mình thấy tương tự rất hay, nhưng khó, đòi hỏi người làm mạch phải có kinh nghiệm thực tế và có một nền tảng kiến thức cơ bản vững, tại sao các bạn cứ đâm đầu và lám số, làm số thì gần như các bạn chẳng phải làm gì cả, chỉ làm theo ngườii ta thôi, đúng thì chạy, không đúng thì thôi, các bạn cũng tịt luôn, chúng ta hãy sôi nổi lên nào.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
tạ sao lại ỉt người vào đề tài này thế ???
Collapse
X
-
Cái mục này có vẻ hơi ... lạc lõng .
Vì các vấn đề về Analog đã có các chuyên mục riêng rất nhiều như :
Điện thanh ( dientudandung )
Điện tử cao tần
Điện tử công suất
Các mạch điện ứng dụng
Cảm biến ( đại đa số dùng kỹ thuật analog )
....vvv ....vvv
Vì vậy có lẽ không còn bài cho : Kỹ thuật điện tử tương tự
Có thể ADmin phải đổi thành chủ đề là : Linh kiện điện tử Analog
và chủ để :Kỹ thuật mạch Logic (điện tử số) thành : Linh kiện số và Logic
Vì thực tiễn thì nhiều thành viên ( đa số ) không nẵm vững tính chất của một con Transisto hay một con IC đếm . Thậm chí chỉ biết lắp một con IC đếm để cho chạy , còn sườn xung lên hay xuống thì không nắm vững .
Hoặc có trường hợp lắp tụ gốm cho mạch RF thì thật đáng buồn . Tụ gốm có tính chất thay đổi trị số theo nhiệt độ . Vì vậy chỉ cần tái tụ thay đổi vài % là tần số sóng mang RF trôi hàng mấy chục Mhz
Thậm chí có thể bạn lập trình cho một con 89xx hoạt động đúng theo thuật toán . Nhưng lắp mạch sao cho nó chạy hoàn hảo ( việc cấp nguồn ,chống nhiễu , tải đầu ra .... ) thì không phải ai cũng biết làm hoàn hảo .Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
nguyendinhvan1968@gmail.com
Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Comment
-
bác Đình Vân nói đúng.
Thưa anh chúng em là những sinh viên mới ra trường, thực sự chúng chaú em có rất ít kinh nghiệm về làm mạch tương tự, mặc dù trong trường chúng em đã có một lượng kiến thức cơ bản rồi, nhưng ra thật sự bỡ ngỡ, mà trên mạng thì tràn ngập các chủ đề về số, thực sự em muốn học hỏi nhưng không thấy ai hay một chủ đề gì về tương tự nào để học hỏi cả.
Anh có thể lập một chủ đề giời thiệu cơ bản về các linh kiện, và đặc biệt là chú ý trong thực tế của nó.
Và ta lập một chủ để về mua bán linh kiện "Linh kiện điện tử Analog" như anh nói.
cảm ơn anh
Comment
-
Vấn đề không phải ở chỗ linh kiện hay mạch điện. mà vấn đề ở chỗ Kỹ thuật hay biện pháp giải quyết.
Để giải quyết một vấn đề, ta có thể sử dụng kỹ thuật analog hoặc digital. Có những vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng số. Có những vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng tương tự. Có những vấn đề có thể giải quyết bằng cách nào cũng được. Nhưng có những vấn đề phải phối hợp cả 2 cách.
Quan trọng là các anh chị em SV khi đi học thường thích chạy theo cái mới, cái thời thượng, mà quên đi cái cũ.
Thí dụ như các anh chị rất thích vi điều khiển, nhưng lại rất ngại hoặc không quan tâm đến Op amp.
Thí dụ như đi vào điều khiển trong công nghiệp, hầu hết các hệ thống còn được sử dụng kỹ thuật analog rất nhiều. Nhưng các anh chị lại cứ thích đẩy kỹ thuật số vào. Trong khi hệ thống tương tự làm việc vẫn hiệu quả và tin cậy hơn.
Nếu phân ra theo rạch ròi linh kiện analog và linh kiện digital thì củng chưa hẳn chính xác.
Kỹ thuật xử lý analog vẫn có nhiều chỗ phải dùng linh kiện số. và ngược lại, kỹ thuật xử lý số vẫn rất nhiều chỗ phải dùng linh kiện tương tự.Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
-
thật sự thì mình nghĩ rằng kĩ thuật tương tự thực sự là rất khó khăn bởi việc tính toán sự ghép nối giữa các tầng với nhau và dòi hởi người lam phải có một kiến thức thật sâu trong lĩnh vực này tôi cho rằng chúng ta hãy cho mọt đề tài nào đó lam và so sánh giửa kĩ thuật số và tương tự để cho thực tế hơn là nói không ở đây
Comment
-
Tôi thấy kĩ thuật tương tự rất quan trọng;nó có nền tảng từ môn lí thuyết mạch , lí thuyết về bán dẫn,1 chút cơ sở của toán học phương trình vi phân,tích phân....Trong trường đại học thì môn lí thuyết mạch được dạy chưa đủ và chưa sâu,sau khi gặp các bài toán thực tế thì lại phải giở sách ra đọc lại.Ví dụ như chuyện ghép nối các mạng hai cửa;đảm bảo phối hợp trở kháng chẳng hạn,rất quan trọng nhưng mấy ai đã hiểu tầm quan trọng của nó.Cả vấn đề lọc nữa:Lọc thông cao ,thấp,thông 1 giải,lọc chặn;chỉ khi gặp bài toán thực tế ta mới thấy cần nó đến mức nào.Tại sao tín hiệu ra của IC số lại chỉ có thể cung cấp 1 dòng điện tới hạn không đủ để làm sáng bình thường1 con led?Ic có đầu ra ở dạng cực ghóp để ngỏ thì có ích gì?Cực ghóp để ngỏ có khác loại IC CMOS cực máng để ngỏ không?Đó chính là ta phải tìm hiểu cấu trúc phần cứng của IC ,của mạch, tìm hiểu cách ghép nối nó
với ngoại vi,tìm hiểu các thông số cần có của ngoại vi để tìm phương án phần cứng thích hợp;(sau đó mới lập lưu đồ giải pháp phần mềm,sau đó mới viết chương trình cho nó đối với vi điều khiển chẳng hạn).Tại sao trong 1 mạng 2 cửa ta cần có trở kháng vào rất lớn và trở kháng ra rất nhỏ ?(Lí thuyết mạch). OPAMP thỏa mãn điều kiện đó;và máy biến áp cũng vậy;như vậy có ích gì khi ghép nối?IC ổn áp 78xx và 79xx tạo ra nguồn áp ổn định xxVolt,như vậy nội trở của nó phải rất nhỏ.Vậy đã mấy khi ta quan tâm làm thế nào để tạo ra nguồn áp,làm thế nào để nội trở nhỏ?Thử dùng mạch phân áp đươc không?(không được).Ki thuật số lấy kĩ thuật tương tự làm nền tảng;Công nghệ tích hợp hàng trăm,hàng nghìn tranzito 1 cách hợp lí tạo nên mạch tích hợp hay IC.Liệu ta đã hiểu thấu đáo về cách hoạt động của trans trước khi bước vào học KT số?Vì vậy, theo chủ quan tôi, việc học hỏi kĩ thuật tương tự là quan trọng ,vì không dễ để tiếp cận thấu đáo 1 vấn đề .Nếu chúng ta thường xuyên để ý học hỏi kĩ thuật tương tự,đề xuất các giải pháp tương tự ,lí luận cách giải quyết thì tốt biết bao. Các bác ,các anh em cố lên;chúng ta hãy cùng say sưa học hỏi,đặt ra các câu hỏi để cùng nhau suy nghĩ và cùng tiến bộ.
Comment
-
Hôm nay đọc mấy bài này thấy đã quá.
Vấn đề không phải ở chỗ linh kiện hay mạch điện. mà vấn đề ở chỗ Kỹ thuật hay biện pháp giải quyết.
He he, các cao thủ thường nằm cả ở phe tương tự đó! Với số, chỉ đáng bàn đến lập trình mà thôi!
Đọc mấy bài này thấy hơi bị sướng.
Comment
-
Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viếtVấn đề không phải ở chỗ linh kiện hay mạch điện. mà vấn đề ở chỗ Kỹ thuật hay biện pháp giải quyết.
Để giải quyết một vấn đề, ta có thể sử dụng kỹ thuật analog hoặc digital. Có những vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng số. Có những vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng tương tự. Có những vấn đề có thể giải quyết bằng cách nào cũng được. Nhưng có những vấn đề phải phối hợp cả 2 cách.
Quan trọng là các anh chị em SV khi đi học thường thích chạy theo cái mới, cái thời thượng, mà quên đi cái cũ.
Thí dụ như các anh chị rất thích vi điều khiển, nhưng lại rất ngại hoặc không quan tâm đến Op amp.
Thí dụ như đi vào điều khiển trong công nghiệp, hầu hết các hệ thống còn được sử dụng kỹ thuật analog rất nhiều. Nhưng các anh chị lại cứ thích đẩy kỹ thuật số vào. Trong khi hệ thống tương tự làm việc vẫn hiệu quả và tin cậy hơn.
Nếu phân ra theo rạch ròi linh kiện analog và linh kiện digital thì củng chưa hẳn chính xác.
Kỹ thuật xử lý analog vẫn có nhiều chỗ phải dùng linh kiện số. và ngược lại, kỹ thuật xử lý số vẫn rất nhiều chỗ phải dùng linh kiện tương tự.
Có thể làm một mạch lọc tương tự thay cho mạch lọc số được không? Và ngược lại được không? Câu trả lời là không.
Do vậy, không phải là người ta quên, mà cái chính là chưa có người nói nhiều về nó. Nói một cách đơn giản, thị trường vi điều khiển hiện nay rất rộng, nhưng những người nói về AVR còn quá ít so với những người nói về PIC, và chỉ nên giới hạn nó trong phạm vì diễn đàn của chúng ta. Nhưng thực tế thì sao, người dùng AVR vẫn nhiều hơn người dùng PIC, ít nhất là cho tới thời điểm hiện nay.
Vậy đơn giản, chúng ta chỉ nên kết luận rằng, hiện tại những người đang làm analog, họ chưa lên tiếng ở diễn đàn chúng ta nhiều, chứ không phải là không có, hay là quên.
Tại sao người ta nói về vi điều khiển nhiều, mà chưa nói về những thứ khác nhiều? Đơn giản là, vi điều khiển là cái dễ học, dễ làm, cơ bản, và có thể làm ứng dụng ngay. Để nói về những vấn đề khác nữa, thì cần phải có thời gian. Phải giữ được mặt bằng chung của sự phát triển, đánh chỗ nào khi cần. Đó mới chính là điều F nghĩ rằng nó ảnh hưởng tới cục diện chung.
Còn những kết luận tạm thời chúng ta chưa nên đưa ra vội quá.
Vậy, có lẽ bây giờ là lúc bắt đầu có những bức xúc về điện tử analog, thì chính là lúc chúng ta cần phải tập trung vào nó rồi. Trong đợt họp mặt anh em tới đây ở VN, hy vọng rằng F sẽ mời được các admin, các mod có một buổi gặp mặt riêng, để chuyên bàn về các vấn đề của diễn đàn thôi. Làm thế nào để phát triển đồng bộ, và làm thế nào để tập trung mạnh vào cái thị trường lao động đang cần, và cân bằng được với cái xu thế phát triển của ngành, làm thế nào để thu hút và mở rộng được phạm vi của diễn đàn.
Còn về xu hướng đẩy giải pháp số vào analog, thực tế là để giảm giá thành sản xuất, như vậy thì chính xác là nó chỉ phù hợp với những sản phẩm nào mang tính đại trà, chứ không phải là đúng với tất cả các sản phẩm. (điểm này F ghi chú về ý kiến của cô nhóc). Vấn đề ổn định hay không ổn định, tốt hay không tốt, thì tạm thời F chưa dám làm bạn, vì F không rành về analog.
Về ý kiến của anh NDV thì F có thanks anh về vấn đề đề cập BDH can thiệp vào. Nhưng F có ý kiến cá nhân thế này, rất giống với ý kiến của cô nhóc, đó là cái chúng ta đề cập là vấn đề phương pháp, chứ không phải là vấn đề linh kiện. Ví như con transistor thì được gọi là analog hay gọi là số? Hay con điện trở là analog hay gọi là số? Ở đây không phải F nói kháy anh đâu, mà ở đây F muốn nói rằng muốn phân loại linh kiện, là một vấn đề vô cùng nan giải. Tới bây giờ cái trang www.vieltek.com của F vẫn chưa làm xong cũng một phần là vì vấn đề đó. Ngoài ra, anh có thể xem trên các trang mouser, digikey hoặc farrnell, là những thằng buôn bán linh kiện hàng đầu thế giới, thì việc phân chia nhóm linh kiện thôi cũng đã là cả một vấn đề rồi, và không thằng nào giống thằng nào, cũng như không thằng nào có thể thỏa mãn được cách nhìn của mọi người. Nó vẫn ở một cái chỗ tương đối nào đó thôi. Cho nên, theo F, việc phân chia diễn đàn, thì nên giữ cách phân chia theo phương pháp nghiên cứu, chứ không nên phân chia theo hướng linh kiện thiết bị.
F có đôi dòng trao đổi vậy, bởi vì thấy có mấy mod tham gia thảo luận ở đây, nó không phải là vấn đề để bỏ qua.
Chúc vui.Falleaf
Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi mèomướpDạ chú mua cái kẹp dòng ấy ạ. Chị hàng xóm nhà cháu có 1 cái thấy lâu lâu rùi chưa hỏng ạ. Ví dụ như mẫu này trên shoppee đầy ạ...
https://vn.shp.ee/dWYVgq7-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
21-01-2025, 12:48 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi vi van phamBác Đinh Vặn sai rồi,bây giờ con nít mẫu giáo đã giải phương trình 2 ẩn số rồi.
Tôi chứng minh bác lên youtube đầy video đơn giản tựa rất hot, chỉ 1 transistor hay 1 con diode và hướng dẩn cách làm, tác giả không vẽ sơ đồ mạch điện...-
Channel: Điện tử công suất
21-01-2025, 11:55 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi nguyendinhvanBây giờ mới có tháng giêng, bao giờ mới đến tháng mười ?
Các cháu mẫu giáo mới lên lớp 1 được có 4 tháng. Nên đừng lấy lý do chúng nó đã đi học rồi để bắt nó viết một bài luận văn, hay là giải bài toán hàm. Phải kiên nhẫn...-
Channel: Điện tử công suất
21-01-2025, 00:47 -
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi nguyendinhvanKhông có loại nào đủ một vạn chức năng đâu. Nó chỉ được 2345678 , hoặc khủng lắm thì được 10 chức năng.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
21-01-2025, 00:16 -
-
bởi since0501Cảm ơn bác đã chia sẻ!...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 19:00 -
-
bởi Lê Gia TứMình muốn tìm mua đồng hồ vạn năng giá khoảng 200k có đo tần số cao khoảng 0~1mhz mọi người tư vấn giúp mình với
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 15:47 -
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi davidcopyChỉ cần dùng R C mắc vô phím power là ok....
-
Channel: Điện tử gia dụng
18-01-2025, 20:47 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi davidcopydùng mach khuếch opamp...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
18-01-2025, 20:42 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi davidcopy
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
18-01-2025, 18:56 -
-
bởi bqvietĐấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
17-01-2025, 21:36 -
Comment