Thông báo

Collapse
No announcement yet.

4 câu hỏi ngớ ngẩn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 4 câu hỏi ngớ ngẩn

    Mình có 4 câu hỏi chắc là ngớ ngẩn lắm nhưng thiệt mình cũng lơ mơ xin mấy bro giải đáp giúp:

    1. Nếu ta đặt 1 hiệu điện áp 5V vào 2 đầu dây AB (ko có điện trở trên đó) thì cường độ dòng điện trên đó là bao nhiêu?

    2. Trên adapter AC-DC có ghi ouput 5V - 350mA, vậy con số 350mA có phải là dòng maximum ko? Hay là dòng cố định?

    3 . Transistor npn mắc kiểu cực phát chung, input chân B nối với vdk, output chân C. Như vậy bản thân vdk đã output ra 1 cường độ dòng điện không đồi, vậy điện trở hạn dòng Rb trên chân B đâu có tác dụng gì? (Mình nghĩ vậy đúng hay sai?)

    4 . Cũng là transistor npn mắc kiểu cực phát chung. Vce = 5V. Vậy dòng Ic = beta * Ib hay Ic = Vce / Rc? Vì mình thấy có 2 dòng ngược nhau, 1 dòng từ chân C đi ra, 1 dòng từ nguồn Vce đổ vào chân C.
    Last edited by heobeobungbu; 03-01-2012, 22:22.

  • #2
    1. nếu nguồn bạn đủ đô(nguồn dòng) thì dòng là vô cực
    2. 350mA là dòng tối đa dùng, dòng chập 2 đầu ra sẽ lớn hơn, dòng phụ thuộc vào trở kháng, dung kháng, cảm kháng và ...kháng
    3.vdk đưa ra dòng cố định, nhưng quá lớn so với trans đệm nên dùng trở cho tốt cả vdk và trans
    4.dòn phụ thuộc tải, còn tải quá nhỏ(trở kháng nhỏ, Vce cố định) thì công thứ Ic=beta*Ib đúng(trong am li), hai dòng đó đều đổ về cực E
    TamPhieuLuuKy@yahoo.com
    092 2838 712 --->>

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
      1. nếu nguồn bạn đủ đô(nguồn dòng) thì dòng là vô cực
      2. 350mA là dòng tối đa dùng, dòng chập 2 đầu ra sẽ lớn hơn, dòng phụ thuộc vào trở kháng, dung kháng, cảm kháng và ...kháng
      3.vdk đưa ra dòng cố định, nhưng quá lớn so với trans đệm nên dùng trở cho tốt cả vdk và trans
      4.dòn phụ thuộc tải, còn tải quá nhỏ(trở kháng nhỏ, Vce cố định) thì công thứ Ic=beta*Ib đúng(trong am li), hai dòng đó đều đổ về cực E
      Cảm ơn bạn. Mình hiểu 1, 2, 3 rồi. Nhưng bạn có thể nói rõ hơn chút về ý 4 được ko? Tức là khi tính Ic thì mình dùng công thức Ic = beta * Ib hay Ic = Vce / Rc?

      Comment


      • #4
        thế này,dk là Vcc cố định nếu có con trans chịu 10A thì dòng max qua max la 10A và tuân theo Ib*beta, nhưng có trở thì tính lại,tính theo cách trans nằm trong vùng khuếch đại hoặc bão hòa, mình ko còn nhớ cách tính, vì mình chỉ dùng logic

        tức là nếu tra datasheet Ib=10mA làm trans bão hòa thì, bạn làm sao cho Ib=10mA thì trans bão hòa(bỏ qua sụt áp c-e) lúc đó tính theo Vcc/Rc, còn trường hợp khuech đại khó hơn tí xíu, cái beta nó cũng chẵng đúng lắm, vì trans chẵng tuyến tính, bạn xem datasheet là thấy "đường cong quyến rũ"
        TamPhieuLuuKy@yahoo.com
        092 2838 712 --->>

        Comment


        • #5
          Hai công thức Ic = beta x Ib (1) và Ic = (Vcc - Vce)/(Rc + Re) (2) đều đúng.
          Bài toán thiết kế là một bài toán ngược, lúc đó các thông số kỹ thuật về tải người thiết kế đã biết bao gồm: V, I, P. Có V và I rồi sẽ lựa chọn được transistor phù hợp với tải. Biết được I dựa vào công thức (2) để tính Rc, Re và dựa vào công thức (1) để tính Rb. Khi tính được Rb thì cũng là lúc thiết kế xong 1 phần của mạch điện.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi heobeobungbu Xem bài viết
            3 . Transistor npn mắc kiểu cực phát chung, input chân B nối với vdk, output chân C. Như vậy bản thân vdk đã output ra 1 cường độ dòng điện không đồi, vậy điện trở hạn dòng Rb trên chân B đâu có tác dụng gì? (Mình nghĩ vậy đúng hay sai?)
            4 . Cũng là transistor npn mắc kiểu cực phát chung. Vce = 5V. Vậy dòng Ic = beta * Ib hay Ic = Vce / Rc? Vì mình thấy có 2 dòng ngược nhau, 1 dòng từ chân C đi ra, 1 dòng từ nguồn Vce đổ vào chân C.
            Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
            3.vdk đưa ra dòng cố định, nhưng quá lớn so với trans đệm nên dùng trở cho tốt cả vdk và trans
            4.dòn phụ thuộc tải, còn tải quá nhỏ(trở kháng nhỏ, Vce cố định) thì công thứ Ic=beta*Ib đúng(trong am li), hai dòng đó đều đổ về cực E
            Nguyên văn bởi OpenDoor Xem bài viết
            Hai công thức Ic = beta x Ib (1) và Ic = (Vcc - Vce)/(Rc + Re) (2) đều đúng.
            Bài toán thiết kế là một bài toán ngược, lúc đó các thông số kỹ thuật về tải người thiết kế đã biết bao gồm: V, I, P. Có V và I rồi sẽ lựa chọn được transistor phù hợp với tải. Biết được I dựa vào công thức (2) để tính Rc, Re và dựa vào công thức (1) để tính Rb. Khi tính được Rb thì cũng là lúc thiết kế xong 1 phần của mạch điện.
            (1) và (2) không có vấn đề gì cần bàn cãi.
            (4) Đồng ý với "Cửa Mở"

            Đối với (3) của Shieu thì chưa hoàn toàn ổn.
            - VDK đưa ra các mức điện áp 0 và 5V. Ube tối đa 0,7V. Transistor mắc E chung. Vậy tác dụng đầu tiên của cái điện trở đó là để giảm điện áp (và dòng) phân cực cho transistor. Không có điện trở này thì transistor đi Bình Hưng Hòa ngay sau khi lối ra của VDK lên H (=5V).
            - Giá trị của điện trở được tính theo điện áp sụt trên nó ( ~ 4,3V) và dòng cần thiết để lái transistor (Ib = Ic/ beta), trong đó Ic là dòng yêu cầu ở lối ra. Nếu bạn chỉ cần tín hiệu điện áp thì dòng Ic bao nhiêu không quan trọng, nhưng nếu bạn cần tín hiệu công suất thì dòng Ic lại rất cần phải tính đến. Đơn cử như trường hợp lái rơ-le, nếu chọn R lớn cho an toàn , hay nói như Sh: "cho tốt cả vdk và trans" thì Ic thấp hơn dòng ngưỡng, rơ-le sẽ nhảy không dứt khoát -> không đạt yêu cầu.
            Thân ái.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              (1) và (2) không có vấn đề gì cần bàn cãi.
              (4) Đồng ý với "Cửa Mở"

              Đối với (3) của Shieu thì chưa hoàn toàn ổn.
              - VDK đưa ra các mức điện áp 0 và 5V. Ube tối đa 0,7V. Transistor mắc E chung. Vậy tác dụng đầu tiên của cái điện trở đó là để giảm điện áp (và dòng) phân cực cho transistor. Không có điện trở này thì transistor đi Bình Hưng Hòa ngay sau khi lối ra của VDK lên H (=5V).
              - Giá trị của điện trở được tính theo điện áp sụt trên nó ( ~ 4,3V) và dòng cần thiết để lái transistor (Ib = Ic/ beta), trong đó Ic là dòng yêu cầu ở lối ra. Nếu bạn chỉ cần tín hiệu điện áp thì dòng Ic bao nhiêu không quan trọng, nhưng nếu bạn cần tín hiệu công suất thì dòng Ic lại rất cần phải tính đến. Đơn cử như trường hợp lái rơ-le, nếu chọn R lớn cho an toàn , hay nói như Sh: "cho tốt cả vdk và trans" thì Ic thấp hơn dòng ngưỡng, rơ-le sẽ nhảy không dứt khoát -> không đạt yêu cầu.
              Thân ái.
              ko, ý em là sẽ dùng chế độ bão hòa, vì đóng mạch relay ko ai đóng khuech đại cả, áp cấp cho relay sẽ do mình cấp hợp với relay

              còn cái vụ trở sụt áp em đồng ý, nhưng 3.vdk đưa ra dòng cố định, nhưng quá lớn so với trans đệm nên dùng trở cho tốt cả vdk và trans, đây là trans nhỏ, chạy chế độ bão hòa, còn với con B688 hoặc D718 khi gắn vào thì tụ động áp output sụt xuống 0,7 ngay, lúc này vdk sẽ là bị hại
              TamPhieuLuuKy@yahoo.com
              092 2838 712 --->>

              Comment


              • #8
                Ví dụ với transistor 1815 (hfe ~ 200), lái rơ-le 5V/20mA, dòng lái chân B (Ib) >= 20mA/200 = 0,1mA =1 * 10^(-4) A -> R <= 4,3V*10^4 = 43k. Chọn R ~ 39k hoặc 33k.
                Nếu chỉ cần lấy điện áp ra ở chân C của transistor này thì thậm chí R = 390k cũng vẫn OK, miễn sao chọn Rc đủ lớn để Rc*Ic = Rc*Ib * beta >= 5V, đảm bảo cho transistor làm việc ở chế độ bão hòa (dấu > ứng với chế độ bão hòa sâu, "trừ hao" chút cho chắc chắn).
                Nhưng trong thực tế, do trở kháng ra của VDK thường là khá nhỏ, nên vụ này không quan trọng lắm.
                Chỉ khi 1 lối ra của VDK bị phân nhánh cho nhiều lối vào của các tầng sau thì phải quan tâm thôi.
                Last edited by HTTTTH; 04-01-2012, 12:26. Lý do: Thêm vài câu cho rõ ý
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  Ví dụ với transistor 1815 (hfe ~ 200), lái rơ-le 5V/20mA, dòng lái chân B (Ib) >= 20mA/200 = 0,1mA =1 * 10^(-4) A -> R <= 4,3V*10^4 = 43k. Chọn R ~ 39k hoặc 33k.
                  Nếu chỉ cần lấy điện áp ra ở chân C của transistor này thì thậm chí R = 390k cũng vẫn OK, miễn sao chọn Rc đủ lớn để Rc*Ic = Rc*Ib * beta >= 5V, đảm bảo cho transistor làm việc ở chế độ bão hòa (dấu > ứng với chế độ bão hòa sâu, "trừ hao" chút cho chắc chắn).
                  Nhưng trong thực tế, do trở kháng ra của VDK thường là khá nhỏ, nên vụ này không quan trọng lắm.
                  Chỉ khi 1 lối ra của VDK bị phân nhánh cho nhiều lối vào của các tầng sau thì phải quan tâm thôi.
                  em chưa rõ chỗ R=390K, bác Teo Hẳn(mạng phép, em bắc chước bác Nhà Thùng) giải thích cho em rõ tí ạ, thank bác!
                  TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                  092 2838 712 --->>

                  Comment


                  • #10
                    Sụt áp từ Vcc đến Ub = 5 - 0,7 = 4,3V
                    Điện trở từ lối ra của VDK đến chân B chọn 390k
                    Dòng Ib = 4,3/390000 = 0,000011A
                    Dòng Ic = Ib * beta = 0,0022A
                    Ở chế độ bão hòa, Ic = Vcc/(Rc + Re). Ở đây Re = 0. Vậy Rc = Vcc/Rc.
                    Để transistor bão hòa thì Rc*Ic >= Vcc = 5V. Vậy phải có Rc >= 5/0,0022 = 2273 Om. Chọn Rc = 2,4k. Nếu Rc càng lớn thì transistor bão hòa càng sâu hơn.
                    Như vậy, nếu R = 390k thì với Rc >2,4 k, khi lối ra VDK = H = 5V, transistor sẽ bão hòa, tức Uc = 0.

                    Nói về phía ngược lại, do transistor còn nối với tầng sau nên trở kháng lối ra bị giảm xuống làm thay đổi điều kiện bão hòa; còn Rc lớn thì giảm điện áp mức H tại C, nên ta thường phải chọn Rc nhỏ để giảm bớt các ảnh hưởng này. Do đó phải cho transistor làm việc ở dòng lớn hơn. Muốn vậy, R lại phải nhỏ.

                    Như vậy, việc chọn giá trị của R (giữa lối ra của VDK với B của transistor) bằng bao nhiêu là có chủ đích chứ không phải là tùy ý.
                    Last edited by HTTTTH; 04-01-2012, 14:32.
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #11
                      em tra datasheet như vậy IB Base Current 50 mA,*hFE1 120 , VCE=6V, IC=2mA
                      *hFE2 25 ,VCE=6V, IC=150mA,IC Collector Current 150 mA
                      vậy có phải ib đạt 50mA thì tran dẫn bão hòa, vậy trong trường hợp trên mình cho ib = 50ma vẫn ổn phải ko bác, cho dư thì thừa phải ko ạ?vậy trong trường hợp cho ib =50mA, 5-Vce=4,8v, 4,8/150mA=32 Ohm vậy thi nó bão hòa đến khi Rc< 32 ohm (Vcc=5v) phai ko ạ? và đạt ngưỡng sắp chết phải ko ạ?
                      vậy lúc này(theo cái dòng xanh bự) 150/25=6, vậy Ib mình chọn lại =6mA hả bác, em rối quá, bác gỡ từ từ dùm em!
                      TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                      092 2838 712 --->>

                      Comment


                      • #12
                        Bạn cho tôi biết trang nào của datasheet của transistor nào, để tôi xem lại.
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        heobeobungbu Tìm hiểu thêm về heobeobungbu

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X