Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ổn định điện áp 300V dc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ổn định điện áp 300V dc

    Việc ổn định điện áp giá trị nhỏ có lẽ không khó. Chẳng hạn có thể dùng ic ổn áp 78xx, LM317; diode zener,... hay dùng mạch ổn áp tuyến tính đóng mở bằng trans. Nhưng với điện áp cao (>100V) xem ra phức tạp hơn. Ta không dễ kiếm các ic ổn áp giá trị cao Nếu dùng zener, có thể nối tiếp nhiều con, tuy nhiên cũng không ổn định, bị trôi theo nhiệt độ, ảnh hưởng nhiều do tải. Trường hợp dùng mạch rời như trans, cũng rất khó phân cực.
    Tôi đã thử dùng ic ổn áp như LM723; dùng cách nối zener áp cao, và dùng mạch rời đều không hiệu quả. Mod và các anh em khác có thể giúp tôi một tay được không?
    Cám ơn vì những ý kiến đóng góp.
    !e

  • #2
    Chà cái này mới à! Bạn cũng cần phải quan tâm đến dòng điện cung cấp cho tải của bạn là bao nhiêu nữa chứ!!

    Comment


    • #3
      Nếu bạn quen ráp mạch bằng linh kiện rời, thì có lẽ vấn đề không khó lắm.

      Bạn hãy cho biết bạn dự tính làm bằng phương pháp gì? Mọi người sẽ tiếp tục bàn luận với bạn.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi tienngoc Xem bài viết
        Chà cái này mới à! Bạn cũng cần phải quan tâm đến dòng điện cung cấp cho tải của bạn là bao nhiêu nữa chứ!!
        Là thế này:
        Trong mạch có con điện trở khá lớn (cả Mohm) mà phải kiểm tra xem sai số của nó có vượt ngưỡng không, vì vậy dòng sẽ rất nhỏ. Mình phải đẩy điện áp lên thật lớn khi đó mới dễ đo.
        !e

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
          Nếu bạn quen ráp mạch bằng linh kiện rời, thì có lẽ vấn đề không khó lắm.

          Bạn hãy cho biết bạn dự tính làm bằng phương pháp gì? Mọi người sẽ tiếp tục bàn luận với bạn.
          Ừ thì kinh nghiệm thiếu nên minh làm theo sách vở trước thôi.
          Với cách dùng zener, mình nối tiếp nhiều con áp cao lại với nhau, áp ra tất nhiên có rồi nhưng mà không ổn định lắm (có thể linh kiện không chính xác, ảnh hưởng bởi nhiệt độ, tải). Con điện trở hạn dòng cho zener dễ chết cháy khi tải bị chạm chập hay thay đổi bất thường.
          Còn cách dùng kiểu mạch ổn áp tuyến tính:
          - khoá là con trans chịu được áp cao
          - lấy mẫu về từ cầu điện trở
          - opamp so sánh với điện áp chuẩn (từ zener chẳng hạn) để điều khiển khóa.
          Cách này mình thấy cầu điện trở lấy mẫu ảnh hưởng lớn đến tải cũng như mình chưa tính toán được ảnh hưởng của tải đối với mạch.
          !e

          Comment


          • #6
            Cái này có phải để đo điện trở cách điện ko?
            AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
            Xem thêm tại Online Store ---> Click here
            Mob: 0982.083.106

            Comment


            • #7
              Mình nghĩ cậu nên dùng kiểu nguồn switching đi. Còn nếu không làm được, gặp tớ, tớ thiết kế cho một cái. Đầu vào 90 - 250 VAC. He he. Có gì liện hệ với tớ.
              YM: daihang86@yahoo.co.in.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viết
                Cái này có phải để đo điện trở cách điện ko?
                Đúng rồi, có 2 mục đích bác VNarmy à
                - Một là đo cách điện giữa các đường mạch trong board. Giá trị đo khá lớn, lại bị ảnh hưởng bởi môi trường (buổi sáng trời thường lạnh hơn nên cách điện giảm đáng kể => thế là mạch hết chạy). Dùng áp thấp thì rất khó đo nên phải đẩy áp lên cao. Tuy nhiên khi đẩy lên cao sẽ rất khó đo do phải hạ áp trở lại và ổn áp sẽ khó hơn.
                Hai là, trong mạch có con điện trở lớn (500k, treo từ đường tín hiệu lên nguồn => không biết là làm nhiệm vụ gì?!). Ta phải kiểm soát sai số của con điện trở ấy (chẳng hạn <0.1%)
                Hai mục đích này có lẽ đã nhiều anh em làm rồi, nên rất mong được chỉ dẫn thêm!
                !e

                Comment


                • #9
                  Cái máy đo điện trở cách điện của cơ quan tôi lại dùng áp xoay chiều 300 VAC
                  AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                  Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                  Mob: 0982.083.106

                  Comment


                  • #10
                    Không biết điện áp đẩu vào của bạn là AC hày DC? Nguyên lý hoạt động của cái mạch này thế nào nhỉ? Bạn cứ hỏi chung chung là ổn áp >100V thì mình không biết nói thế nào. Nếu là điện áp AC thì dùng TCA785, còn đầu vào là DC thì có thể dùng UC3843 or TL494, viper... nhiều lắm, trong bộ nguồn switching nào chẳng có. Ổn được áp khá cao. Còn thiết kế thế nào thì cần phải có một đầu bài cụ thể bạn ah.
                    Trời biết, đất biết, mình chưa biết.
                    Nguyễn Văn Hải
                    Mobi:0916.106.103
                    Nick yahoo and mail: hai2507(@yahoo.com)

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi zemen Xem bài viết
                      Việc ổn định điện áp giá trị nhỏ có lẽ không khó. Chẳng hạn có thể dùng ic ổn áp 78xx, LM317; diode zener,... hay dùng mạch ổn áp tuyến tính đóng mở bằng trans. Nhưng với điện áp cao (>100V) xem ra phức tạp hơn. Ta không dễ kiếm các ic ổn áp giá trị cao Nếu dùng zener, có thể nối tiếp nhiều con, tuy nhiên cũng không ổn định, bị trôi theo nhiệt độ, ảnh hưởng nhiều do tải. Trường hợp dùng mạch rời như trans, cũng rất khó phân cực.
                      Tôi đã thử dùng ic ổn áp như LM723; dùng cách nối zener áp cao, và dùng mạch rời đều không hiệu quả. Mod và các anh em khác có thể giúp tôi một tay được không?
                      Cám ơn vì những ý kiến đóng góp.
                      Tôi nghĩ nếu cần ổn áp 300VDC bằng mạch ổn áp tuyến tính (dùng transistor) thì hơi khó nếu như ta có sẵn nguồn cung cấp DC (tấc nhiên là lớn hơn 300VDC). Nhưng nếu như ta cần một nguồn DC 300V ổn định từ line AC 220 thì ta có thể áp dụng ngay các mạch nguồn xung cũng tốt mà. Ta có thể mod lại chút ít từ ngay cái mạch nguồn xung cho tivi bán ngoài thị trường để có nguồn 300VDC. Hoặc tự mình ráp bằng UC3842B cũng không quá phức tạp. Ngay cả khi bạn cần 300VDC (tấc nhiên là có ổn áp luôn) từ nguồn 12VDC cũng được (cái này tôi làm rồi nhưng tôi chỉ làm có 180VDC thôi vì vậy tôi không có mạch cho bạn nhưng cũng có chút kinh nghiệm).
                      Tôi chỉ có vài ý như vậy góp ý cùng bạn
                      Chúc bạn thành công!
                      Tô có upload lên đây datasheet của UC3842B, bạn có thể tham khảo
                      Attached Files

                      Comment


                      • #12
                        dùng linh kiện rời cũng được, nhưng bạn mắc theo kiểu nâng tầng lên (phương pháp cộng điện áp ấy), nhưng hơi tốn linh kiện đấy.

                        Comment


                        • #13
                          Đo điện trở cách điện thì thường dùng áp DC, để không bị ảnh hưởng bởi các điện dung. Thông thường người ta dùng điện áp 250V hoặc tiêu chuẩn 500V cho hệ thống điện hạ thế, 2500VDC hoặc 5000VDC cho hệ thống điện cao thế.

                          Đối với các mạch điện tử, bác không nên dùng điện áp cao để đo, vì sẽ hỏng các linh kiện trên đó.

                          Các điện trở lớn trong mạh thường không đòi hỏi sai số thấp đến 0,1 % đâu. Ngoại trừ các điện trở trong mạch chia điện áp đầu vào các thiết bị đo lường điện áp cao. Trong những trường hợp như vậy, bạn nên vẽ mạch in có khoảng cách rộng ra để khỏi phải bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

                          Còn nếu nhất thiết phải dùng điện áp cao để đo, mạch đo thường phải có điện trở nối tiếp. Dòng điện đo lường khá nhỏ. Nguồn không cần độ ổn áp cao lắm.
                          Bạn có thể dùng các mạch ổn áp Switching. Lưu ý cách lấy mẫu điện áp hồi tiếp.

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          zemen Tìm hiểu thêm về zemen

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X