoại sai )
                                bây giờ e không có cách nào đo được cả , vì bộ đo tần số e thiết kế xong nó chỉ đo được thấp nhất là 0,6V đầu vào .
                                mong các bác tư vấn giúp e với , e sắp phải nộp mạch cho thầy rùi ! mà đang bị mắc chỗ này . thanks các bác đã đọc ! mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người .

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                romance Tìm hiểu thêm về romance

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X