Chào các bác, em dịch một đoạn văn bản tiếng Anh mà gặp cụm từ này ngắc ngứ quá, có bác nào giúp được không? Xin cảm ơn
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Non-memory semiconductor có nghĩa là gì?
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi homiduc Xem bài viếtChào các bác, em dịch một đoạn văn bản tiếng Anh mà gặp cụm từ này ngắc ngứ quá, có bác nào giúp được không? Xin cảm ơn
không phải là vật liệu thông tin.
vật liệu thông tin đơn giản như nam châm , hạt băng từ, lớp điện tích(ion) trong trục quay của máy photcopy..... : có và mất từ khi kích thích bằng điện để lưu lại từng bit thông tin.
mình cũng có một ít thuật ngữ tự chế , có thể sẽ up lên nếu cần và cứ thế cập nhật ( vì xét thấy không ảnh hưởng đến ai)
-
A
Alias :bí danh ( tên khác hoặc kí hiệu của một tập tin, chương trình, biểu tượng, công cụ…. trong máy tính để tiện lợi nhận biết hay thâm nhập vào)
Ack : acknowledge – tin báo nhận
ACK –auto color killer : tự động triệt m àu
ACC – automatic Chrominance Control : tự động điều chỉnh m àu sắc
ACL – auto clear : tự động xoá
ACL – auto color limiter tự động hạn chế màu
ACL – auto Contrast limiter tự động hạn chế độ tương phản
ADAPTOR : bộ điều hợp, phối hợp.
AGC – auto gain control : tự động chỉnh độ khuếch đại
ADIN ( Analog digital convert Input) : đọc dữ liệu tương tự từ cổng vào khi được chuyển đổi thành số.
ASCII : American Standards Committee for Information Interchange – mã ascii , một sơ đồ mã hoá 7 bit dùng cho các bảng chữ cái, các số, dấu chấm, các kí tự điều khiển.
ASIC – Application Specific Integrated Circuit : chỉ các IC chuy ên dụng , chỉ dùng cho một ứng dụng đặc biệt.
Arc : hình cung
Assembler : phần mềm cho phép chuyển một file văn bản (text) là mã nguồn sang một file khác chứa mã máy( op- code) hay còn gọi là mã đối tượng.
ATN ( augmented transition network ): viêc chuy ển mạng tăng cường - là một loại cấu trúc lí thuyết đồ thị được dùng trong hoạt động xác định các loại hình ng ôn ngữ, đặc biệt sử dụng trong phân tích cú pháp các ngôn ngữ tự nhiên , và có ứng dụng rộng rãi trong trí tuệ nhân tạo.
AVdd: ADC Vdd
Avref( adc reference voltage) : bộ ADC điện ap chuẩn
Available : có giá trị, sẵn có, sẵn dùng
ADC( analog digital converter): bộ chuyển đổi tương tự sang số
x-axis : trục x ( trong toạ độ decac)
y-axis : trục y (trong toạ đ ộ decac)
B
Backup : lưu trữ dự phòng - một quá trình duy trì nội dung của bộ nhớ ram khi nguồn nuôi bị ngắt ( có thể dung tụ điện dự trữ hay pin dự phòng)
Baudrate (tốc độ baud-BD) : đơn vị của kĩ thuật truyền tin đặt theo tên của một kĩ sư người Pháp – JEAN BAUDOT (1845-1903). nếu tín hiệu nhị phân được truyền đi chỉ với dây truyền tin 1Bd = 1 lps. Công suất truyền tin được tính với 200, 600. 1200, 2400,4800, 9600, 48000, 56000, 64000, 2 Mio.Bd
Bcd2bin ( chuyển đổi mã nhị phận sang mã BCD)
Bcd : binary coded demical - thập phân được mã hoá nhị phân
mã 2 - 10, mã BCD
Một phương pháp mã hoá các số thập phân dài để có thể xử lý chính xác trong máy tính, dùng một số lượng các vị trí, như 8 hoặc 16 vị trí, để mã hoá các giá trị số.
Hầu hết các máy tính cá nhân đều xử lý số liệu theo các đoạn 8 bit gọilà byte, nhưng cỡ byte này gây ra nhiều vấn đề đối với việc xử lý số.
Khi hoạt động với các số nhị phân, thì con số lớn nhất có thể biểu diễn bằng 8 bit là 256.
Một số chương trình tránh giới hạn này bằng cách dùng mã BCD, một phương pháp mã hoá các số thập phân thành dạng nhị phân mà không cần phải thông dịch chúng thành nhị phân.
Để mã hoá 260, BCD lắp các mã ứng với 2, 6 và 0 vào trong ba byte liền nhau. Những số lớn bây giờ không thành vấn đề nữa; số lượng các byte dành riêng trong bộ nhớ, chuyên để lưu trữ các số, có thể tăng lên một cách đơn giản.
Bin (binary): số nhị phân gồm 0 và 1 ứng với 2 mức tín tín hiệu thấp(0V) và cao(5V-12V) là 2 trạng thái cơ bản của các vi mạch trong máy tính, việc nhận biết 2 trạng thái này là cơ sở thông tin của máy tính.
Bclr (byte clear): xoá byte
Bfree (bytes free) : làm trống/sẵn sàng cho các byte
Blen (byte length) : hàm len trở về chiều dài của một chuỗi được xác định trong ng ôn ngữ lập trình BASIC, trong C, PHP nó được gọi là Strlen.
Byte length ở đây trở về số các byte của dữ liệu trong bộ đệm xác định của kênh RS232
BASIC: trình dịch BASIC , phiên dịch ngôn ngữ lập trình bậc cao và chạy chương trình cùng một lúc.
BMP(bitmap): dạng hình ảnh số cơ bản được tạo thành từ nhiều ô vuông nhỏ. tuỳ vào độ sang mà mỗi ô vuông được xác định bởi một dãy số nhị phân.
Box : dạng hình hộp như vuông( square), chữ nhật(rectangle), …
BOD-Brownout Detector : mạch điện tử có thể phát hiện sự sụt áp nguồn nuối dưới mọt giá trị nào đó đồng thời phát tín hiệu để reset bộ xử lí chừng nào nguồn nuôi phục hồi lại giá trị mà hệ thống chấp nhận được.
Buffer : đệm, thúc, hoặc là vùng lưu trữ dữ liệu tạm thời.
Bouncingtime : thời gian xung nảy
C
Character : kí tự
Chart : biểu đồ, đồ thị
Channel : kênh dẫn
Checkbf – check buffer : kiểm tra dữ liệu hiện thời trong bộ đệm
Circle : đuờng tròn
CISC : complex Instruction Set Computer : máy tính với tập lệnh phức tạp . Một loại kiến trúc của bộ xử lí được đặc trưng bởi tính chất là các lệnh có độ dài khác nhau (không cố định) , thường là một số nhỏ các chế độ đa địa chỉ và thanh ghi.
CLS : clear screen – xoá màn hình
Code : mã, mã hoá, qui luật, qui tắc.
Const : hằng số
Comfile : Command file - tập tin lệnh
Contrast : tương phản, trái ngược
CNT(Counter) : bộ đếm, khi xuất hiện một xung vào( 1 sự kiện ) bộ đếm thay đổi 1 giá trị, bộ đếm lệnh được thiết kế ở dạng 1 thanh ghi và nội dung thanh ghi thay đổi 1 mỗi khi thực hiện 1 lệnh
CLCD( Commodore LCD): LCD trang bị cho máy tính xách tay được sản xuất bởi Comodore International.
Colon : dấu 2 chấm
Coil : cuộn dây, liên kết xoắn ruột gà, vòng
Couple : ghép
Photocouple : ghép quang ( công tắc điện kích bằng liên kết quang học- không tiếp xúc bên trong như IC 4N35)
CPLD – Complex Programmable Logic Device : một loại linh kiện logic lập trình được cho phép thực hiện các hàm logic khá phức tạp , cấu tạo từ nhiều cổng logic và các đường mạch kết nối.
CR :
CLCD(character LCD) : LCD dùng cho các kí tự.
Chip = IC( intergrated-circuit): một dạng mạch tích hợp.
CSR – cursor : con trỏ
Cursor : con trỏ, con chạy nhấp nháy trên màn hình PC
Cmode - cursor mode : chế độ con trỏ
Critical section : phần tới hạn , một đoạn chương trình (dãy mã ) cần được thực thi không có bất kì một ngắt nào đối với một thao tác trọn vẹn.
Csgdec :
Csron : Cursor on - bật con trỏ
CS-chip select (chọn chip, kích hoạt ở mức thấp, xuất ra từ tầng chủ)
D
D – Double :gấp đôi
DW : double word - từ kép (16bit)
DWMOVE : di chuyển từ kép
DEBUG TERMINAL: thiết bị đầu cuối của DEBUG . Một loại thiết bị vào / ra, bao gồm một bàn phím và một màn hình, được dùng phổ biến trong các hệ thống nhiều người dùng.
Thiết bị cuối không có bộ xử lý trungt âm ( CPU) và các ổ dĩa thì gọi là thiết bị cuối câm ( dumb terminal), và chỉ hạn chế trong việc tương tác với một máy tính nhiều người dùng ở xa. Ngược lại, một thiết bị cuối thông minh thì có một số mạch xử lý và, trong một số trường hợp, còn có cả ổ đĩa, cho nên bạn có thể tải xuống các thông tin rồi sẽ cho hiển thị chúng sau này.
Tuy nhiên, là một người sử dụng máy tính cá nhân, có thể bạn sẽ có nhiều lý do xác đáng để yêu cầu được dùng các tài nguyên của máy tính trung tâm. Để thực hiện điều này bạn phải chuyển máy tính của bạn thành một thiết bị cuối - đó là chức năng của một phần mềm truyền thông.
Dtzero – decrement zero : giảm xuống tới 0 thì ngừng
Defchr :
DL(delay) : trễ
DP – Decimal Place : Số kí tự thập phân
Dr(drive) : tầng kích thích, tầng thúc, tầng truyền động
DECR(decrease): giảm
DELAYTIME: tạo trễ
DIFU : differentiate up - phân biệt trên, lấy vi phân lên
DIFD : differentiate down - phân biệt xuống , lấy vi phân xuống
LD 000.00
DIFU 010.00
LD 000.00
DIFD 010.00(P)
Figure 1
Display : hiển thị
Disable : tắt, ngưng, không kích hoạt, không cho phép
Dim : bị mờ
Sự hiển thị của một lệnh trình đơn, một biểu tượng, hoặc một hộp hội thoại tuỳ chọn theo màu sắc hoặc mức xám khác, để cho biết sự chọn lựa đó không phải là hiện hành.
Dim A as Integer ‘ khai báo A là một biến chung( chưa xác định rõ ràng giá trị của A)
Decimal place : số kí tự thâp phân
DIP ( dual inline package) : bộ đóng gói có 2 hàng chân ra song song
DIN-RAIL: thanh kim loại có bề rộng được chuẩn 35mm và có tiết diện ngang hình mũ
thường dùng làm giá đỡ, treo,gắn,cắm,móc…..
DUTY : công suất(khoảng thời gian xung có tác vụ)
Dprint - decimal print :in số thập ph ân
E
EEWRITE và EEREAD : write/read data trong các địa chỉ ở EEPROM, dữ liệu không mất trong chu kì nguồn(bật/tắt nguồn) mà không cần pin dự phòng.
Elfill - ellipsefill : hình elip tô kín phần trong
EEPROM( electrically erasable programmable ROM):bộ nhớ chỉ đọc lập trình được và có thể xoá bằng điện.
Efontwidth : bề rộng phông điện tử
Effect : hiệu ứng, hiệu quả
Element : thành phần, yếu tố, phần tử
External : ngoại vi
EMS : extended memory system- hệ thống bộ nhớ mở rộng , bộ điều khiển IC tích hợp cao dung truy cập bộ nhớ mở rộng.
Embedded controller : bộ điều khiển nh úng, một bộ phận của phần cứng hay một mạch điện nhỏ bao gồm một vài bộ xử lí và phần mềm thực hiện nhiệm vụ điều khiển thiết bị.
Emulator : bộ mô phỏng , ví dụ một thiết bị (device) có khả năng bắt chước ứng xử (behavior) và chức năng của các thiết bị khác, chẳng hạn mô phỏng một bộ vi xử lí.
EMI- electro-magnetic interference : hiện tượng giao thoa điện từ , thiết bị có thể tạo ra một trường điện từ trong phổ tần số vô tuyến (radio freq) làm nhiễu các hệ thống điện tử khác bên cạnh.
Enable :tạo điều kiện, cho phép, kích hoạt.
F
Flush : làm sạch, làm ngang bằng
Floating point : Là một hệ thống biểu diễn số trong đó một chuỗi các chữ số (hay bit) biểu diễn một số thực. Một hệ thống số có tính chất cho phép các biểu thức này được thao tác với các kết quả tương tự như các phép toán số học trên các số thực
Flush left : canh lề trái văn bản, lề phải so le.
Flush right : canh lề phải văn bản, lề trái so le.
Falling edge : cạnh xuống của xung (có tác dụng)
Function : hàm, chức năng, nhiệm vụ.
Fixed : cố định
Firmware : chương trình cơ sở, vi chương trình
Một cách phổ biến, đây là phần mềm hệ thống, được nạp cố định trong bộ nhớ chỉ đọc ra ( ROM) của máy tính, hoặc ở một nơi khác nào đó trong các mạng điện máy tính, như các chip BIOS của các máy tính tương thích-IBM PC chẳng hạn.
Fet : transtor hiệu ứng trường
Format : định dạng
Flash : loé sáng, chớp, chiếu sang, làm sáng lên
Flash memory : bộ nhớ không tự mất nội dung, có thể bị xoá hay lập trình lại trong các đơn vị của bộ nhớ - các khối(block). Trong bộ nhớ Flash, các ô nhớ có thể được xoá nhờ một quá trình dịch chuyển theo cơ chế đường hầm ( tunneling) trong bộ nhớ flash bằng việc lấy đi một electron khỏi cửa nổi( floating gate) gắn liền với mỗi ô nhớ. Dùng trong nhiều loại thiết bị số như: thẻ nhớ, USB, game, máy nghe nhạc ,camera, mobilphone…
một ô nhớ FLASH.
USB
FPGA : field programable gate Array- mảng logic lập trình được , loại linh kiện lập trình được có tích hợp cao các linh kiện hay cổng logic.
FSM –finite State Machine : máy trạng thái cu ối cùng
Freepin (FP) : làm cho các chân IC trở về trạng thái tự do
Freqout – frequency out : tần số xuất ra
G
G – graphic : đồ hoạ, hình ảnh.
GHLCD( graphic LCD): màn hình đồ hoạ hiển thị tinh thể lỏng
Glocate : vị trí hình ảnh
Gprint : in ra hình
Geta - getArray : lấy mảng dữ liệu
Getcrc : trở về giá trị của phép toán CRC
CRC - cyclic redundancy check : kiểm độ dư vòng
Một phương pháp kiểm tra lỗi tự động, được sử dụng trong DOS, khi tiến hành ghi dữ liệu vào đĩa. Về sau, khi DOS đọc dữ liệu từ đĩa ra, nó cũng thực hiện pháp kiểm lỗi giống như vậy; kết quả của hai lần kiểm tra sẽ được so sánh với nhau để bảo đảm dữ liệu không bị thay đổi. Nếu thấy có thông báo lỗi dạng CRC ERROR READING DRIVE C, thì đó là những tín hiệu báo về những trục trặc nghiêm trọng trên đĩa. Một thủ tục kiểm tra CRC tương tự cũng được dùng phổ biến cho các trình tiện ích nén tệp (như) PKZIP chẳng hạn và dùng trong trường hợp truyền tệp bằng truyền thông dữ liệu.
H
HCOUNT(high count): đếm xung vào tác động ở mức cao,
Hex( hexadecimal) : hệ đếm cơ số 16 gồm 0,1,2…..9,A,B,C,D,E,F.
HREAD/HWRITE : đọc/ ghi dữ liệu từ địa chỉ trong bộ nhớ HEAP, kiểu nhớ SRAM, mất dữ liệu trong một chu kì máy nếu không có pin dự phòng.
HEAP: Trong Microsoft Windows, đây là một vùng lưu trữ đặc biệt trong bộ nhớ dùng để cất giữ các tài liệu quan trọng.
Một số loại heap được tạo nên trong quá trình hoạt động bình thường của windows, bao gồm heap địa phương, heap trình đơn, và heap của người sử dụng, được gọi chung là tài nguyên hệ thống ( system resource). Các heap này đều được giới hạn trong phạm vi 64 K. Khi chúng bị đầy, nếu đưa thêm trình ứng dụng khác vào để chạy, sẽ dẫn đến thông báo Not enough memory mặc dù bộ nhớ còn rất nhiều. windows còn dùng cả global heap ( heap toàn cục) để cất giữ nhiều loại đối tượng khác nhau đang được sử dụng. Các trình ứng dụng windows cũng sử dụng heap.
High-Z : trở kháng (Z) cao
HMI (human machine interface) giao diện máy-người : là một bộ máy trao đổi dữ liệu xử lí với người điều hành và nhận sự điều khiển xử lí của người điều hành.
HOST : máy chủ
Trong mạng máy tính và viễn thông, đây là máy tính thực hiện các chức năng trung tâm, như làm cho các tệp chương trình hoặc dữ liệu trở thành sẵn sàng dùng cho các máy tính khác chẳng hạn.
Quan hệ host/terminal (máy chủ/thiết bị đầu cuối) là quan hệ chủ tớ, trong đó máy chủ quyết định tất cả .
HP - Heximal Places : số kí tự thập lục phân
I
Increment : số gia tăng
Descrement : số gia giảm
ICE in-circuit Emulator :một công cụ dùng để phát triển hệ thống và các thi ết bị dựa trên vi xử lí. Trình ICE bắt chước hoạt động của bộ xử lí đích (target processor) trong quá trình phát triển.
INCR(increase): tăng
INT - Integer : số nguyên
Instruction : chỉ thị = command :lệnh, là mức lệnh thấp nhất mà chương trình giao cho bộ xử lí.
Initialize : kích khởi, nạp các giá trị ban đầu cho một chương trình máy tính.
I/O(input/output): vào / ra
I2C(inter-intergrated circuit): loại bus nối tiếp được sản xuất bởi hãng Philip và đã được chuẩn hoá và dùng rộng rãi trong các tổ hợp truyền thông nối tiếp của các vi mạch tích hợp . là bus truyền thong chỉ với 2 đường dẫn tín hiệu.
ISR – interrupt Subroutine :thủ tục xử lí ngắt , một đoạn chương trình được bộ xử lí thực thi khi có một ngắt xuất hiện trong máy tính.
Interrupt vector : vectơ ngắt, địa chỉ của thanh ghi ISR.
Interrupt : một tín hiệu không đồng bộ được tạo bởi thiết bị ngoài khi được chèn vào để thong báo cho bộ xử lí biết phải thực thi một đoạn đặc biệt của chương trình gọi là trình xử lí ngắt( ISR- interrupt SubRoutine)
Interrupt type Explanation
On Timer Creat interrupt within the set interval
Tạo ngắt trong phạm vi của khoảng thời gian đã thiết lập
On Int Creat interrupt when external input is received
Tạo ngắt khi ngõ vào bên ngoài nhận được dữ liệu
On Recv Creat interrupt when RS232 receives data
Tạo ngắt khi cổng nối tiếp RS232 nhận dữ liệu
On Ladder int Creat interrupt when Ladder Logic requests for an interrupt
Tao ngắt khi Ladder Logic yêu cầu có một ngắt
On Pad Creat interrupt when Pad receives data
Tạo ngắt khi bàn phím số nhận dữ liệu
K
Keypad : bàn phím.
Kit : bộ dụng cụ thực hành
L
Layer : tầng , lớp
Trong một số chương trình dàn trang và minh hoạ, đây là một tờ trên màn hình, trên đó, bạn có thể đặt vào văn bản, các đồ hình sao cho chúng là độc lập đối với bất kỳ văn bản hoặc đồ hình nào trên các tờ khác. Lớp này có thể là dục hoặc trong suốt.
Ví dụ trong chương trình SuperPaint chẳng hạn, bạn có thể tạo ra các hình minh hoạ trên hai lớp: lớp hoạ ( paint) cho các hình đồ hoạ ánh xạ bit, và lớp vẽ ( draw) cho các hình đồ hoạ hướng đối tượng. Trong chương trình FreeHand thì bạn có thể vẽ hoặc hoạ trên 200 lớp trong suốt. Các lệnh có tên gọi điển hình Bring to Front hoặc Sent to Back cho phép bạn có thể mang một lớp ở nền sau ra phía trước để biên tập lại lớp đó.
Latency : chỉ thời gian cần có để đáp ứng một ngắt.
Light : sáng nhạt
Line : dòng, đường thẳng , tuyến
Trong lập trình, đây là một câu lệnh chương trình. Trong truyền thông dữ liệu, đây là một mạch nối trực tiếp hai hoặc nhiều thiết bị điện tử.
LD : load - tải
Len (length): chiều dài
LF :
Lifo (last in first out) vào sau ra trước
Loop : vòng lặp – là một cấu trúc có điều khiển gồm một khối các lệnh được thực hiện lặp lại cho đến khi có một điều kiện được thoả mãn.
LONG : dài (Đầy đủ)
Ladder logic: như là một phương pháp vẽ các lược đồ logic điện tử được cấu thành từ các công tắc điện , là ngôn ngữ có tính chất hình ảnh phổ biến dung trong việc lập trình PLCs. Một cách nhìn trực giác thì chương trình trong ngôn ngữ này như một chiếc thang với 2 cột là các thanh và chuỗi liên tiếp các bậc bắc ngang giữa chúng. Chương trình lược đồ thang tương tự như việc tạo ra một mạch điện gồm các rơle(công tắc điện) và dễ sử dụng vì có sự tương tự so với các hệ thống quen thuộc khác.
LCD( liquid crystal display): màn hình hiển thị tinh thể lỏng
LSB (Least Significant Bit) : bit ít có ý nghĩa nhất
LRC
M
MSG ( message ) : tin nhắn.
mal-function
manipulate : chế tác, vận dụng
MSB (Most Significant Bit) : bit có ý nghĩa nhất.
Marco : Một loại chương trình bao gồm các ký tự gõ phím và một ngôn ngữ lệnh của một trình ứng dụng, mà khi được chạy trong phạm vi chương trình đó, nó sẽ thực hiện các ký tự gõ phím và các lệnh này để hoàn thành một công việc. Các macro có thể thực hiện tự động các công việc thường lặp lại và buồn chán (như) cất lại và ghi dự phòng một tệp vào đĩa mềm chẳng hạn, hoặc tạo nên các trình đơn đặc biệt để tăng tốc độ cho việc nhập dữ liệu.
Một số chương trình có chế độ ghi macro, trong đó chương trình sẽ ghi các động tác gõ phím của bạn rồi cát vào các bản ghi đó lại như là một macro. Một số chương trình khác thì có bộ phận biên tập macro cài sẵn, ở đó bạn đánh vào và sửa chữa các lệnh macro một cách trực tiếp. Những công cụ như vậy thường phát triển lên thành ngôn ngữ lệnh đầy đủ, bao gồm những cấu trúc điều khiển hiện đại như vòng lặp DO/WHILE và các nhánh rẽ IF/THEN/ELSE.
Các trình ứng dụng đầy đủ chức năng như Microsoft Word, WordPerfect, và Lotus 1 - 2 - 3 đều có khả năng macro tiên tiến. Các chương trình macro có sẵn trên thị trường như SuperKey hoặc AutoMac II đều có thể cung cấp các khả năng macro cho các chương trình chưa có macro
Method : phương thức, cách thức
Mnemonic : mã gợi nhớ , một cách viết tắt để dễ dàng liên tưởng đến các mã lệnh của bộ xử lí.
Memadr : đọc một byte , từ hay từ kep từ một vị trí nhớ vật lí ,giá trị sẽ hiển thị trên màn hình ở dạng HEX.
Memadr là địa chỉ nhớ vật lí ở dạng số HEX.
Menu : bảng chọn, trình đơn, menu
Một sự hiển thị trên màn hình nhằm liệt kê các khả năng chọn lệnh có sẵn.
Menu bar :thanh trình đơn
Trong giao diện người-máy, đây là một dải kéo ngang trên đỉnh màn hình (hoặc trên đầu cửa sổ) chứa tên của các trình đơn kéo xuống đang có sẵn.
Full-down menu : menu xổ xuống đầy đủ
Một trình đơn có khả năng tự chọn lệnh trên màn hình xuất hiện sau khi bạn chọn tên lệnh trên dải trình đơn.
Thuật ngữ kéo xuống xuất phát từ các trang bị của máy Macintosh với ý nghĩa trình đơn sẽ không tồn tại trên màn hình trừ phi bạn vẫn giữ nguyên tình trạng ấn xuống của nút bấm chuột khi kéo con trỏ xuống trình đơn này. Tuy nhiên trong MS-DOS và Windows, trình đơn này sẽ tồn tại trên màn hình sau khi bạn click chuột vào tên trình đơn.
MODBUS : là giao thức truyền thông nối tiếp được tạo bởi Modicon vào năm 1979 để dung cho PLC. Đã trở thành cách thức truyền thông có giá trị phổ biến nhất đối với các thiết bị điện công nghiệp so với các giao thức khác vì :
Nó thường được chế bản và miễn phí tác quyền
Có th ể cập nhật, bổ sung tính theo ngày không phải tháng
Di chuy ển các bit hay từ thô mà không đặt ra nhiều giói hạn ở bộ phận cung cấp
N
N/C(no connect) : không kết nối
Null : giá trị mã ASCII , thường là 00, được dung như một dấu hiệu có ý nghĩa ngưng hoạt động, tách rời hay thanh lọc, là một giá trị đặc biệt trong lập trình máy tính.
Nibble : nửa byte = 4 bit ( ví dụ điều khiển môđun LCDs trong chế độ 4 bit)
NCD (network computer device): thiết bị máy tính nối mạng. NC đuợc Sun, Netscape, Oracle...định nghĩa những thiết bị nối kết mạng với giá thành rẻ và không cần các ổ đĩa cứng, nhưng thay vào đó các server mạng cần hỗ trợ thiết bị lưu trữ và ổ đĩa. Các NC còn được gọi là các thin client. NC kết nối với mạng thông qua các giao thức TCP/IP và mô phỏng thiết bị cuối, X Window, Java, và trình duyệt Web. Ta có thể xem NC như các thiết bị cuối Internet. Vì là thiết bị phụ thuộc vào mạng, nên các NC chỉ có thể vận hành khi mạng đang trong trạng thái hoạt động. Lợi ích thu được khi dùng NC là giá thành hạ mà lại nâng cao khả năng quản trị mạng. Các thiết bị nầy rất lý tưởng trong môi trường tính toán giới hạn, cụ thể như tại các quầy hàng bán lẻ, các trung tâm tính cước điện thoại ...
NCD source : nguồn NCD
Nop : no operation :không hoạt động
Num : number/ numer= số
Num pad : nút bấm
Numeric keypad : bộ phím số
Null value : không có giá trị, giá trị rỗng
NVRAM – non – volatile random access memory :bô nhớ Ram đươc nuôi bằng một pin
O
OCS(ocsilltor): bộ tạo dao động.
Offset : phép mở rộng đồng dạng với số bội kích thước nào đó. Ví dụ: từ 1 tam giác cho trước , đặt offset với bội là 3 sẽ được tam giác đồng dạng nhưng rộng hơn , cùng vị trí trọng tâm( autocad)
Onpad : trên bàn phím
OPENCOM(Cổng COM mở dùng để kết nối truyền thông với các thiết bị ngoại vi),
Opamp : bộ khuếch đại thuật toán , thường dùng để số hóa các tín hiệu tương tự
P
Paint : sơn, vẽ , hoạ
Paint program : chương trình hoạ
Loại chương trình cho phép bạn vẽ lên màn hình bằng cách chuyển đổi tắt hoặc mở các pixel riêng biệt để tạo nên một mảng màn hình ánh xạ bit.
Chương trình hoạ đầu tiên (và (cũng) là chương trình đầu tiên cho Macintosh) là MacPaint. Các chương trình hoạ cho máy tính tương thích IBM PC cũng đang có mặt; một chương trình hàng đầu thuộc loại này là PC Paintbrush. Windows cũng có một chương trình gọi là Paintbrush
Parity : chẵn.lẻ
Parity checking : kiểm tra ngang bậc, kiểm tra chẳn lẻ
Một phương án được sử dụng để phát hiện lỗi bộ nhớ hoặc lỗi truyền thông dữ liệu. Máy tính tiến hành cộng số lượng các bit trong khoản dữ liệu một byte, và nếu bit bậc đã được thiết lập không phù hợp với tổng số của các bit kia, thì máy tính báo một lỗi.
Các sơ đồ kiểm tra chẳn lẻ hoạt động bằng cách lưu giữ một con số nhị phân ( 0 hoặc 1) cho biết tổng số các bit trong một khoản dữ liệu hay chẳn hay lẻ. Khi khoản dữ liệu đó được đọc từ bộ nhớ ra, hoặc nhận được từ máy tính khác truyền tới, một quá trình kiểm tra chẳn lẻ sẽ xảy ra. Nếu việc kiểm tra chẵn lẻ này khẳng định bit bậc là không đúng, máy tính sẽ hiển thị một thông báo lỗi.
Peak and poke: trong máy tính, PEAK là hàm ngôn ngữ lập trình BASIC được dung để đọc nội dung trong ô nhớ tại địa chỉ đã xác định. Lệnh đáp ứng để thiết lập nội dung các ô nhớ là POKE. Chúng thường được sử dụng cùng nhau.
Period : thời kì, giai đoạn, chu kì.
Pulsout (pulse out) : xung ra
Pos : position vị trí
Pointer: con trỏ
Power – down : chế độ tiết kiệm năng lượng hay còn gọi là chế độ giảm dòng tiêu thụ
Physical address hay Binary address : địa chỉ vật lí - địa chỉ nhị phân
.
Pin : chân
Precision : độ chính xác
Preset : đặt trước
Proto- : nguyên thuỷ, đầu tiên.
PRV (peak reverse voltage) :điện áp ngược cao nhất
PWR (power): nguồn
PLL (phase lock loop)- vòng khoá pha
PLCs( programable logic controller): bộ điều khiển logic có thể lập trình được.
PLD – programmable logic device : linh kiện logic lập trình được, gồm các cổng logic AND,OR, NOT nối mạng bên trong để thực hiện bất cứ một hàm logic nào.
Physical address: địa chỉ vật lí
PCB(printed circuit board): bảng mạch in
PWM(pulse wide modulation):biến điệu độ rộng xung, độ rộng xung thay đổi trong khi tần số vẫn giữ nguyên , đặc tính này cho phép thay đổi giá trị DC của tín hiệu, độ rộng xung càng lớn thì giá trị DC càng lớn.>>>điều khiển motor….
PIEZO :áp, nén (piezoelectrical sensor : cảm biến áp điện)
Putstr (put string) : đặt chuỗi
Pset (port set) : thiết lập cổng
Push : cất vào
Puta - put Array : đặt mảng dữ liệu
Pop : lấy ra
PC personal computer : máy tính cá nhân
Query : chất vấn, dấu ?
Qty - quantity : số lượng
R
RDATA (received data) : dữ liệu nhận
Returninterval : thời gian trễ cho CUBLOC hay CUTOUCH đáp ứng với thiết bị chủ MODBUS
RLY – relay : công tắc điện
REV ( revolution): vòng quay, như RPM(revelution per minute):vòng quay trên 1 phút.
RH( relative humidity): ---------- độ ẩm tương đối
bảng : lượng nước trong không khí ( g H20/ 1kg không khí) tại mức 100% RH theo các thang nhiệt độ. Vd : khi t= 50ºC thì 95g H¬2O/ 1kg không khí là 100%RH, 47g H¬2O/ 1kg không khí là 50%RH.
Rising edge : cạnh lên của xung (có tác dụng kích)
RTC(real-time clock): đồng hồ thời gian thực
RTN – Return(RET) : trở về , chỗ kết thúc thủ tục con trong chương trình chính.
RTU : Remote Terminal Unit- khối đầu cuối điều khiển từ xa
RS232: một tiêu chuẩn do hiệp hội công nghiệp điện tử (EIA) đưa ra về việc truyền dữ liệu giữa máy tính qua cổng nối tiếp RS232 với các tổ hợp ngoài như máy in, fax, quét hình ,thiết bị ngoại vi….
RX (receive): nhận dữ liệu
Rx1(rs232/xport channel 1, receiver data input): c ổng RS232/xport kênh 1nhập dữ liệu
RES (reset): đặt lại, khởi động lại hệ thống . Một tín hiệu trong bộ xử lí sẽ khởi tạo thanh ghi bên trong và mạch điện điều khiển tới một giá trị mặc định và khởi động việc thực thi chương trình đó từ ô nhớ đầu tiên.
Register : thanh ghi ( phần tử nhớ tạm thời các dữ liệu, địa chỉ nhớ trong bộ vi xửlí, khi máy tính đang thực hiện các tác vụ đối với chúng. Thanh ghi càng dài thì lượng thộng tin máy tính xử lí trong một thao tác càng nhiều)
RTOS (real-time operating system): là hệ thống hoạt động đa nhiệm nhằm phục vụ cho các ứng dụng trong thời gian thực như các hệ thống nhúng, các bộ điều chỉnh nhiệt đô có thể lập trình, toàn bộ các ứng dụng điều khiển, điện thoại di động, công nghệ robot, tàu không gian, công nghiệp điều khiển và các trang thiết bị nghiên cứu khoa học.
Return statement : lệnh return
Trong lập trình , lệnh return sẽ thực hiện việc rời bỏ th ựờng trình con(thủ tục) hiện tại để quay về điểm mà thựờng trình con được gọi - được xem như là địa chỉ quay về. địa chỉ quay về thường được lưu trong ng ăn xếp của bộ xử lí, như là một phần của hoạt động tạo nên việc gọi thường trình con. Lệnh return trong nhiều ngôn ngữ cho phép hàm xác định một giá trị quay về để được quay về lại mã lệnh mà đã gọi hàm
R/C = RMC – remote control : điều khiển từ xa
S
SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) hệ thống thực hiện việc thu thập dữ liệu và điều khiển dữ liệu ở mức độ giám sát dùng trong lĩnh vực đo lường, và điều khiển.
SIMULATE : mô phỏng, bắt chước, giả lập
Trong các trình ứng dụng của máy tính, đây là một phương pháp phân tích trong đó nhà phân tích nghiên cứu các đặc tính riêng của một hiện tượng bằng cách xây dựng mô hình cho hiện tượng rồi thăm dò cách phản ứng của mô hình đó đối với các yếu tố bên ngoài khác nhau.
Một trong các đóng góp quan trọng của máy tính là cung cấp những công cụ mới và hữu ích cho sự mô phỏng. Ví dụ trong kỹ thuật hàng không, những đặc tính riêng về khí động học của một con tàu dự kiến chỉ có thể được mô phỏng bằng cách xây dựng một loạt mô hình để làm đối tượng cho các thử nghiệm trong đường hầm gió.
Hiện nay, các phương pháp mô phỏng bằng máy tính đã được sử dụng để thiết kế và thử nghiệm hàng ngàn mô hình thay đổi nhau một cách nhanh chóng, do đó đã làm cho đường hầm gió trở thành lỗi thời trong các hãng không gian hiện đại.
Tuy nhiên với bất kỳ mô hình nào, sự mô phỏng chỉ đúng nếu những thông số cơ sở của nó là đúng. Nếu các thông số đó không chính xác thì mô hình sẽ không bắt chước đúng hoạt động của hệ thống thực mà nó đang mô phỏng.
SRAM. : bộ nhớ truy cập ngẫư nhiên tĩnh(ram tĩnh), cấu tao từ các bistable 2 trạng thái bền bằng transtro lưỡng cực hay mos để lưu trữ các bit.(khi có điện),có thể truy nhập bằng nhiều lệnh truy nhập dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp. khác với Dram (ram động), do tích điện vào tụ để giữ trạng thái của bit mà tụ có dòng điện rỉ thường xuyên nên phải làm tươi đề phục hồi trang thái logic, tuy nhiên lại có cấu tạo đơn giản hơn một bistable của Sram rất nhiều.
Một bistable gồm 6 MOS của Sram.
.
SINGLE : đơn, một
Sbr : set bit in register - đặt bit vào một thanh ghi bình thường
Sbi ( set bit in I/O register - đặt bit lên thanh ghi i/o)
SBRT - sub-routine :chỗ bắt đầu thủ tục con
SOUT( serial output): cổng ra nối tiếp
SIN( serial input): cổng vào nối tiếp
SCL(serial clock): xung nhịp nối tiếp
SDA( serial data ): dữ liệu nối tiếp
SUM : tổng cộng
SPI : serial peripheral interface- mạch ghép nối ngoại vi nối tiếp, là mạch lien kết dữ liệu nối tiếp đồng bộ cho phép bộ điều khiển truyền thông với các thiết bị ngoại vi.
Specific : chỉ định, đặc tả, chỉ rõ, ghi rõ, định rõ, xác định, đặc điểm kĩ thuật.
String : chuỗi -m ột sêri có trình tự các biểu tượng kí tự số và chữ được chọn từ một thiết lập xác định tr ước . vdụ: Σ = {0, 1}
Shift : dịch chyển
Đây cũng là một lệnh trong ngôn ngữ Assembly dùng để dịch chuyển một bit sang trái hay sang phải
SHIFTIN/OUT : dịch vào trong /ra ngoài
Subroutine : thủ tục con, thường trình con
SPIN( serial perinpheral interface bus): là một đường truyền dữ liệu nối tiếp đồng bộ thiết kế bởi Mtorola, hoạt động song công hoàn toàn. Các thiết bị truyền thong tin ở chế đô
chủ/tớ trong đó thiết bị chủ khởi chạy cơ cấu dữ liệu. Các thiết bị tớ đa hợp sẽ hoạt động theo sau qua các đường truyền chọn chip riêng biệt.
SPI bus phân biệt đối với 4 loại tín hiệu logic
SPIN SCLK-Serial clock( xuất từ tầng chủ)
MOSI/SIMO- master out put, slave input( xuất ra từ tầng chủ)
MISO/SOMI-master input, slaver output( xuất ra từ tầng tớ)
SS -selection signal :tín hiệu lựa chọn
-slaver select( chọn ở tầng tớ , kích hoạt ở mức thấp; xuất ra từ tầng chủ)
SDI-serial data in: dữ liệu vào nối tiếp
SDO- serial data out : dữ liệu ra nối tiếp
SQR –square : bình phương
SQRT – square roots : căn bậc 2
vdụ: SPI bus( 1 tầng chủ, 3 tầng tớ)
steppulse xung bước (có thể điều chỉnh số xung phát ra theo từng nhịp)
stepmotor motor bước (có thể chỉnh góc quay theo từng nhịp)
STN :
Stat - status : tạng thái
Sys –system : hệ thống
T
Take up : chiếm
Tadin :
Tone : âm sắc
TOP – thermal over protector : bảo vệ quá nhiệt.
TP – test Point : điểm thử
TPZ –trapezoid : hình thang
Turbo mode : chế độ quay
TSD – thermal shut down : cắt nhiệt
TXE
TX (transmission or transmit): trong truy ền thông d ữ liệu , điện bao1, …là phát dữ liệu .
TTLTX1(transitor- transittor logic TX1) : phát dữ liệu theo logic transtor-transtor
Tx1(rs232/xport channel 1, transmit data output): cổng rs232 kênh 1 xuất dữ liệu
TIM (Timer) : bộ định thời, bộ đếm tăng từng giá trị một theo xung giữ nhịp, dung để phân chia khoảng thời gian.
Target device : thiết bị đích, dung để chỉ bộ xử lí trên hệ thống đích đang cần thử nghiệm và hoàn thiện.
Text editor : trình soạn thảo
Trim = strip : dịch chuyển một chuỗi đi một khoảng trắng từ vị trí đầu, cuối hay cả hai
U
UART(universal asynchronous receiver transmitter): bộ thu phát không đồng bộ
Udelay - Unitdelay : làm trễ tính theo từng đơn vị thêm vào.
Up : trên , tăng
ULTRA- HI SPEED : tốc độ cực cao
Unit : đơn vị
UNISERVAL : tổng quát , tổng hợp , đa năng
UN-REGU : không ổn định
V
VAR- Variable : biến
Vbb(battery backup voltage): nguồn pin dự phòng
VCXO – voltage controlled Xtal Oscillator : dao động thạch anh điều khiển bằng điện thế
VAL- value : giá trị, trị số
:
Typical supply pin labeling
BJT
FET
VCC VDD V+ VS+ Positive supply voltage
VEE VSS V− VS− Negative supply voltage
tuỳ thành phần cấu tạo nên IC mà các chân nguồn của IC có tên gọi phân biệt.
vd: thành phần cấu tạo là BJT(bipolar junction transtor) thì Vcc là collector voltage (+) và Vee là emitter voltage (-) nên cực + của IC là Vcc và cực - của IC là Vee.
FET thì Vdd (+) là điện áp máng (drain source), Vss(-) là điện áp nguồn (source voltage).
Volume( VOL) : âm lượng, bộ đĩa.
Z
ZeroPrint : in ra số 0
W
W : word - từ (2 byte = 16bit)
Waittx – wait Transmit : chờ cho đến khi có thông tin chuyển đến
Word access : truy xuất từ
Wrttime : (write time) thời gian ghi.
Microprocessors
4-bit
8-bit
16-bit
24-bit
31-bit
32-bit
48-bit
64-bit
128-bit
Applications
8-bit
16-bit
31-bit
32-bit
64-bit
Data Sizes
4-bit
8-bit
16-bit 32-bit 64-bit 128-bit
nibble byte octet word dword qword
Word/ dword/qword:
Word là thuật ngữ đơn vị dữ liệu tự nhiên sử dụng trong một thiết kế máy tính riêng biệt. Từ có một kích cỡ cố định của một nhóm các bits liên hệ với nhau trong máy. Số các bit trong một từ (kích cỡ) là một đặc tính quan trọng của kiến trúc máy tính. Kích cỡ word(từ) cũng là của các thanh ghi chính, một lượng dữ liệu chuyển đổi giữa các phần xử lí và hệ thống bộ nhớ hay địa chỉ xác định các vị trí nhớ …đa số là một từ.
Dword (double word) :từ kép-gấp đôi kích cỡ word
Qword (quadword-quadruple word): kích cỡ gấp 4 lần word
Figure 2
nếu muốn xem rõ hơn thì vào đây :
http://www.picvietnam.com/forum/show...1001#post11001
Comment
-
di+
Altitude độ cao so với mực nước biển
Boots mode chế độ tự mồi
Commission chức năng, nhiệm vụ
Dielectric strength độ bền điện môi
Draft bản phác thảo
Fuse disconnecting switches cầu chì ngắt mạch
Fault hư hỏng
Humidity độ ẩm
Identification (id) căn cước
Indicate chỉ thị
Loop closure vòng kín ( mạch kín hoạt động tốt)
Mains off thường tắt
Manual thủ công , thao tác bằng tay
Multimeter
Nominal voltage điện áp danh định
NA ( not applicate) không cấp được
NO ( normally open) thường hở
NC (normally closed) thường đóng
Negative polarity ngược cực
Over load quá tải
Operate hoạt động , vận hành
Preliminary sơ bộ
Plant thiết bị
Pair double couple đôi, cặp
Power factor hệ số công suất
Rectifier bộ chỉnh lưu/ tách sóng
Sesmic proof địa chấn
Synoptic khái quát
Storage lưu kho
Site vị trí, bề mặt, nơi chỗ
..................
hoan nghênh những edit đúng
Comment
-
Auxiliary phụ trợ
Antistatic bag túi chống tĩnh điện
Capable / stand for chịu được
Concerned product sản phẩm lien quan
Cell ô/ pin
Charge/discharge nạp/ xả điện
Come on / go off hoạt động/ tắt
E.S.D (electrostatic discharge) phóng tĩnh điện
Flat phẳng
File đệ trình một hồ sơ…
Inlet / outlet lối vào/ra
Load shedding mất tải
Mains mạng điện lưới AC đa dụng (100V-240V- 50/60Hz)
USA > holdhouse electricity, domestic power, AC power
Canada > hydroelectric.
Maintenance bảo dưỡng
Neutral trung tính
Present xuất hiện, hiện diện
Precaution phòng hộ
Rack cơ cấu
Subrack bộ phận cấu thành
Sealed lead-acid battery acquy axit niêm chì
Subsidiary phụ tùng, phụ kiện
Unobstruct thông suốt
Ventilate thoáng
Via thông qua
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi thetungBạn cho qua cái Tờ ri gơ Sờ mít ấy ......
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
16-12-2024, 11:26 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nguyendinhvanCó gì mà khó ?
Răn cưa vuông đây
...-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
15-12-2024, 23:36 -
-
Trả lời cho hỏi về tụ điệnbởi ndp62Chữ " VENT" không phải là tên hãng sx tụ đâu ,vó thế là 1 ký hiệu liên quan tụ lowesr ?
-
Channel: Điện thanh
15-12-2024, 18:24 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi bqvietTrừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 22:02 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi namlangnhoE thử 3 cái nguồn nó đều giống nhau. Nên e làm tiếp địa luôn.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 19:58 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi mèomướpDạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 18:51 -
-
bởi namlangnhoXin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 00:12 -
-
bởi Manh.n.trCác bác cho em hỏi cách điều chế xung răng cưa sang xung vuông với ạ. Em đang thấy khó ạ...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
13-12-2024, 20:46 -
-
Trả lời cho hỏi về thiết kế mạch tuần tự trên proteusbởi Hatruong1309
-
Channel: Hỗ trợ học tập
12-12-2024, 00:33 -
-
bởi Hatruong1309Cho e hỏi là phần chân X thì nối cái j thì mạch mới chạy được ạ và kiểm tra đúng sai kiểu j ạ
Đề bài thiết kế mạch dãy đồng bộ nhận biết dãy tín hiệu vào ở dạng nhị phân được đưa liên tiếp ở đầu vào X và được đồng...-
Channel: Hỗ trợ học tập
12-12-2024, 00:33 -
Comment