Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ocl

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi MHz Xem bài viết
    .. hihi... bác Vân giống như thầy bói mù "xem voi" quá... ... muốn nói sao thì nói, muốn vẽ sau thì vẽ... phải có dẫn chứng chứ ạ... bác Vân có thể dẫn chứng bằng một sơ đồ cụ thể của một ampli hàng hiệu nào đó ( gần giống như sơ đồ phía trên, nên đưa link thì tốt nhất)... để em mở rộng tầm nhìn được không ạ...
    Chú mày lại ... vô lễ rồi !
    Cái mạch theo schema này thực tiễn đang bán đầy ngoài .. chợ trời rồi . 25 30 35K một board đó . Dăm bảy năm nay chắc hết hàng vạn bộ mà có thợ nào kêu ca gì đâu về .... méo .
    Cái bộ phận bù méo của bias đó là tầng vi sai đó thôi .
    Hóa ra anh Hẹc mù mờ về mạch đến thế cơ à ?
    Còn ngày trước làm thợ sửa Amp , mình vứ đi là chuyện hàng ngày . Chửa thấy nhà sành âm thanh nào kêu ca cả
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
      Chú mày lại ... vô lễ rồi !
      Cái mạch theo schema này thực tiễn đang bán đầy ngoài .. chợ trời rồi . 25 30 35K một board đó . Dăm bảy năm nay chắc hết hàng vạn bộ mà có thợ nào kêu ca gì đâu về .... méo .
      Cái bộ phận bù méo của bias đó là tầng vi sai đó thôi .
      Hóa ra anh Hẹc mù mờ về mạch đến thế cơ à ?
      Còn ngày trước làm thợ sửa Amp , mình vứ đi là chuyện hàng ngày . Chửa thấy nhà sành âm thanh nào kêu ca cả
      ... hihi... không dẫn chứng được bằng tài liệu kỹ thuật, bác Vân lại cáu lên roài... ... giời ạ.... lại đem mấy cái board rẽ tiền ngoài chợ giời 20, 30K để so sánh với hàng hiệu... mà thật ra mấy thằng thợ ngoài chợ giời có biết méo xuyên trục (crossover Distortion) là gì đâu mà kiu ca chứ ạ... bọn này chắc chỉ học khóa 3 tháng về điện tử ở các trung tâm hướng nghiệp.... à mà cái bộ phận bù méo ở tần vi sai làm sao mà bias được Vbe của các con công suất hở giời... nhà sành âm thanh mà chơi cái board 20, 30k thui à....
      Last edited by MHz; 28-12-2007, 15:24.

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
        Cái bộ phận bù méo của bias đó là tầng vi sai đó thôi .

        Hic, chắc mấy bác học nhiều quá nên
        Tầng visai có tác dụng chống nhiễu ở đầu vào mạch KĐ chứ chẳng có tác dụng chống méo ở tầng CS

        Với mạch KĐ vi sai thông thường, ở cực E của 2 BJT của tầng vi sai có điện trở RE, điện trở này càng lớn hệ số KĐ đồng pha giảm, dẩn đến giảm nhiễu. Nên người ta muốn tăng RE lớn lên nhưng lại khi đó dòng IE nhỏ lại. Do đó biện pháp tốt nhất là thay RE bằng nguồn dòng có nội trở rất lớn mà vẩn có dòng phân cực IE mong muốn.
        Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi MHz Xem bài viết
          ... hihi... không dẫn chứng được bằng tài liệu kỹ thuật, bác Vân lại cáu lên roài... ... giời ạ.... lại đem mấy cái board rẽ tiền ngoài chợ giời 20, 30K để so sánh với hàng hiệu... mà thật ra mấy thằng thợ ngoài chợ giời có biết méo xuyên trục (crossover Distortion) là gì đâu mà kiu ca chứ ạ... bọn này chắc chỉ học khóa 3 tháng về điện tử ở các trung tâm hướng nghiệp.... à mà cái bộ phận bù méo ở tần vi sai làm sao mà bias được Vbe của các con công suất hở giời... nhà sành âm thanh mà chơi cái board 20, 30k thui à....
          Sao mà cậu .... đặc thế ?
          Thông thường các bộ dàn âm thanh khi bị toi công suất mà dính đúng phải con LK độc , không mua được như STK chẳng hạn thì bó tay à ?
          Thợ sửa mua luôn một board ngoài chợ về " câu " vào . Thế là lại kêu choang choác .
          Hàng tỷ thằng thợ sửa chữa ở VN đều làm thế cả mà .
          Còn mạch công suất đang bàn ở đây thì ..... thường thôi .
          Còn Hẹc bảo học 3 tháng mà làm được mạch công suất âm thanh mang ra chợ bán á ? Xin lỗi nhé . Biết anh Hẹc tới 3 năm rồi mà anh vẫn lơ mơ về cái mạch có ... 8 transisto

          Nguyên văn bởi dinhchithanh Xem bài viết
          Hic, chắc mấy bác học nhiều quá nên
          Tầng visai có tác dụng chống nhiễu ở đầu vào mạch KĐ chứ chẳng có tác dụng chống méo ở tầng CS

          Với mạch KĐ vi sai thông thường, ở cực E của 2 BJT của tầng vi sai có điện trở RE, điện trở này càng lớn hệ số KĐ đồng pha giảm, dẩn đến giảm nhiễu. Nên người ta muốn tăng RE lớn lên nhưng lại khi đó dòng IE nhỏ lại. Do đó biện pháp tốt nhất là thay RE bằng nguồn dòng có nội trở rất lớn mà vẩn có dòng phân cực IE mong muốn.
          Cậu nên học sửa ampli đi đã !
          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • #50
            Cậu nên học sửa ampli đi đã !
            Xin lổi bác, người ta chỉ dạy em dùng các linh kiện để lắp thành sản phẩm chứ sửa thì em chưa dám...
            Sao mà cậu .... đặc thế ?
            Chú mày lại ... vô lễ rồi !
            .....????????
            Last edited by dinhchithanh; 28-12-2007, 19:35.
            Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
              Sao mà cậu .... đặc thế ?
              Thông thường các bộ dàn âm thanh khi bị toi công suất mà dính đúng phải con LK độc , không mua được như STK chẳng hạn thì bó tay à ?
              Thợ sửa mua luôn một board ngoài chợ về " câu " vào . Thế là lại kêu choang choác .
              Hàng tỷ thằng thợ sửa chữa ở VN đều làm thế cả mà .
              Còn mạch công suất đang bàn ở đây thì ..... thường thôi .
              Còn Hẹc bảo học 3 tháng mà làm được mạch công suất âm thanh mang ra chợ bán á ? Xin lỗi nhé . Biết anh Hẹc tới 3 năm rồi mà anh vẫn lơ mơ về cái mạch có ... 8 transisto
              ... hình như bác Vân đang "bí" nên "nổi cáu" đi lạc đề roài... bác đem chuyện làm ăn của ba cái ông thợ ngoài chợ giời vào đây làm giề... .. toàn là "bùa với phép" để gạt khách hàng... bó tay.... ... cái vấn đề đang thảo luận ở đây là méo xuyên trục (Crossover Distortion)... bác đừng nhầm với méo biên độ (Amplitude Distortion) nha... méo biên độ thì còn có mạch hồi tiếp âm làm giảm méo... chứ còn méo xuyên trục hay xuyên tâm thì...hihi... phải can thiệp trực tiếp vào bias của con công suất bằng các linh kiên như diode, trans, điện trở ở tầng Driver để xác định điểm hoạt động của các con công suất... ... Ok................

              Comment


              • #52
                Xin các bạn giữ bình tỉnh khi tranh luận .

                Comment


                • #53
                  Cái hình của anh Vân là chính xác đó, anh MHz à.

                  Nhóc đã từng ráp thử và thấy đúng hệt như thế bằng Oscillo.

                  Anh càng ăn bớt Diode thì cái đoạn thẳng đứng mà anh vân khoanh đỏ càng dài.

                  Cái bộ phận sửa sai đó chính là cái hệ số khuếch đại điện áp rất lớn của các tầng trước, mà như anh Vân nói, là tầng vi sai.


                  To anh Đinh Chí Thành:

                  Một trong những lý do chủ yếu nhất để dùng hồi tiếp âm là nó giảm méo. Hồi tiếp âm càng sâu, méo càng nhỏ. Chứ nếu không, thì dù anh có phân cực bằng 4 hay 5 diode đi nữa vẫn có méo xuyên tâm, vì trong đoạn đó đầu vào của transistor vẫn không tuyến tính. Chỉ có khuếch đại class A mới không có méo xuyên tâm thôi.

                  mạch OCL có lợi thế rất lớn, là vì không sử dụng C, nó có thể đưa giải tần của mạch khuếch đại xuống đến 0, nghĩa là khuếch đại DC. Điều này rất có ích cho các hệ thống điều khiển trong công nghiệp, các mạch khuếch đại hạ âm, các mạch xuất tín hiệu công suất có chiều và trị số thay đổi rất chậm chạp v.v...

                  Một lợi thế lớn nữa của mạch OCL là có thể ổn định nhiệt và ổn định điểm làm việc cho toàn mạch một cách thống nhất, mà không phải ổn định riêng rẽ từng tầng riêng biệt. Các bài học thiết kế transistor đầu tiên thường người ta dạy thiết kế mạch khuếch đại DC là vì vậy

                  Tầng công suất của anh không có gì baỏ đảm cho điện áp ra cân bằng ở 0V cả.
                  Nếu 2 nguồn nuôi lệch nhau thì chắc chắn đầu ra sẽ bị trôi DC.

                  Nếu khi nhiệt độ thay đổi, làm cho đặc tuyến vào hie và hệ số khuếch đại hfe của Trans Q6 cũng thay đổi theo, thì U ra cũng sẽ bị lệch.

                  Nếu tín hiệu vào có 2 nửa chu kỳ không đều nhau, thì U ra cũng sẽ bị lệch.

                  Sơ đồ này chỉ hoạt động tốt trên chương trình mô phỏng thôi, nếu dùng thực tế nó sẽ đốt loa như ăn gỏi, vì có DC đưa vào loa.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                    Cái hình của anh Vân là chính xác đó, anh MHz à.

                    Nhóc đã từng ráp thử và thấy đúng hệt như thế bằng Oscillo.

                    Anh càng ăn bớt Diode thì cái đoạn thẳng đứng mà anh vân khoanh đỏ càng dài.

                    Cái bộ phận sửa sai đó chính là cái hệ số khuếch đại điện áp rất lớn của các tầng trước, mà như anh Vân nói, là tầng vi sai.
                    ... rất vui khi có nhóc tham gia thảo luận, cảm ơn nhóc đã góp í, thế nhóc có thễ dẫn chứng và giải thích cụ thể tại sao tần Visai thay đổi được Vbe của tầng công suất (xác định điểm hoạt động tĩnh) mà không bị méo xuyên trục ??? thế lí thuyết trên các tài liệu kĩ thuật nó sai hết à... ... nhóc có thể dẫn chứng bằng đồ thị, một sơ đồ cụ thể máy hiệu nào đó cũng được... .. níu bỏ được mấy con diode đó thì các KS thêm vào để làm gì????
                    Attached Files
                    Last edited by MHz; 29-12-2007, 06:30.

                    Comment


                    • #55
                      Mong rằng các bác tranh luận để học thêm tí Nhưng xem chừng chỉ học được như ở ... trường!

                      Em thấy 1 bác thì nói chính xác theo lý thuyết, một bác thì nói chính xác theo thực tế. Hai bác này mà "tình củm" với nhau thì hay biết bao nhiêu???

                      Ờ mà nhân tiện hỏi bác Vân: Tại sao cái bo "chợ" đó dùng cặp D718/B688 hoặc C3281/A1302 thì tiếng ngon, nhưng dùng C2922/A1216 thì nhạt toẹt?

                      Cũng tiện hỏi luôn bác MHz: Tại sao trong các amply cao cấp, họ lại dùng JFET + Transitor trong tầng visai? Sao họ không dùng transitor luôn cho gọn?

                      Và hỏi luôn cả 2 bác: Tại sao dòng tĩnh của tầng công suất có thể thay đổi rất rộng (còn tùy không gian của máy, hệ thống tản nhiệt, nguồn...) nhưng dòng cấp cho tầng đầu luôn phải quan tâm trước???
                      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                      Comment


                      • #56
                        Cái chi cũng rứa . Gabage in thì gabage out đó là điều đầu tiên khi bước vào nghề điện tử. Ta cho signal vào là một con bò thì đầu kia có thể ra là một khúc xúc xích như không thể nào cho khúc xúc xích vào và đầu kia sẻ cho ra được một con bò đâu ạ . Mong quí vị cứ bình tĩnh mà tranh luận . Cu Lu không muốn nơi đây thành bãi chiến trường để huynh đệ tương tàn đâu ạ .

                        Comment


                        • #57
                          Cái bộ phận sửa sai đó chính là cái hệ số khuếch đại điện áp rất lớn của các tầng trước, mà như anh Vân nói, là tầng vi sai.
                          Tầng vi sai có tác dụng KĐ điện áp rất lớn để sửa méo, lạy chúa tôi. Rc của tầng vi sai đc vài ký, còn nguồn dòng nội trở hàng M, thử hỏi hệ số KĐ lớn như thế nào. Biết bao anh học lại vì phát biểu này.Tác dụng chính của tầng vi sai là chống nhiễu vì hệ số khuếch đại đồng pha giảm. . Xem lại giáo trình Mạch điện tử của Nguyễn Tấn Phước đi mấy pro.
                          thì dù anh có phân cực bằng 4 hay 5 diode đi nữa vẫn có méo xuyên tâm, vì trong đoạn đó đầu vào của transistor vẫn không tuyến tính
                          BJT không hoạt động tuyến tính nên ta phải phân cực cho BJT vào vùng tuyến tính bằng mấy con Diode đó, đưa tầng công suất lên gần chế đọ A, tức là AB Tâng vi sai chả liên qua j đến méo xuyên tâm, nếu mạch OCL đơn thì sao? Ngỏ vào là tâng KĐ đơn chế đọ A, thế thì chắc là méo rầm rầm.???
                          Tầng công suất của anh không có gì baỏ đảm cho điện áp ra cân bằng ở 0V cả.
                          4 diode phân cục cho 2 cặp Darlington đẩn gần như nhau,Vb/Q của mổi bên=+/- 1.2v nên Vra/Q=0V là có cơ sở. Sử dụng datasheet của mổi BJT để phân cực chứ không phải làm bừa đâu nha.
                          Ai thiết kế đc điểm Q=0V thì quả là thiên tài, trong thức tế không hề có 2 BJT nào giống nhau nên sai số là có, và thức tế đã đo dc khoảng vài vôn. Nhưng nếu vì thế mà "Sơ đồ này chỉ hoạt động tốt trên chương trình mô phỏng thôi, nếu dùng thực tế nó sẽ đốt loa như ăn gỏi, vì có DC đưa vào loa." thì thật là vô lý, bởi vì dòng tĩnh qua E của mấy con công suất rất nhỏ, khoang 50mA mà thôi.Và thực tế củng chẳng thấy loa của ai trong lớp cháy cả, hihi
                          Nếu khi nhiệt độ thay đổi, làm cho đặc tuyến vào hie và hệ số khuếch đại hfe của Trans Q6 cũng thay đổi theo, thì U ra cũng sẽ bị lệch.
                          Mổi tầng đều có RE ổn định nhiệt nên không có j nói thêm.
                          Nếu tín hiệu vào có 2 nửa chu kỳ không đều nhau, thì U ra cũng sẽ bị lệch.
                          Nếu 2 nguồn nuôi lệch nhau thì chắc chắn đầu ra sẽ bị trôi DC.
                          Nếu cô nhóc mang giày bên cao bên thấp thì có làm vc bình thường đc không?. Mạch tôi tính toán hoạy động tôi với giả thiết nguồn ổn định +/-30V
                          Nếu đưa tín hiệu vào mà U ra không thay đổi thì mạch này có tác dụng j nhỉ ???
                          Tóm lại vai trò của diode là chống méo, ổn định nhiệt . Nếu cô nhóc có sơ đò nào mà vừa cực kỳ ổn đi đinh nhiệt, không bị trôi điểm tĩnh khi nguồn bị lệch, và U ra tĩnh =0.0000 thì cho em xin để học hỏi.. Có cả phần tính toán phân cực càng tốt


                          Còn cái dạng sóng của bác V vẽ bằng Paint vô lý quá trời. Làm j có chuyện méo xuất hiện ở trên mấy con diode. Nếu có méo thì do bác phân cực sai cho chúng. Bới vì trong đặc tuyến V-I của diode thì doạn đầu cong rất mạnh nhưng đoạn sau (V>0.7) thì đặc tuyến của nó gần thẳng, tức là Id tăng nhưng Vd gần như khônng đổi. Nên khi thiết kế cần chọn điểm tĩnh trên đoạn tuyến tính để diode làm vc trong vùng tuyến tính ==> không méo phi tuyến
                          Last edited by dinhchithanh; 29-12-2007, 11:49.
                          Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

                          Comment


                          • #58
                            Khờ khờ !
                            Đông vui nhẩy ! chẳng biết đúng sai ra sao mà .... làn .
                            Khi bớt một ( hai ) con điot Bias thì mạch công suất sẽ méo . Nhưng khi tín hiệu ra loa bị méo thì tầng vi sai sẽ sửa lại dạng tín hiệu đầu vào tầng kích .
                            Vì vậy méo xuất hiện trước tầng kích . Đúng hai đầu bộ điốt phân cực .
                            Những kiểu mạch như vậy mình cũng đã vẽ mấy bản PCB trên DĐ đó thôi . Và cũng dùng chán rồi .
                            Còn chuyện thay sò mà tiếng nhạt toẹt của bác Hùng thì dĩ nhiên nên quan tâm đến Hfe của đôi sò mới thay vào .
                            Không nhất thiết cứ thay đôi sò ... TO hơn là tiếng sẽ căng khỏe hơn . Quan trọng là giải nhiệt sao cho tốt thôi .
                            Có những loại sò Daclinton nên Bias của chúng cao hơn sò đơn tí chút .

                            Còn sách vở về ampli ấy à ? Mình áp dụng được tí chút trong thực tiẽn thôi mà !

                            À mà anh Hẹc đưa cái bản Schem ấy lên làm gì ? Mạch Amp bây giờ tiên tiến hơn kiểu mạch của anh nên không bị hiện tượng đó đâu . Loại mạch của anh bây giờ chỉ còn thấy trong kiểu ampli cổ lỗ thôi
                            Nếu anh dùng EWB5.12 hay Cicuirt thì cố mất thời gian lắp cái amp đời mới bây giờ , sẽ thấy kết quả ngay thôi mà
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #59
                              Thế này nhé. Nhóc sẽ phân tích với anh Mhz trước.

                              Giả sử như hệ số khuếch đại vòng kín của anh là 50. Hệ số khuếch đại vòng hở là 2000.

                              Giả sử khi tín hiệu vào có biên độ dưới 10 mV Theo lý thuyết của anh nói thì đầu ra sẽ là 0V do méo xuyên tâm. Nhưng theo độ lợi vòng kín thì đầu ra sẽ là 500mV. Như vậy 0 Volt đó đưa về hồi tiếp sẽ làm cho cặp vi sai lệch đi, và đầu ra sẽ có điện áp sai lệch tủy thuộc vào độ lợi của cặp này. Điện áp này sẽ tiếp tục được khuếch đại lên nên đầu ra sẽ rất lớn. Tuy nhiên nó không thể lớn quá được, vì khi lớn đến gần 500 mV thì tín hiệu đưa về sẽ gần bằng tín hiệu vào. Và thực tế thì nó sẽ ổn định ở một vị trí mà sai số giữa tín hiệu vào và tín hiệu hồi tiếp đủ nhỏ.

                              Giả sử lúc đó, tín hiệu ra là gần 500 mV. nếu không có các diode phân cực thì tín hiệu ở cực B của darlington phải là 0,5 +1,2 = 1,7V. Hệ số khuếch đại 2000 nên tín hiệu sai biệt ở đầu vào vi sai sẽ gần bằng 0.8 mV, nghĩa là sai số khoảng 8%

                              Nếu tín hiệu lớn, giả sử như 200 mV. Đầu ra tính toán theo độ lợi vòng kín sẽ khoảng 10V. Đầu cực B của cặp darlington là 11,2V Sai số đầu vào của cặp vi sai sẽ là 11,2/2000 = 5,6mV tức là 2,8%.

                              Như vậy so giữa tín hiệu lớn và tín hiệu nhỏ thì sai số giữa tín hiệu ra là khoảng 5%. Hay méo xuyên tâm là 5% Con số này là rất bé, tương ứng với các ampli cỡ trung bình. Các ampli loại tố có méo dưới 1%

                              Nếu anh tăng hệ số khuếch đại lên 10000 bằng cách thêm 1 tầng vi sai nữa hay thậm chí 100000 như dùng opamp thì sẽ chỉ còn dưới 1%.

                              Nhưng đây là con số tính toán với điều kiện không có diode nào cả. Thực tế 3 diode, nghĩa là 1 1/2 cho mỗi nửa chu kỳ, thì sai số của đầu ra sẽ giảm đi 4 lần, nghĩa là méo chỉ 1,25% thôi.

                              Nhóc ráp ampli, không dùng 3 diode mà dùng luôn 1 con LED cho nó tiện, mà lại có sáng sáng cho vui cửa vui nhà. Hệ số nhiệt của LED cũng không khác bao nhiêu.

                              Trong mạch điện của anh, vì không dùng tầng vi sai, thì chính tầng khuếch đại đầu sẽ làm nhiệm vụ sửa sai. Tuy nhiên, tầng khuếch đại đơn như thế hệ số khuếch đại vòng hở khá bé, nên méo cao là đúng rồi.
                              Nhóc thích nghịch điện,
                              Nhóc thích xì păm,
                              Nhóc thích trêu mấy anh.
                              Hi hi.

                              Comment


                              • #60
                                Và bây giờ Nhóc tranh luận với anh Thành.

                                Anh nhầm lẫn giữa hệ số khuếch đại vi sai với hệ số khuếch đại đồng pha rồi. Trong mạch vi sai anh tăng RE lên rất lớn là để giảm hệ số khuếch đại đồng pha (Common mode) xuống. Chứ tăng Re lên không làm giảm hệ số khuếch đại vi sai. Vì 2 cực E nối chung với nhau, nên Re của vi sai thực tế là bằng 0. Hệ số khuếch đại của tầng vi sai rất lớn. Tất nhiên, hệ số khuếch đại của tầng này không lớn bằng tầng kế tiếp vì tải chỉ vài kΩ nhưng không thể nhỏ đến mức không quan tâm được.

                                Trong một mạch khuếch đại vi sai có một thông số rất quan trọng là hệ số nén tín hiệu đồng pha. Thực chất nó là tỷ lệ giữa hệ số khuếch đại vi sai và hệ số khuếch đại đồng pha. Tỷ số này càng lớn càng tốt. Thường, nó có thể lên đến 60 dB.

                                Chính vì hệ số khuếch đại vi sai khá lớn này mà người ta rất cần những con có đặc tính chống nhiễu thật tốt. Còn nếu cặp này không khuếch đại gì cả, thì người ta lại cần chống nhiễu ở tầng kế tiếp cơ.

                                Điện áp ra DC 1 V là quá lớn. Nếu anh thiết kế mà phải chỉnh định từng mạch cho từng tầng, lắp hàng loạt biến trở như thế, thì có thể xem như một bản thiết kế chưa tốt. Một bản thiết kế tốt, chỉ có tối đa 1 biến trở thôi. nếu anh thiết kế sao cho toàn hệ thống là một mạch ổn định thống nhất thì áp DC ra sẽ gần 0V (khoảng 10 đến 20 mV). Chỉ cần một biến trở tinh chỉnh ở đầu vào cặp vi sai là đủ.

                                Ở chế độ AB, vẫn chưa gọi là tuyến tính. Chỉ có thể gọi là tuyến tính khi điểm làm việc nằm ở giữa vùng tuyến tính. Còn ở vùng bắt đầu tuyến tính thì vẫn chưa được. khi điện áp rất bé, ở mỗi nửa chu kỳ, khi con này làm việc tuyến tính thì con kia lại phi tuyến, chứ không phải tắt hoàn toàn. Và con này phải gánh cho con kia. Nghĩa là vẫn có méo xuyên tâm.

                                mạch anh tính toán chỉ giả định với nguồn ổn định +-30 thôi. Thực tế thì chẳng phải như vậy. Trong lúc làm việc, do sự phóng nạp của tụ, do tiêu thụ dòng có lúc này lúc khác, mà điện áp nguồn sẽ không cân bằng.

                                Giày chân thấp chân cao là đặc tính cố hữu của tín hiệu âm tần. Anh cho tín hiệu một bản nhạc vào Oscillo sẽ thấy. Còn nếu anh thiết kế ampli chỉ để nghe tín hiệu hình sin thôi thì Nhóc không bàn.

                                Đưa tín hiệu vào mà U ra không thay đổi: cái này anh lại nhầm lẫn giữa khuếch đại AC và ổn định DC rồi. Cần mức DC không đổi, chứ không phải cần AC không đổi.
                                Nhóc thích nghịch điện,
                                Nhóc thích xì păm,
                                Nhóc thích trêu mấy anh.
                                Hi hi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                contau Tìm hiểu thêm về contau

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X