Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ổn định dòng nạp ắc quy

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Đúng vậy, điện áp ắc quy phụ thuộc cấu tạo bản cực, dung dịch điện phân.
    Mình chỉ góp ý dung lượng nạp ở chế độ thả nổi < dung lượng tối đa của ắc quy.

    Comment


    • #77
      Cho mình góp ý một chút nhé:
      Bạn nguyen.geo đã làm được một sản phẩm, theo như bạn ấy nói là đạt yêu cầu khắt khe của thực tế mà nhiều người "có đẳng cấp" làm không thành công. Vậy ta nên chúc mừng bạn ấy nhé.

      Tuy nhiên, bạn ấy làm mọi người "sôi lên" vì một số điểm:

      Thứ nhất: Bạn ấy k0 phải dân chuyên về phát dẫn nên những ý bạn ấy nói chỉ là những ý bạn ấy cảm nhận được và thấy rằng có ý nghĩa, nên những người chuyên hơn cảm thấy "ngứa tai" và vặn tới số (xem những trả lời về quy trình nhà máy điện, lưới, dự phòng).
      Thứ hai: Về ắc quy và bộ nguồn có dự phòng ắc quy, bạn ấy cũng k0 nói chính xác, nên lại bị những người chuyên hơn vặn tới vặn lui.
      Thứ ba: Trong phạm vi ngành nghề của bạn ấy: ĐTCS, bạn phát biểu cũng không chính xác, đầu bài, thuật ngữ, thông số không chính xác, nên mọi người cũng đồng loạt chỉ trích.
      Thứ tư: Không rõ vì động cơ gì, nhưng khi có tranh luận, bạn cũng không công bố những thông tin cụ thể hơn (mặc dù, nhiều lúc theo mình bạn đã nói rất rõ ràng, tuy nhiên hơi tự cao một chút) làm mọi người xôn xao.


      Tóm lại: Rất nhiều người đã làm, rất nhiều người mới bắt đầu và rất nhiều người đang làm về điện tử và điện tử công suất. Nếu bạn làm được một việc mà người khác không làm được hoặc trước kia phải đi thuê (của nước ngoài), thì đó là thành công của bạn và của mọi người. Bạn nói những việc bạn đã làm và mọi người cùng phân tích thành công và thất bại về kỹ thuật. Từ đó nâng cao khả năng của bạn và mọi người. Qua diễn đàn ta cũng thấy được khả năng của mình và người khác.
      Công việc nhiều vô vàn, Sao ta k0 học tập người tàu: Giúp nhau cùng làm, mở rộng phạm vi công việc hơn là chăm chăm chọc phá người khác.

      Comment


      • #78
        Nguyên văn bởi tranninh Xem bài viết
        thật sự xin lỗi các bậc tiền bối nha! E đưa đề bài ra mà mấy hôm nay E chẳng có một lời nào.đến hôm nay E mới lên xem tin được. không ngờ đề tài của E lại có thể thu hút đc lắm cao thủ dên nhu vậy. làm E thấy rất là cảm kích! cũng rất cảm ơn Anh QT đã đưa ra sơ đồ cụ thể để bọn E có thể tham khảo: nhưng bác QT ơi bác có thể giải thích nguyên lý hoạt động của cái phần xanh xanh, đỏ đỏ cho E hiểu đc không a. các Bác thông cảm nha kiến thức của E còn kém quá mong các bác đừng nổi cáu nha!
        Ha ha. Có gì đâu mà cáu.

        Giải thích cái phần xanh xanh đo đỏ thì không khó. Bạn cứ thử tưởng tượng như thế này:
        1/. Phần đo đỏ: Đây là mạch ổn áp. Nó thực chất ra là mạch cộng tín hiệu cơ bản dùng opamp. Điện áp vào (điện áp âm) được cộng với điện áp chuẩn (điện áp dương 5V). Như vậy mạch cộng thực ra lại là mạch trừ, hay mạch só sánh. Điện áp ra của mạch này sẽ tỷ lệ với sai số giữa điện áp thực của máy nạp và điện áp mong muốn. Chúng ta sẽ dùng điện áp sai số này để điều chỉnh mạch kích xung.

        2/. Phần xanh xanh: Đây là phần giới hạn dòng. Nó gồm 2 khối con. Khối thứ nhất là mạch khuếch đại vi sai, đo đạc điện áp hai đầu điện trở Shunt và khuếch đại thành một điện áp ra tảy lệ với điện áp trên shunt đó, ngiã là tỷ lệ với dòng nạp. Phần thứ hai là một mạch so sánh giống như mạch so sánh trên. Nghĩa là nó sẽ cho ra điện áp tỷ lệ với sai số giữa dòng nạp hiện hữu và dòng nạp muốn giới hạn.

        Bạn lưu ý là sau hai phần xanh đỏ đó có một mạch lựa chọn, lựa trong 2 mạch so sánh, cái nào lớn hơn thì được đưa qua khâu kế tiếp. Mạch lựa chọn chỉ đơn giản dùng 2 diode và một điện trở thôi. Như thế khi dòng nạp còn nhỏ d0iện áp đầu ra của phần xanh xanh sẽ thấp và không tác dộng đến mạch. Chủ yếu là phần đo đỏ tác động, mạch sẽ làm việc ở chế độ ổn áp. Nhưng nếu khi ắc quy còn đói, dòng nạp lớn thì dù điện áp còn thấp (U của phần đo đỏ sẽ bé) nhưng mạch đo đỏ sẽ chiếm lĩnh phần điều khiển, và đưa đến điều khiển mạch tạo xung.

        Sau mạch chọn là một mạch tích phân. Chỗ này bạn có thể làm mạch khuếch đại thông thường cũng được. Nếu là mạch thông thường, hệ thống sẽ là một hệ điều khiển hữu sai. Còn nếu bạn dùng mạch tích phân thì nó sẽ là hệ điều khiển vô sai. Đầu ra của mạch tích phân sẽ được đệm và đưa vào chân số 5 của mạch dao động 555. Điện áp này càng cao thì góc kích càng lớn. U ra và I ra càng nhỏ.

        Bây giờ bạn có thể ghép các phân tích của từng khối với nhau rồi chứ?

        Comment


        • #79
          Warning !!!
          Đừng post những câu vô nghĩa ở đây .
          Last edited by cooloo; 05-11-2007, 00:41.

          Comment


          • #80
            Gửi bạn Tranninh!
            --- Tôi cũng đã làm mạch ổn dòng nhưng mức dòng lớn thế thì chưa từng, nhưng tôi nghĩ phương pháp tôi đã làm có thể ít nhiều giúp bạn. Sau khi nắn sang điện áp DC, tôi cho qua 1 điện trở giá trị nhỏ (vì chịu dòng cao mà) công suất và ổn định khi nhiệt độ cao. Nối tiếp là 1 con bán dẫn trường (vì dòng tôi làm chưa thực sự lớn, cỡ 20A) và đi về ắc quy. Điện áp giữa hai đầu R tôi cho qua ADC và tính ra mức dòng hiện tại (nhờ 1 vi điều khiển). Đầu ra là mức điện áp (dạng số) cần hiệu chỉnh, nhờ một DAC để đưa điện áp điều chỉnh đó vào cực G của b/dẫn trường làm thay đổi dòng nạp. Và nhờ đó mức dòng nạp luôn được ổn định "động" một cách tự động. Bạn cũng có thể không cần cầu kỳ như vậy nếu bạn có một đồng hồ đo dòng, khi đó bạn chỉ cần một chiết áp chỉnh mức điện áp tại cực G để có dòng nạp cố định (vì nội trở của ắc quy cũng không biến đổi nhanh lắm đâu). Hi vọng bạn sớm tìm ra phương án hợp lý với mức dòng lớn mà bạn đang cần thiết kế.
            Chúc bạn sớm thành công!
            ------------------------
            Tặng riêng những ai thật lòng
            Đang còn hát yêu thương con người ...
            Email:
            Tel: 0972.580.486

            Comment


            • #81
              Chào các cao thủ! thấy các bác bàn nuận xôm tụ wá cho em xin giơ tay phát bỉu ý kiến

              Em thấy trong mấy cái tủ nạp 220V/ 50A nó có 1 cái tụ 3300uF và 1 cuộn cảm 7,3mH/63A. Hệ số gợn sóng của nó là < 5% Votl out +/- 10%Voltoutput, độ ổn định (Stability of Output) là +/-1% trên toàn dải 0- 100% Load. Thực ra điện áp từ đầu ra tủ nạp vào accu là biến động theo dòng nạp mà vi mạch -điều khiển.
              Thông thường có mấy cái vi chỉnh nằm ngay trên vỉ mạch đk để điều chỉnh ngưỡng điện áp nạp trong 1 dải hẹp và điện áp cảnh báo. Để xử lý nhiễu thì có thể kéo cái chiết áp ra xa 1m nhưng cái chiết áp này sẽ khiển gián tiếp 1 cái chiết áp điện tử ( hay tương đương) khác cắm ngay trên mạch.
              Giá trị điện áp 226V mà bác Nguyengeo đưa ra có em cũng chưa hiểu sẽ dùng để nạp acqui trong trạm kiểu gì?
              Vì thông thường trong trạm họ dùng 174 bình (loại bình có điện áp định mức 1,2V và ví dụ dung lượng phóng dòng là 140Ah/5h chẳng hạn), thì thông số tính toán sẽ như sau:
              Trong hệ thống tự dùng điện áp 220VDC sai lech cho phep la +/- 10% tức là điện áp trong khoảng 198VDC - 242VDC.
              Khi acqui đầy điện mỗi cell có điện áp 1.4V/cell, dung lượng của acqui giảm dần xuống 1.2V sau khi phóng được khoảng 25% dung lượng của Acqui va giữ ổn định ở điện áp 1.2V/cell đến 85% dung lượng của acqui sau đó điện áp giảm xuống. Khi điện áp giảm xuống 1.15V/cell thi nạp trở lại.
              + Khi điện áp 1.4V/cell, điện áp 1.4*174 = 243V
              + Khi điện áp 1.2V/cell, điện áp 1.2*174 = 209V
              + Khi điện áp 1.15V/cell, điện áp 1.15*174 = 200V

              Nếu phương án dùng 162 cells để thỏa mãn áp nạp 226V của bác Nguyengeo
              + Khi acqui no điện: 162 * 1.4 = 226,8V ngưỡng trên.
              khi acqui đói 162 * 1,15V = 186,3V ngưỡng dưới, thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu 198VDC

              Em cũng xin có ý kiến với bác VNarmy là hoàn toàn có thể dùng Thyristor để ổn áp được, bác cứ xem mấy cái bộ nguồn ( cũng được dùng để nạp acqui) điều chỉnh đc điện áp từ 0-> 260V mà trong 1 số nhà máy họ dùng để cấp cho nhiều động cơ DC hay các thiết bị thử nghiệm phức tạp, nó cũng chỉnh lưu bằngThyristor đấy.
              Có chỗ nào sai mong đc các các bác góp ý!

              Năm mới rùi, chúc tất cả mọi người may mắn, sức khỏe và yêu đời- yêu người !
              thân !

              Comment


              • #82
                To: bạn quocthai
                Mình rất thích mach bạn đang giới thiệu vì thực sự mình cũng đang cần tìm một mạch có tính năng như vậy
                Tuy nhiên mình muốn hỏi thêm bạn là vơi các số liêu bạn đã tính và giới thiệu trong mạch này thì chúng ta có thể điều chỉnh được dòng nạp từ bao Amin đến Amax là bao nhiêu và điện áp nạp là bao nhiêu vậy
                bạn có thể cho biết luôn thông số của 2 Thy và số vòng của cuộn cảm nhé
                * Nếu tôi cần làm mạch này để nạp cho ắcquy có điện áp 24v/150A thì thông số của các linh kiện là như thế nào vậy ban. (điện áp AC của cuộn nạp = ? ... )
                cảm ơn bạn nhiều.

                Comment


                • #83
                  thông thường dòng nạp điều chỉnh được từ 0 đến khi báo quá dòng và cắt, bộ điều khiển chỉ quyết định góc mở thy , điện áp nạp và dòng nạp do phần công suất quyết định , thy có thể chọn gấp 1.5 lần định mức, cuộn cảm cuốn càng nhiều càng tốt, có thể dùng vài cuộn nối tiếp, nhưng cuốn vừa đủ để đỡ tốn chỗ, với 24VDC điện áp AC biến áp động lực dùng 15VAC

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  tranninh Tìm hiểu thêm về tranninh

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X