Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khảo Sát Nguồn Máy Tính

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khảo Sát Nguồn Máy Tính

    Hầu như tất cả các PSU = Power Supply Unit (bộ nguồn) dùng cho máy tính hiện nay đều hoạt động theo kiểu đóng ngắt (hay chuyển mạch) (Switching Power Supply).

    GIỚI THIỆU VỀ ỔN ÁP XUNG:
    Các bộ nguồn ổn áp theo phương pháp thông số (dùng Zener) hay phương pháp tuyến tính (dùng transistor và zerner) có hiệu suất thấp, khối lượng và kích thước lớn do chứa nhiều phần tử cảm kháng như bộ biến áp. Hiệu suất của loại mạch này thường chỉ khỏang 50%.
    Mạch ổn áp theo phương pháp xung tránh được các nhược điểm trên và cho hiệu suất cao (khoảng 80 đến 90%)

    Nguyên lý mạch ổn áp xung:
    Trong mạch ổn áp tuyến tính, các phần tử điều khiển phải làm việc liên tục. Còn trong mạch ổn áp xung thì các phần tử điều khiển làm việc theo kiểu đóng ngắt với tần số cao nên sẽ giảm đuợc hao phí công suất khi không sử dụng.
    Thời gian đóng ngắt được tự điều chỉnh để điều tiết số năng lượng cung cấp cho tải nhằm giữ cho điện áp trung bình cấp cho tải là hằng số
    Xem hình: K là phần tử điều khiển sẽ làm việc ở 2 trạng thái:
    + Thời gian K đóng gọi là thời gian dẫn tON có V0 = Vi
    + Thời gian K ngắt gọi là thời gian khóa tOff có V0 = 0
    Chu kỳ hoạt động của khoá K là T = Ton + Toff
    Hệ số đầy n = ton/T, Độ rỗng Q = t/ton
    Điện áp ra được tính theo công thức: Vo = Vi*ton/T (1)
    Có 2 phương pháp để điều chế xung:
    a) Điều chế độ rộng xung (PWM = Pulse Width Modulation): tức là thay đổi thời gian ton , toff mà vẫn giữ nguyên chu kỳ (giữ nguyên tần số) (tức là nếu tăng ton thì phải giảm toff và ngược lại).
    Theo công thức (1) thì khi T không đổi, Vi và ton sẽ tỉ lệ nghịch với nhau. Tức là nếu Vi tăng thì phải giảm ton để Vo không đổi. Ngược lại nếu Vi giảm thì phải tăng ton.
    b) Điều chế tần số xung: tức là giữ nguyên 1 giá trị ton (hay toff), giá trị kia sẽ thay đổi làm thay đổi chu kỳ T, dẫn đến thay đổi tần số f của xung điều khiển.
    Theo công thức (1) thì nên giữ nguyên giá trị ton, lúc này Vi sẽ tỉ lệ thuận với T, tức là tỉ lệ thuận với toff. Khi Vi tăng thì chỉ cần tăng toff để ổn áp ngõ ra và nguợc lại.
    Trong các mạch ổn áp xung thường dùng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.
    Attached Files
    |

  • #2
    Nguồn máy tính của công ty DTK,thiết kế theo chuẩn ATX với công suất 200W. Sử dụng chip TL494 và cặp Transistor ghép push-pull (Q1, Q2) để điều chỉnh điện áp ngõ ra.
    Attached Files
    |

    Comment


    • #3
      Bài viết này mình tổng hợp từ www.diendandientu.com, hi vọng giúp ích cho những bạn đang thắc mắc về nguồn xung máy tính
      |

      Comment


      • #4
        Về cơ bản bộ nguồn ATX được chia thành 6 khối chức năng (Block Diagram) như sau :
        1- Primary part: (phần sơ cấp): gồm 2 khối:
        + Khối lọc nhiễu và chỉnh lưu đầu vào: điện áp AC vào được lọc nhiễu qua C1, R1, T1, C4, T5, C2, C3. Sau đó được cầu diode chỉnh lưu thành điện DC. Tụ C5, C6 sẽ nạp và ngậm áp khoảng 240 đến 300VDC.
        Ngõ SHIELD được nối với vỏ kim loại của bộ nguồn.

        + Khối dao động sơ cấp:
        Khối này có nhiệm vụ nhận xung PWM từ TL494 để điều khiển Q1 và Q2 (mắc theo kiểu Push-Pull) làm nhiệm vụ switching thông qua cuộn sơ cấp biến áp step-down để tạo ra năng lượng từ biến thiên trong lõi sắt của biến áp, điện áp ngã ra (Vout) sẽ nhận được trên các cuộn thứ cấp của biếp áp này.

        Trên 80% trường hợp hư hỏng thường là do khối này gây ra, vì chúng hoạt động với điện áp khá cao (khoảng trên 240VDC được chỉnh lưu trực tiếp từ nguồn AC của điện khu vực) thông thường là cháy 2 con transistor công suất switching (Q1, Q2) kéo theo 4 diode của mạch cầu chỉnh lưu, điện trở hạn dòng và cầu chì bảo vệ, 1 số trường hợp các cuộn lọc cũng bị đứt làm hở mạch…
        Nguồn điện áp khu vực không ổn định, phích cắm điện tiếp xúc không tốt.. là nguyên nhân khiến cho con trans Q1, Q2, Q12 dễ bị chết
        |

        Comment


        • #5
          Q1, Q2 là các con BJT công suất nên khi mở bộ nguồn, nhìn từ phía ngõ vào 220AC sẽ thấy 2 con công suất này gắn trên 1 miếng nhôm tản nhiệt (có khi trên nhôm có 3 con do có thêm con Q12 của khối SECOND PỞE SUPPLY)
          |

          Comment


          • #6
            Có thể là cooloo sai , nhưng hình như là nguồn cho máy tính bắt đầu không dùng transformer nữa .

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi cooloo Xem bài viết
              Có thể là cooloo sai , nhưng hình như là nguồn cho máy tính bắt đầu không dùng transformer nữa .

              ... vì vấn đề an toàn điện nên nguồn máy tính cần phải cách ly với điện khu vực, nên vẫn phải dùng step down transformer... do đó mạch Flyback Converter thường được sử dụng (not Buck Converter)...

              Comment


              • #8
                Trên cặp Tranistor công suất Q1, Q2 thường có thêm cặp trở tải như hình vẽ
                Attached Files
                |

                Comment


                • #9
                  2- Secondary part (phần thứ cấp)
                  Khối này có nhiệm vụ cung cấp các đường nguồn hạ áp, điện áp này được lấy từ các cuộn thứ cấp của biếp áp Step-down (T3) và được chỉnh lưu bằng các Diode xung để tạo ra các đường nguồn như là +12V, +5V, +3.3V, -12V và -5V.

                  Những hư hỏng phần này thông thường là do các tụ lọc nguồn bị khô hoặc phù đầu làm ảnh hưởng đến độ ổn định của đường nguồn.

                  Điện áp ra từ các ngõ thứ cấp của biến áp Step-down (T3) là AC, để có được cực tính nguồn DC ra là dương hay âm thì ta chọn chiều Diode chỉnh lưu và chiều tụ lọc thích hợp (xem hinh).

                  Điện áp ngõ ra +5V and +12V rất quan trọng vì được dùng làm nguồn nuôi cho CPU, ổ cứng và nhiều thiết bị quan trọng khác nên cần phải được ổn áp, các ngõ ra này được hồi tiếp qua R25 và R26 rồi đưa về chân 1 của IC TL494 để thực hiện việc ổn áp.

                  Trên ngõ ra cần những cuộn dây có cảm kháng phù hợp kết hợp với các tụ lọc tạo thành mạch lọc LC để tạo nguồn ổn định và bảo vệ các diode chỉnh lưu.

                  Mỗi ngõ ra thường có 2 Diode chỉnh lưu (lấy áp từ 2 đầu cuộn dây có cùng mức áp) để so sánh mức áp có đồng nhất ko. Thường dùng Diode đôi có hình dạng như 1 con BJT công suất.
                  Attached Files
                  |

                  Comment


                  • #10
                    Điện áp các ngõ ra này sẽ được lấy mẫu và đưa đến mạch OVERVOLTAGE CIRCUIT để bảo vệ quá áp khi điện áp ngõ ra tăng cao hoặc xảy ra sự cố chập nguồn
                    |

                    Comment


                    • #11
                      LƯU Ý: bài viết trên đây được tập hợp từ nhiều nguồn và theo suy nghĩ cá nhân của mình nên chỉ có tính chất tham khảo, nó không phải là 1 giáo trình. Hi vọng có thêm sự bổ sung thiều sót và chỉnh sửa của các bạn
                      |

                      Comment


                      • #12
                        Trên mạch thực tế, phía sau biến áp Step-down có thêm 1 miếng nhôm tản nhiệt và các linh kiện công suất, thông thường các linh kiện công suất này là những diode đôi.
                        |

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi MHz Xem bài viết
                          ... vì vấn đề an toàn điện nên nguồn máy tính cần phải cách ly với điện khu vực, nên vẫn phải dùng step down transformer... do đó mạch Flyback Converter thường được sử dụng (not Buck Converter)...
                          Ủa tui tưởng là quấn cái transformer thành điện 12V hay 5V là xong chư" . Buck converter hay Flyback cũng phải quấn transformer hử

                          Comment


                          • #14
                            3- Second Power Supply (Nguồn phụ)
                            Khối Second Power này có nhiệm vụ tạo ra đường +12V cung cấp cho Q3 và Q4 (Driver) và đường +5Vsb (Voltage Stand By). Về cơ bản nó là mạch dao động nghẹt (Blocking Oscillator) điện áp ngõ ra được lấy trên cuộn thứ cấp của biến áp dao động (T2), việc ổn áp đường +5Vsb này được thực hiện bằng IC 78L05.
                            Điện áp sau chỉnh lưu (+300V) từ khối PRIMARY PART được đưa đến khối Second Power Supply để điều khiển Transistor công suất Q12 tạo tín hiệu trên biến áp T6, 1 ngõ ra của biến áp T6 được D28 chỉnh lưu rồi đưa vào IC 7805 để tạo áp +5VSB. 1 ngõ ra khác qua D30 để tạo áp Vcc = 12V cấp cho IC dao động TL494 của khối CONTROL CIRCUIT.
                            Điện áp +5VSB được đưa qua R23 để giữ mức cao cho chân PS-ON, làm ngắt hoạt động của chip dao động TL494.
                            Điên áp +5Vsb này rất cần thiết để kích hoạt bộ nguồn khi ta nhấn nút POWER_ON, ngoài ra đường +5Vsb này được dùng để khởi động mềm (soft starting) hệ thống, chẳng hạn như bật chức năng WOL (Wake On LAN), tự động khởi động máy khi có cuộc gọi từ Modem (FAX) hoặc khởi động từ keyboard... v.v...
                            C3, R55, D31, R58, C32, DZ2, các linh kiện này rất cần thiết để bảo vệ Q12 tránh hiện tượng xung ngược đánh thủng Q12.
                            |

                            Comment


                            • #15
                              Có cách nào biết được công suất của bộ nguồn là bao nhiêu không bạn? (vì vỏ và ruột có thể thay thế được)
                              Mình có bộ nguồn, cấp +12V và +5V đủ, riêng cấp 3,3V chỉ còn khoảng 2,7V. Lí do vì sao bạn có thể giải thích giúp mình.
                              Cám ơn bạn nhiều !

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              tessuarai Tìm hiểu thêm về tessuarai

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X