Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bandwidth

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • bandwidth

    bạn nào có thể cho mình biết: băng thông,băng thông rộng, băng thông hẹp là sao không.

  • #2
    Chịu khó đọc tiếng Anh nha bồ. Đây là định nghĩa:

    1) In electronic communication, bandwidth is the width of the range (or band) of frequencies that an electronic signal uses on a given transmission medium. In this usage, bandwidth is expressed in terms of the difference between the highest-frequency signal component and the lowest-frequency signal component. Since the frequency of a signal is measured in hertz (the number of cycles of change per second), a given bandwidth is the difference in hertz between the highest frequency the signal uses and the lowest frequency it uses. A typical voice signal has a bandwidth of approximately three kilohertz (3 kHz); an analog television (TV) broadcast video signal has a bandwidth of six megahertz (6 MHz) -- some 2,000 times as wide as the voice signal.
    2) In computer networks, bandwidth is often used as a synonym for data transfer rate - the amount of data that can be carried from one point to another in a given time period (usually a second). This kind of bandwidth is usually expressed in bits (of data) per second (bps). Occasionally, it's expressed as bytes per second (Bps). A modem that works at 57,600 bps hastwice the bandwidth of a modem that works at 28,800 bps. In general, a link with a high bandwidth is one that may be able to carry enough information to sustain the succession of images in a video presentation.

    It should be remembered that a real communications path usually consists of a succession of links, each with its own bandwidth. If one of these is much slower than the rest, it is said to be a bandwidth bottleneck.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi thelam Xem bài viết
      Chịu khó đọc tiếng Anh nha bồ. Đây là định nghĩa:

      1) In electronic communication, bandwidth is the width of the range (or band) of frequencies that an electronic signal uses on a given transmission medium. In this usage, bandwidth is expressed in terms of the difference between the highest-frequency signal component and the lowest-frequency signal component. Since the frequency of a signal is measured in hertz (the number of cycles of change per second), a given bandwidth is the difference in hertz between the highest frequency the signal uses and the lowest frequency it uses. A typical voice signal has a bandwidth of approximately three kilohertz (3 kHz); an analog television (TV) broadcast video signal has a bandwidth of six megahertz (6 MHz) -- some 2,000 times as wide as the voice signal.
      2) In computer networks, bandwidth is often used as a synonym for data transfer rate - the amount of data that can be carried from one point to another in a given time period (usually a second). This kind of bandwidth is usually expressed in bits (of data) per second (bps). Occasionally, it's expressed as bytes per second (Bps). A modem that works at 57,600 bps hastwice the bandwidth of a modem that works at 28,800 bps. In general, a link with a high bandwidth is one that may be able to carry enough information to sustain the succession of images in a video presentation.

      It should be remembered that a real communications path usually consists of a succession of links, each with its own bandwidth. If one of these is much slower than the rest, it is said to be a bandwidth bottleneck.
      Bác biết tiếng Anh sao không dịch ra luôn đi

      Comment


      • #4
        Bandwidth thường thấy trong thuật ngữ về tin học:
        - Là dung lượng download (và/hoặc upload) cho phép, ví dụ với hosting nói bandwidth 5GB/tháng có nghĩa là trong 1 tháng dữ liệu tải về từ (hoặc up lên) host đó không được quá 5GB.
        - Là độ rộng của đường truyền dữ liệu: ví dụ 1536/512 kbps có nghĩa là trong 1 giây lượng dữ liệu download không quá 1536 kb và upload không quá 512 kb

        Về bandwidth trong điện tử thì bạn đọc bài của bạn thelam ở trên. Tôi nghĩ để làm điện tử phải có vốn tiếng Anh tối thiểu để đọc những bài viết như vậy.
        Last edited by zeroFILL; 10-12-2007, 08:50.

        Comment


        • #5
          Nếu biết thì ghi ra cho người ta hiểu luôn đi +__+

          Lấy ví dụ băng thông trong điện tử đại khái là thế này. Một kênh nào đó phát tín hiệu đi trong khoảng tần số từ 2000 khz tới 2100 khz thì băng thông của nó là 2100 - 2000 = 100 khz

          Comment


          • #6
            Bandwidth có thể hiểu như bạn omeruby, ngoài ra vì bandwidth có liên quan trực tiếp đến tốc độ truyền dẫn (mỗi ký tự tương ứng với một số chu kỳ tín hiệu) nên bandwidth còn được dùng theo nghĩa này (như bạn zeroFILL giải thích). Cả hai cái này đều được nói rõ trong cái definition của bạn thelam rồi (phải chịu khó đọc thôi ^_^ )

            Còn về băng thông rộng và băng thông hẹp thì mình đoán là bạn lấy từ broadband và baseband há? Broadband hiểu là sóng đã được điều chế lên tần số cao còn Baseband là sóng chưa điều chế. Lấy ví dụ trên đường dây điện thoại nhà bạn thì baseband có thể coi như cái sóng của điện thoại analog, còn broadband là sóng chứa dữ liệu Internet của bạn (bởi vì khi bạn dùng ADSL thì thông tin số sẽ được mã hóa và điều chế lên sóng mang analog tần số cao và truyền trên dây thoại)

            Comment


            • #7
              Đây là thuật ngử tiếng anh từ trong tự diển về truyển thông năm 2001:


              BANDWIDTH: The difference in frequency between the the top end of the channel and the bottom end. A good example of bandwidth is sound. Most people's ears can hear the vibration ranged from 20 Hz to 17,000 Hz. The total bandwidth that the human ears can hear is 17,000 Hz - 20 Hz = 16,980 Hz. This is the range or bandwidth of human hearing.

              Đây là phần dịch:

              Băng thông: là sự khác biệt về tần số giửa tần số cao nhất và tẩn số thấp nhất của kênh thông tin. Một ví dụ tốt là âm thanh. Hầu hết lổ tai của mọi người có thể nghe được rung động từ 20 chu kỳ/giây cho tới 17,000 chu kỳ/giây. Tổng cộng băng thông mà lổ tai con ngưởi có thể nghe được là 17,000 chu kỳ/giây - 20 chu kỳ/giây = 16,980 chu kỳ/giây. Đây là giải tần số hay băng thông mà con người có thể nghe được.


              Tôi không hiểu bạn muốn nói gì với từ " băng thông rộng" hay" băng thông hẹp" và trong lỉnh vực nào, nhưng tôi có thể chỉ bạn với cái tôi biết. Theo nhửng suy nghỉ chung, danh từ băng thông rộng hoặc hẹp tùy thuôc rất nhiều vào dạng dử kiện và phương pháp kết nối (combine method) các dử kiện đó lại với nhau trước khi được truyền đi xa. Tôi cho bạn một thí dụ. Khi các công ty điện thoại quốc tế muốn truyền nhiều cuộc điện đàm từ Viêt Nam qua Hoa Kỳ cùng một lúc theo đường dây cáp quang duới biển hoặc vệ tinh truyền thông (Communication Satellites), các cuộc điện đàm này sẻ được mả hóa (digitized), và kết nối với nhau, rồi được truyền đi như một tín hiệu duy nhất. Nhưng băng thông dành cho tín hiệu duy nhất này sẻ lớn hơn gấp nhiều lần băng thông dùng để truyền một cuộc điện đàm. Các kênh truyền hình củng đuợc xử lý tương tự như vậy. Băng thông dùng để truyền một kênh truyền hình có thể đuợc sử dụng để truyền hàng ngàn cuộc điện đàm cùng một lúc. Vì vệ tinh viển thông sử dụng sóng cực ngắn (microwave) cho nên một kênh truyền hình chỉ chiếm một phần nhỏ băng thông mà các vệ tinh viển thông này có thể truyền tải. Cho nên từ băng thông rộng hay hẹp củng chỉ có tính cách tương đối mà thôi vì nó tùy thuộc vào tần số và dạng tín hiệu.

              Trong lỉnh vực truyền thông (Telecommunication) qua đường dây điện thoại, với các phương pháp mả hóa(coding) khác nhau, số lượng dử kiện(data) truyền qua các cặp dây xoắn(twisted-pairs) có thể đạt được tốc độ từ thấp(narrow bandwidth, băng thông hẹp) như qua modem thường gắn trong máy tính, cho tới rất cao(wide bandwidth or broadband, băng thông rộng) bằng cách sử dụng nhửng thiết bi chuyên nghiệp và các phương pháp mả hóa đặc biệt dựa trên nhửng tiêu chuẩn quốc tế, như DSL, ADSL, HDSL, HDSL2, HDSL4, GSHDSL, hoặc VHDSL.

              PS: Biết đọc và hiểu được tiếng Anh là một lợi diểm rất lớn bất kể là bạn theo học ngành nào bởi vì hẩu hết mọi thứ tài liệu của hàng nhập cảng, dù là thiết bị điện tử hoặc máy móc công nghiệp, đều đuợc viết bằng tiếng Anh. Kể cả trên mạng. Biết thêm thứ gì củng đều tốt cả. Chúc bạn thành công.

              Comment


              • #8
                Đơn giản là:băng thông là dải tần số.Dải tần rộng là băng thông rộng,hẹp là băng hẹp.

                Comment


                • #9
                  Đối với khuếch đại điện tử, băng thông là dải tần mà mạch khuếch đại có thể làm việc được. Thường được tính từ khi hệ số khuếch đại bị suy giảm 3 dB.

                  Các bộ khuếch đại âm tần thường có băng thông rất rộng, nghĩa là không chọn lọc trong suốt dải nghe được của âm thanh. (khoảng từ 16 kHz đến 40 kHz tùy theo chất lượng của thiết bị, mặc dù tai người ta chỉ nghe được tối đa đến 20 kHz thôi)

                  Các bộ khuếch đại thị tần (video) có băng thông rộng nhất, từ DC đến vài mega Hezt.

                  Riêng các bộ khuếch đại cao tần dùng mạch cộng hưởng có băng thông khá hẹp. Hẹp ở đây nói theo nghĩa tương đối, tức là các bác lấy độ rộng băng chia cho tần số trung tâm.

                  Tuy nhiên trong lĩnh vực cao tần, băng thông của từng ứng dụng cũng có phân biệt rộng hẹp khác nhau. Tùy thuộc vào tín hiệu cần chuy63 tải có dải tần như thế nào, mà phải có băng thông tương ứng. Băng thông hẹp sẽ có độ chọn lọc tốt, tránh được nhiễu của những đài phái xung quanh, nhưng lại không truyền được tín hiệu có dải tần cao. Ngược lại băng thông rộng độ chọn lọc kém hơn, nhưng tín hiệu truyền đi sẽ trung thực hơn, truyền được tín hiệu có dải tần rộng hơn.

                  Để điều chỉnh băng thông của mạch khuếch đại cao tần, người ta thiết kế các bộ lọc cộng hưởng LC có hệ số phẩm chất khác nhau. Băng thông hẹp cần hệ số phẩm chất Q cao. Khi cần độ chọn lọc rất cao, người ta có thể dùng các bộ lọc tinh thể như thạch anh chẳng hạn... thay cho các mạch LC kinh điển.

                  Băng thông rộng Q thấp. Muốn băng thông rộng mà vẫn có Q cao hoặc độ chọn lọc cao, người ta thường dùng các bộ cộng hưởng hỗn hợp có tần số cộng hưởng được chỉnh lệch nhau.

                  Comment


                  • #10
                    Băng thông là khoảng tần số mà tín hiệu chiếm giử, hay là khoảng tần số tối đa mà đường truyền có thể cho tín hiệu đi qua.
                    Băng rộng hay hẹp còn tùy vào cái mốc mà ta xét nữa.

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    windpro Tìm hiểu thêm về windpro

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X