Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về mạch Opamp và transitor

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về mạch Opamp và transitor

    Chào các anh,
    Em đang gặp rắc rối với các mạch này:
    Click image for larger version

Name:	Mach 1.bmp
Views:	2
Size:	586.4 KB
ID:	1411355
    Click image for larger version

Name:	Mach 2.bmp
Views:	2
Size:	885.1 KB
ID:	1411356

    Anh nào có thể giải thích giùm em nguyên lí làm việc, e xin chân thành cảm ơn

  • #2
    Mạch 1: Khuếch đại dùng OpAmp với hệ số khuếch đại = +1 , do đó còn được gọi là mạch lặp điện áp, mạch buffer...
    Lý do: A = 1 + R4/R3 = 2
    Nếu R1 = R2 thì tín hiệu đặt vào lối vào không đảo của OpAmp (chân số 3) bằng 1/2 điện áp tín hiệu lối vào (Vi) hay: V3 = 1/2 Vi.
    Do đó Tín hiệu lối ra là Vo = A * V3 = (1/2) Vi * 2 = Vi.
    Mạch này có tác dụng biến đổi trở kháng.

    Mạch 2: Bạn vẽ thế nào tôi nhìn không ra. Mũi tên ở phía dưới nối vào đâu?
    Bạn nên gửi file theo định dạng khác cho nhẹ, đỡ tốn tài nguyên của diễn đàn.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #3
      Em xin lỗi hình như e vẽ thiếu. E bổ sung lai sơ đồ mạch. Mong anh HTTTTH chỉ rõ
      Cám ơn anh nhiều

      Click image for larger version

Name:	Mach.JPG
Views:	1
Size:	137.8 KB
ID:	1354822

      Comment


      • #4
        Bạn vẽ sơ đồ khó nhìn quá, vì thế bạn gặp khó khăn khi giải thích hoạt động. Tôi vẽ lại nó như thế này:

        Mạch tôi vẽ bằng Paint cho to, rõ. Bỏ qua không vẽ các tụ lọc nguồn 37V và -12V.
        R1, R2: Chia tín hiệu lối vào, tín hiệu vào đưa vào chân số 3 là lối vào không đảo. Mạch OpAmp khuếch đại, tín hiệu ra ở chân 1.
        Tỷ lệ R16/R3 là hệ số khuếch đại của OpAmp (chưa kể R15 hồi tiếp từ lối ra)
        Tín hiệu từ chân 1 của OpAmp chia thành 2 nhánh. Nguyên tắc hoạt động của 2 nhánh tương tự nhau.
        Bán kỳ dương, nhánh trên khuếch đại ; bán kỳ âm, nhánh dưới khuếch đại. Lối ra còn phải có thêm điện trở tải nối GND . Bạn sẽ dễ dàng giải thích được hoạt động của toàn mạch.
        Có thể dự đoán rằng mạch này khuếch đại 1 tín hiệu đối xứng để nhận được tín hiệu không đối xứng ở lối ra.
        Ví dụ đưa vào lối vào (in) tín hiệu sin có biên độ +/- 0,5V thì ở lối ra bạn nhận được tín hiệu có giá trị biên độ dương lớn hơn so với giá trị biên độ âm, chẳng hạn như +20V/ -7V.
        R15 là điện trở hồi tiếp âm, nó có tác dụng ổn định độ khuếch đại cho toàn mạch.
        Bạn cần xem lại điện áp nguồn cấp cho OpAmp. Có lẽ là +12V và -12V thì hợp lý hơn. OpAmp chạy +37V/-12V dễ chết.
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #5
          Cám ơn anh rất nhiều

          Comment


          • #6
            Anh HTTTTH ơi, cho e hỏi về cái mạch tren tí.
            Cái phầm opamp thì e hiểu rồi nhưng cái phần transitor để làm gì anh? em chưa hiểu.
            Mong anh giúp đỡ. Cám ơn anh nhiều!

            Comment


            • #7
              Chịu khó suy nghĩ chút đi bạn. Dễ thôi mà, suy nghĩ ra vấn đề nó "sướng" hơn so với được "bày vẽ".
              Nhớ tham khảo post #4 nữa nhé.
              Gợi ý:
              * Bạn tính toán hệ số khuếch đại của phần này, giả sử tín hiệu vào dạng sin.
              * giả sử tín hiệu vào ở bán kỳ dương... Tín hiệu ra ...
              * sau đó giả sử tín hiệu vào ở bán kỳ âm... Tín hiệu ra ...
              Kiểu phân tích như vậy đó.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              Judau Tìm hiểu thêm về Judau

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X