Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp em điều chế xung vuông chuẩn 5Vpp để làm xung Clock đưa vào VDK...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp em điều chế xung vuông chuẩn 5Vpp để làm xung Clock đưa vào VDK...

    Em chào mọi người!
    Em cần một mạch điều chế sóng tín hiệu Vuông chuẩn 5Vpp (để dùng làm xung Clock, đưa vào chân P3.5, của VDK AT89C51), để đo tần số của tín hiệu đầu vào là bất kỳ 1 trong 4 dạng sóng tín hiệu sau: Sine, Vuông và Tam giác hay răng cưa. Sóng tín hiệu đầu vào này có tầm 100mV (hay nhỏ hơn càng tốt) ------------> 220V (hoặc lớn hơn nữa, càng tốt), còng tần số thì có tầm 1Hz-----> 100 KHz (hoặc lớn hơn nữa càng tốt)
    Em đùng mạch Opamp để khếch đại tín hiệu vào lớn lên (nếu tín hiệu đầu vào quá nhỏ), sau đó qua mạch so sánh (ở chế độ bão hòa, để có sóng Vuông 5Vpp), sau đó tín hiệu này được đưa qua một con Diode đê xén phần âm (hoặc dương) để có sóng vuông chuẩn mức 5Vpp (mức 1 là 5V, mức 0 là 0V), cuối cùng dùng 1 cổng một cổng NOT để ổn định xung Vuông này (làm xung Clock). Em đã mô phong bằng Orcad, thì tín hiệu ra rất tốt (như mong muốn), tuy nhiên con OPA660 của em dùng không mua có trên thị thường (chợ Nhật Tảo, Tp.hcm). Đó là một phần khối trong đề tài của em (đo tần số của tín hiệu).
    Nay, em bày tỏ sự việc của em như vậy, mong tất cả các anh em trong diễn đàn biết và có kinh nghiệm trong việc này chỉ giúp em (dùng những linh kiện có trên thị trường), ai có mạch nguyên lý về vấn đề trên, chia sẽ cho em với (mạch sử dụng những linh kiện có trên thị trường đó...)

    Em chân thành cảm ơn các anh em, tận tình giúp đỡ! Vì đề tài sắp đến ngày nộp rồi, và em đã làm xong khối Vi điều khiển và hiển thị rồi, chỉ còn khối xử lý tín hiệu đầu vào thành xung vuông là chưa hoàn thành (mặc dù đã thiết kế và mô phỏng thành công, nhưng mua linh kiện không có con OPA660, và đang chờ nhập hàng về con này, 10 ngày nữa mới có (nhưng cũng không biết có không nữa, vì họ nói vậy chứ mình cũng sợ....)

    Mong anh em giúp đỡ mình nhé..! Cảm ơn mọi người nhiều!

  • #2
    Em cần một mạch điều chế sóng tín hiệu Vuông chuẩn 5Vpp (để dùng làm xung Clock, đưa vào chân P3.5, của VDK AT89C51),
    Lâu rồi không làm con 89 nhưng nhớ kông nhầm là tần số xung clock MAX = 20Mhz. Nhưng trong trường hợp của bạn tần số yêu cầu không cao lắm nên bạn nên chọn thạch anh 12Mhz thì hay hơn vì mỗi chu kỳ của chíp dùng thạch 12M sau chia ra là 1uS rất chẵn cho việc đo lường hơn là việc dùng thạch anh 20M chu kỳ sẽ lẽ tính toán sẽ lâu và có sai số.
    Tần số Clock ổn định thì bạn hãy mua loại thạch anh phát xung chuyên dụng. Loại thạch anh 4 chân được cấp nguồn 5V riêng ấy. Tìm xem có loại thạch anh 12Mhz loại 4 chân hay không? ở Hà Nội tôi hỏi mấy nơi đều không có. chỉ có loại 24Mhz thôi. Nếu thế thì lấy thạch anh 24Mhz này đưa qua bộ chia tần ( chia 2) để ra 12Mhz là ổn. Xong Clock chuẩn.
    để đo tần số của tín hiệu đầu vào là bất kỳ 1 trong 4 dạng sóng tín hiệu sau: Sine, Vuông và Tam giác hay răng cưa. Sóng tín hiệu đầu vào này có tầm 100mV (hay nhỏ hơn càng tốt) ------------> 220V (hoặc lớn hơn nữa, càng tốt), còng tần số thì có tầm 1Hz-----> 100 KHz (hoặc lớn hơn nữa càng tốt)
    Để đo cái tần số này bạn không phải lo. những tín hiệu dạng xung như trên thì với mức biên độ trên 100mV là có thể đo tốt rồi. cái này không lo lắm.
    Em đùng mạch Opamp để khếch đại tín hiệu vào lớn lên (nếu tín hiệu đầu vào quá nhỏ), sau đó qua mạch so sánh (ở chế độ bão hòa, để có sóng Vuông 5Vpp), sau đó tín hiệu này được đưa qua một con Diode đê xén phần âm (hoặc dương) để có sóng vuông chuẩn mức 5Vpp (mức 1 là 5V, mức 0 là 0V), cuối cùng dùng 1 cổng một cổng NOT để ổn định xung Vuông này (làm xung Clock). Em đã mô phong bằng Orcad, thì tín hiệu ra rất tốt (như mong muốn), tuy nhiên con OPA660 của em dùng không mua có trên thị thường (chợ Nhật Tảo, Tp.hcm). Đó là một phần khối trong đề tài của em (đo tần số của tín hiệu).
    Ý kiến mình thế này. Bạn hãy mắc nối tiếp đầu vào với mấy con điện trở tầm 15K sau đấy đưa vào diode zenner để ghi tín hiệu đừng có lớn quá. chọn Zenner 3V thôi nhé, cao quá chẳng giải quyết gì trong cách giải quyết bài toán này của mình. Sau khi tín hiệu đã được đưa qua hạn biên 3V bạn cho vào bộ khuyếch đại thuật toán chọn hệ số khuyếch đại là 1.5 lần thôi nếu nguồn cấp của bạn là 5V ( mà đối với bài toán này bạn chỉ cần dùng IC LM358 là ổn rồi chạy luôn nguồn 5V hoặc +/- 5V. Chứ bạn chọn con OPA660 làm mục đích gì ? chỉ tội tốn tiền thôi. Con IC này nó chuyên dùng cho vấn đề khuyếch đại tốc độ cao >10Mhz. Còn bạn chỉ đo 100Khz thôi dùng con IC 3.000 đồng đi bạn ơi mà chạy vẫn Ok. Dùng hàng xịn là người ta bảo là KHÙNG đấy.
    Tiếp: Lúc này tín hiệu sau khuyếch đại là 150-4.5V thì bạn đưa luôn vào mạch so sánh dùng luôn con LM311 có 5.000 thôi là có tần số ra đưa được vào luôn con 89 roài.
    Hình như là xong phần cứng rồi. Cái bạn quan tâm cũng đã xong. Bạn quay ra đâm chém phần mền chút là nạp được cho thầy giáo rồi đấy.
    Chúc bạn thành công nhé.

    Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

    Comment


    • #3
      Dạ em cảm ơn anh đã dành chút thời gian quí báu của mình đọc và trả lời bài viết này của em nhiều lắm anh ạ!
      Em đã dần hiểu được vấn đề rồi, phần mềm em đã làm xong rồi anh, em đã mô phỏng bằng Proteus rồi, chạy cũng ổn, em chỉ còn làm khối phần xử lý tín hiệu vào thành xung vuông chuẩn này nữa thôi.
      Anh nói vậy, em cung hiểu hơn rồi, nhưng anh có thể giúp em phát họa vài nét sơ đồ mạch nguyên lý về vấn đề này bằng file orcad rồi up lên giúp em đi anh Nguyên! Em chờ tin anh đó...

      Giúp em nghen anh Nguyên!

      Comment


      • #4
        theo minh nên dung mach SMit là đựoc

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi nguyen.geo Xem bài viết
          Lâu rồi không làm con 89 nhưng nhớ kông nhầm là tần số xung clock MAX = 20Mhz. Nhưng trong trường hợp của bạn tần số yêu cầu không cao lắm nên bạn nên chọn thạch anh 12Mhz thì hay hơn vì mỗi chu kỳ của chíp dùng thạch 12M sau chia ra là 1uS rất chẵn cho việc đo lường hơn là việc dùng thạch anh 20M chu kỳ sẽ lẽ tính toán sẽ lâu và có sai số.
          Tần số Clock ổn định thì bạn hãy mua loại thạch anh phát xung chuyên dụng. Loại thạch anh 4 chân được cấp nguồn 5V riêng ấy. Tìm xem có loại thạch anh 12Mhz loại 4 chân hay không? ở Hà Nội tôi hỏi mấy nơi đều không có. chỉ có loại 24Mhz thôi. Nếu thế thì lấy thạch anh 24Mhz này đưa qua bộ chia tần ( chia 2) để ra 12Mhz là ổn. Xong Clock chuẩn.

          Để đo cái tần số này bạn không phải lo. những tín hiệu dạng xung như trên thì với mức biên độ trên 100mV là có thể đo tốt rồi. cái này không lo lắm.

          Ý kiến mình thế này. Bạn hãy mắc nối tiếp đầu vào với mấy con điện trở tầm 15K sau đấy đưa vào diode zenner để ghi tín hiệu đừng có lớn quá. chọn Zenner 3V thôi nhé, cao quá chẳng giải quyết gì trong cách giải quyết bài toán này của mình. Sau khi tín hiệu đã được đưa qua hạn biên 3V bạn cho vào bộ khuyếch đại thuật toán chọn hệ số khuyếch đại là 1.5 lần thôi nếu nguồn cấp của bạn là 5V ( mà đối với bài toán này bạn chỉ cần dùng IC LM358 là ổn rồi chạy luôn nguồn 5V hoặc +/- 5V. Chứ bạn chọn con OPA660 làm mục đích gì ? chỉ tội tốn tiền thôi. Con IC này nó chuyên dùng cho vấn đề khuyếch đại tốc độ cao >10Mhz. Còn bạn chỉ đo 100Khz thôi dùng con IC 3.000 đồng đi bạn ơi mà chạy vẫn Ok. Dùng hàng xịn là người ta bảo là KHÙNG đấy.
          Tiếp: Lúc này tín hiệu sau khuyếch đại là 150-4.5V thì bạn đưa luôn vào mạch so sánh dùng luôn con LM311 có 5.000 thôi là có tần số ra đưa được vào luôn con 89 roài.
          Hình như là xong phần cứng rồi. Cái bạn quan tâm cũng đã xong. Bạn quay ra đâm chém phần mền chút là nạp được cho thầy giáo rồi đấy.
          Chúc bạn thành công nhé.

          Dạ anh Nguyên ơi! Em đã thành công rồi, khoảng 90% rồi anh ạ! Em vui lắm. Nhưng anh cho em hỏi, sao tin hiệu của em sau cùng ra khỏi con Opamp so sánh LM393 nó lại là sóng vuông lưỡng cực (10Vpp), bây giờ em muốn xén đi phần âm (chỉ lấy phần dương, tức là 5Vpp) để làm xung Clock thôi! Anh giúp em khâu này xíu nữa là thành công rồi...anh ạ!

          Khối này của em mới làm xong có thể đưa được tín hiệu vào tầm từ 1mV---> lớn hơn 220V cũng được rồi, còn tần số thì thay đổi vô tư luôn (khá lớn cũng được). Em dùng 2 con Zener 1N4683 (Vz=2.85V----->3.15V, iz max=85mA) mắc ngược nhau ở đầu vào, dùng điện trở Ri khá lớn để hạng dòng (thiêt kế sao cho áp vào > Vz thì ổn áp ra khoảng 3V mấy đó, còn nếu áp vào nho hơn Vz thì áp áp ra chính bằng áp vào..., em thiết kế nếu áp vào lớn nhất là 220V thì sẽ bị ổn áp xuống còn hơn 3V xíu, nếu không có Zener thì áp ra sẽ lớn lắm, mạch của em, áp vào nhỏ hơn 220V đều cho ra tin hiệu không ghim áp ở mức hơn 3V, em không thể hiện được câu chữ....hi hì nên cũng hơi khó hiểu...).

          Anh cho em hỏi thêm, sao khi em tính toán và mô phỏng băng Orcad khối ổn áp, khi em cho nguồn max=220V, Ri hạn dòng= 540k, Zener (nêu như trên) mắc song song với R tải=10k, thì em thấy Vz=3.015V (giống với danh định của nhà sản xuất, còn dòng thì iz thì tốt rồi, vì khá nhỏ so với cho phép của danh định), tuy nhiên nếu có một con Zener trấn thủ thì áp xoay chiều 220Sin(x.t+...) sẽ biến thiên từ -220V------>+220V thì chỉ ổn áp phần bán kỳ áp dương thôi, phần âm bị méo dạng...,(nói chung là không ổn định), nên em dùng 1 con nữa(mắc ngược hai con với nhau trên cung nhánh)....
          . Nhưng em thắc mắc là khi mắc 2 con Zener thì áp Vz không còn ghim ở mưc= 3.015V nữa mà lên mức 3.5xx Volt rồi anh à! (mặc dù mạch vẫn ổn áp tốt, nhưng em ngại răng Vz của ta lúc này > Vz danh định của nhà sản xuất rồi===> nguy cơ ở chổ này...anh à! (vì có thể bị đánh thủng, mặc dù dòng Izmax không vượt mức danh đinh, em đã kiểm tra rồi...)). Anh nguyên giúp em 2 câu hỏi trên nhé anh! Em chờ tin anh trả lời đó, em se ngâm cứu lại thêm, và trong tuân này em thi công khối này... cho xong, mà con lo ôn thi cuối kỳ nữa (hì hì.. đây mới là ĐAMH1 của em thôi, em còn mấy môn trong học kỳ chính nữa, chắc em chết quá anh ...)

          Ban đầu em nghĩ là sẽ dùng mach tự động ổn định áp (vì mình không biêt người ta đưa vào áp bao nhiêu) hơn là nghĩ đến ổn áp dùng Zener. Nhưng em nhờ có anh nhắc đòn cho em, em đã mạnh dạn làm băng Zener, và có thể nói là hồi hôm, sau khi đọc xong bài trả lời của anh lúc 9g, em làm đến sáng hôm sau là ok rồi, em vui lắm...

          Anh nguyên thật là cao thủ, anh làm sư phụ của em đi hen...!
          Anh cố gắng dành chút thời gian giúp em nghen anh Nguyên...
          Last edited by romance; 02-12-2009, 16:10.

          Comment


          • #6
            Đầu tiên tôi chúc mừng bạn đã làm tốt bài thầy giáo giao!
            cho em hỏi, sao tin hiệu của em sau cùng ra khỏi con Opamp so sánh LM393 nó lại là sóng vuông lưỡng cực (10Vpp), bây giờ em muốn xén đi phần âm (chỉ lấy phần dương, tức là 5Vpp) để làm xung Clock thôi! Anh giúp em khâu này xíu nữa là thành công rồi...anh ạ!
            Thường thì những mạch so sánh kiều này bạn nên dùng LM311 thì nó sẽ gọn nhẹ và đơn giản hơn và sẽ giúp tránh những vấn đề phiền phức như vừa rồi. Chân 7 LM311 nối trực tiếp vào chân Chip và nhớ treo 1 điện trở tâm <10K lên Vcc nhé. Chân 1 nối xuống GND. tín hiệu vào còn lại là đấu như bạn đang làm với LM339.
            Nhưng vấn đề của bạn bầy giờ là LM339. Vậy bạn hãy mắc như sau: Chân Out của LM339 nối tiếp với 1 con Diode nối tiếp điện trở 4K7 sau đấy đưa vào chân B của tran NPN và tại chân B này bạn nối 1 con điện trở tầm 10K xuống GND nhé . Chân C và E của NPN này bạn làm như chân 7 và 1 của LM311 ấy nhé. Tất cả sẽ ổn bạn à.

            Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

            Comment


            • #7
              , em thiết kế nếu áp vào lớn nhất là 220V thì sẽ bị ổn áp xuống còn hơn 3V xíu, nếu không có Zener thì áp ra sẽ lớn lắm, mạch của em, áp vào nhỏ hơn 220V đều cho ra tin hiệu không ghim áp ở mức hơn 3V, em không thể hiện được câu chữ....hi hì nên cũng hơi khó hiểu...).
              Cái này mình không hiểu được ý của bạn????????

              Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

              Comment


              • #8
                Đang bận tí đêm về trả lời tiếp nhé

                Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                Comment


                • #9
                  Dạ em sẽ nghe lời anh làm thử !
                  Em sẽ gửi cho anh Nguyên file Orcad
                  em làm xong, để anh xem coi
                  có gì không ổn không, trước khi em làm mạch in, và ráp mạch, vì mạch thực rất khó đảm bảo rằng nó chạy, và cho ra tín hiệu ổn định (xung vuông để đo tần số, nếu không vuông chuẩn thì khỏi phải bàn đến đo tần số làm chi nữa phải k anh!..)

                  Anh giúp em mô phỏng kiểm tra xem file em se gửi coi ntn, bằng cách phân tích ( thay đổi áp vào từ tầm 1mV---> 220V, tần số cũng thay đổi từ tầm 1Hz-----> lớn hơn, em thấy Fmax= 100Khz là mạch bị sái dạng tín hiệu rồi, nếu tần số nhỏ hơn 100Khz, thì ok anh Nguyên ơi...)

                  Anh giúp em chỉnh sửa lại xíu nghen anh, mấy chổ chống nhiễu (nguồn,...), chống lệch offset (của opamp), dùng tụ chống ảnh hửong của thành phần DC của nguồn cấp tín hiệu (em dùng tụ Ci để ngăn nguồn và mạch mình làm..), đến phân cực của mạch mình..(làm sai lệch phân cực mạch của mình), điện trở mắc trước ngỏ vào // với opamp phải nhỏ (để phối hợp trở kháng, vì tổng trở vào của opamp rất lớn...), cong nhiều điều em e ngại... mong anh giúp được chổ nào có nguy cơ đe dọa đến việc mạch không chạy nghen anh!...

                  Em cảm ơn anh Nguyên tận tình giúp em!

                  Comment


                  • #10
                    Anh Nguyên ơi em thành công thật sự 99% rồi anh à! Bời vì nhờ anh chỉ bảo đó! hi hì...em vui ơi là vui...!

                    Em dùng con diode 1N4154 (hay 1N4148 cũng được) đi kèm điện trở 4k7, rồi Transistor và Rb=10k, rồi Rc=3k, sau đó R(tải)>100k. Khi đó áp lấy ra trên tải này cực chuẩn luôn (5Vpp, vuông đơn cực). Tuy nhiên, em sợ một điều là: Nếu em thay đổi R(tải) nhỏ xuống, chẳng hạn cỡ 50k thì áp ra bị sụt xuống còn gần gần 4Vpp (em mô phỏng rồi)==>điều này suy ra được rằng, em cần phải phối hợp trở kháng với khối mach Vi điều khiển hiển thị Led (khối hiện thị tần số cần đo), vì nếu không thì sẽ bị sụt áp mất tiêu (vì khối này em làm riêng rời với khối điều chế xung vuông này, nên không biết tổng trở vào của nó là bao nhiêu anh à!. Nếu làm chung trên một board cả hai khối thì em sẽ dễ dang chọn thông số R(tải phù hợp))....

                    Anh nguyên giúp em khâu này xíu nữa là thành công 100% luôn...

                    Anh cho em hỏi thêm, nếu dùng con 4N35 (photo transistor) mà anh có đề cập cho em đó, thì sẽ làm như thế nào (kết nối ra làm sao, sau con LM393) vậy anh Nguyên, tức là em thay tương đương được cho cách dùng diode rời và transistor rời (mà em đã làm theo lời anh như trên, và đã thành công rồi...).

                    Anh Nguyên giúp em nghen anh! Em cảm ơn anh cực nhiều luôn...(hi hì...) !

                    Comment


                    • #11
                      Bạn mail cho mình hay upload sơ đồ lên đây nhé. Như thế dễ hơn

                      Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                      Comment


                      • #12
                        Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gữi mail cho mình !
                        Mình up lên đây sơ đồ nguyên lý mà bạn gữi cho mình và mình xin có vài lời nhận xét như sau:
                        Ci = ? : Do bạn muốn đo điện áp đầu vào khá cao nên tụ Ci này chọn loại có điện áp cao 1KV. Mặt khác khi bạn đo điện áp lại thấp mV nên tín hiệu rất yếu bạn nên chọn điện dung lớn chút tầm 100nF.Vậy Bạn chọn loại tụ 104 / 2KV ( loại màu xanh ấy ).
                        Ri= ? Ri lúc bạn đo điện áp thấp tín hiệu nhở nên bạn cần chọn Ri tầm 50K. nhưng khi bạn đo điện áp cao thì điện áp của mỗi con điện trở R=50K/0.25W chẳng hạn thì chịu điện áp thấp hơn nhiều so với điện áp 220VAC của bạn nên bạn hãy chọn 3 hay 4 con điện trở có giá trị điện trở bằng nhau nắc nối tiếp để có tổng trở = 50K. Bạn chọn mắc 4 con điện trở 15K / 0.25W nối tiếp với nhau = 60K.
                        Con RL = 10 K thì thay lại = 150K. Diode Dz2 thì không cần dùng đâu mạch vẫn chạy được thêm nó vào không an toàn đâu bạn ơi.
                        Chân 3 của LM339 bạn mắc thế không đúng vì chắc chưa hiểu bản chất của Coparator.
                        Chân 3 bạn : R1 thay bằng còn biến trở 10K để điều chỉnh điện trở. R3 1 chân nối vào chân 3 chân kia nối vào +5V không nối vào chân 1 bạn àh.
                        R14, R19, D3, R15, R17 bỏ đi. Nối trực tiếp chân 1 của LM339 vào chân B của Transistor là có chân tần số ra bạn àh.
                        Khi làm xong mạch điều chỉnh giá trị VR = R1 = 10K sẽ có giá trị xung ra.
                        Sau khi vẽ lại và mo phỏng xong mail lại cho mình nhé.
                        Attached Files

                        Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                        Comment


                        • #13
                          de ma co xung on dinh cho 89c51 thi ban phai lap mach tao xung su dung ic 555 ,mach da hai

                          Comment


                          • #14
                            ban nao co mach thu phat hong ngoai su dung pt 2248 va pt 2249 thi sheft cho minh,minh lam mach nay nhung mach phat hoat dong .nhung mach thu khong hoat dong van co tin hieu dua vao chan 2 cu pt 2249 nhung o cac ngo ra van khong co dien ap.den hien thi khong sang.dia chi emali: lamsao_quenduocem1@yahoo.com

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi lvc88 Xem bài viết
                              ban nao co mach thu phat hong ngoai su dung pt 2248 va pt 2249 thi sheft cho minh,minh lam mach nay nhung mach phat hoat dong .nhung mach thu khong hoat dong van co tin hieu dua vao chan 2 cu pt 2249 nhung o cac ngo ra van khong co dien ap.den hien thi khong sang.dia chi emali: lamsao_quenduocem1@yahoo.com
                              Trước tiên mình xin cảm ơn bạn có ý kiến giúp mình về dùng 555, tuy nhiên đó không phải là đề tài mình làm bạn à!

                              Sau nữa là mình nghĩ bạn nên lập một topic riêng cho đề tài của mình để được sự giúp đỡ của mọi người trong diễn đàn chứ nè....hi hì..! ai lại vào topic của mình Post bài không liên quan nội dung thế kia...chứ nè! Còn nữa (bạn nên viết bài bằng chữ có dấu nữa, thì mọi người sẽ tận tình giúp bạn hơn và đọc bài viết cũng dễ hiểu...hơn mà...!) Mình mong bạn hiểu cho nhé, vì mình k muốn ý kiến giúp đỡ của mọi người sẽ bị phân tâm và không logic trong topic về đề tài của mình mà...hi hì ! mong bạn thông cảm và hiểu cho mình nhé...Mình cảm ơn bạn nhiều!
                              Last edited by romance; 06-12-2009, 16:09.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              romance Tìm hiểu thêm về romance

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X