Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về mạch Nguồn 78xx

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về mạch Nguồn 78xx

    cho em hỏi là

    Dùng 7805 và 7905 để tạo mạch nguồn +/- 5V thì mình có được phép lấy đầu ra của 7805 và 7905 để làm nguồn +10 V ko ? Tức là có được coi đầu -5V là GND của 1 mạch khác sử dụng nguồn 10 V đó ko?

  • #2
    Theo tôi thật ra 78xx và 79xx là IC ổn áp giữ cho đầu ra luôn ở mức 5V DC. Bạn có thể cấp nguồn DC với điện thế bất kỳ cho 78 và 79 với 1 điều kiện là dòng phải dưới 1A.À mà GND khác điện âm à nha.GND chưa chắc âm mà theo định nghĩa nó là mass đừng nhầm.

    Comment


    • #3
      xin loi minh cung moi tap tanh lam dien tu,cho minh hoi 7805 va 7905 pin nao vao pin ra pin nao mass,ai co the giup minh dc k,xin cam on truoc

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi BAO AN Xem bài viết
        xin loi minh cung moi tap tanh lam dien tu,cho minh hoi 7805 va 7905 pin nao vao pin ra pin nao mass,ai co the giup minh dc k,xin cam on truoc
        ... bác xem hình bên dưới, 7805 và 7905 có sự khác nhau giữa pin In và pin GND...
        Attached Files

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi gà điện tử Xem bài viết
          cho em hỏi là

          Dùng 7805 và 7905 để tạo mạch nguồn +/- 5V thì mình có được phép lấy đầu ra của 7805 và 7905 để làm nguồn +10 V ko ? Tức là có được coi đầu -5V là GND của 1 mạch khác sử dụng nguồn 10 V đó ko?
          ... níu coi đầu -5V là GND của một mạch khác thì được...
          Attached Files

          Comment


          • #6
            Cho em hỏi chút nữa về mạch nguồn



            1/ Như trên hình thì các điểm A=C, E=G=I, B=D=U=F=H=J. Vậy thì
            a) Vị trí các linh kiện có thể đổi chỗ cho nhau phải ko ạ? (C1 và C2, C3 và C4 và R1)
            b) Đầu ra bộ nguồn lấy từ I, J hay ngay từ E và U đều chẳng khác gì nhau ? Em đoán là ko phải vì nếu thế thì cần tụ C3, C4 làm gì? Nhưng rõ ràng là E, G, I có thể chụm lại thành 1 điểm, và U,F,H,J cũng thể. Hay là do các tụ C3, C4 ảnh hưởng tới toàn bộ đoạn mạch sau 7805?
            2/ Giá trị các tụ điện – cả tụ thường và tụ hóa - càng to càng tốt ? (Tức là ko có ảnh hưởng gì xấu tới hoạt động của mạch?)

            3/ tác dụng của tụ thường C2 và C4 ? Tác dụng của R1 ? (có mạch nó mắc R1 vào đầu ra như thế em ko hiểu để làm gì)

            4/ 1 chuyện kinh hoàng xảy ra với em: em mắc mạch y nguyên thế kia. Đo áp vào con cầu là 9 VAC thì liền sau con cầu là 2,8 VDC . Có chuyện sụt áp kinh khủng vậy ko các bác?

            Comment


            • #7
              4/ 1 chuyện kinh hoàng xảy ra với em: em mắc mạch y nguyên thế kia. Đo áp vào con cầu là 9 VAC thì liền sau con cầu là 2,8 VDC . Có chuyện sụt áp kinh khủng vậy ko các bác?
              =)) Chuyện thường thôi, anh đã gặp nhiều chuyện còn "kinh hoàng" hơn nhiều.

              Các câu hỏi khác chờ bác khác trả lời, không tối về rảnh mình giải đáp cho. Hỏi hay đó, có trí tìm hiểu ghê!

              Comment


              • #8
                1a. Điện thế tại các điểm A=C, E=G=I bằng nhau, nên bạn có thể đổi chỗ các tụ ấy được, nhưng không nên. Tụ hóa có điện dung cao hơn nên thường để trước để san bằng điện áp "nhấp nhô" trước. Sau chỉnh lưu thì điện áp đã là 1 chiều nhưng chưa phẳng, cần tụ có điện dung lớn để san bằng phần đó. Nếu để một con tụ có điện dung nhỏ thì gần như chẳng có tác dụng. Hay đơn giản là con C1, C3 lọc nhiễu ở tần số thấp, còn C2, C4 lọc ở tần số cao (tùy thuộc vào giá trị nội trở của tụ nữa). Tớ chẳng hiểu con R1 lắp thế để làm gì, mạch 7805 này không cần tải giả. Có chăng nối tiếp với R1 phải có một con LED.
                1b. Đầu ra lấy ở 2 điểm đó thì chẳng khác gì nhau về lý thuyết. Nhưng thực tế thì nên để tụ càng gần tải càng tốt.
                Tụ C3, C4 ảnh hưởng đến toàn bộ mạch sau 7805.
                2.Thái quá bất cập, to quá đều không tốt . Tớ giả sử con C1 rất lớn, thì ngay khi bạn cắm nguồn do điện dung của tụ lớn, dòng nạp tụ lớn làm đi ngay con cầu. Nếu tụ quá nhỏ thì thì ý nghĩa lọc, "trữ điện" của nó chẳng còn ý nghĩa.
                Giá trị của tụ điện tùy thuộc yêu cầu tải của bạn. Giá trị điện dung đuợc quyết định bởi du/dt.
                3. Như câu 1, hay con R1 để thêm tí nhiệt cho ấm nhỉ, trời đang lạnh
                4. Bạn bị nhầm footprint rồi mặc dù SCH đúng. Đầu vào của con cầu ấy là chân 2,3. Còn đầu ra là 1,4 cơ.

                Đã dính đến công suất thì phải khói lửa mới vui

                Comment


                • #9
                  Cám ơn 2 bác đã trả lời
                  Nhưng em vẫn ko hiểu tại sao mắc song song mà lại có khái niệm trước sau?? Theo em nghĩ đã là song song thì “mức ưu tiên” phải là như nhau chứ?

                  Vì tốc độ của dòng điện là 3.10^8 m/s, vậy trong mạch của em mấy con tụ cạnh nhau cách nhau có 0,5 cm thì hoàn toàn có thể coi như dòng điện/điện áp sẽ tác dụng tới 2 tụ cùng 1 lúc. Vậy thì 2 tụ trước 7805 sẽ “tác động” đồng thời chứ? Đâu thể lý giải là tụ mắc song song gần nguồn sẽ được tác động trước?

                  Tụ hóa em biết để là phẳng điện áp, nhưng đấy là nó xử lý điện áp 1 chiều mà, sao lại có tần số thấp tần số cao? Hay ý bác là tần số “nhấp nhô” của áp sau con cầu?

                  Còn tụ thường thì đúng là có tác dụng với áp xoay chiều nhưng sau Cầu diode thì nó có tác dụng thế nào ạ?

                  Em cũng nghe ai nói là nó để lọc nhiễu, chống xung nhọn gì gì ấy. Bác nào biết thì bảo em với, bác Hòa nói thế thì chung chung quá

                  Còn con cầu này em lấy ở OrCad ra mà, nó là con DB101, nó ghi sẵn 1,2,3,4 ở các chân em cũng chả biết footprint đúng là thế nào

                  Comment


                  • #10
                    Em search thấy trang này có nói nhiều về nguồn 78xx, 79xx
                    http://www.elecfree.com/electronic/tag/7805/page/2/

                    Trong trang này em thấy 1 cái ảnh to của nguồn DC điều chỉnh được điện áp ra +/- 5V đến +/- 25 V dùng 7805 và 7905. Thật lợi hại!


                    Tại sao C7, C8 của nó lại lấy bé thế nhỉ (0.02uF)? Nếu thay 0.1uF vào thì sao? Sao ko thay 0.1uF vào cho đồng bộ???
                    Last edited by opendoor2507; 04-02-2008, 22:53. Lý do: Ảnh to quá

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi gà điện tử Xem bài viết
                      Cho em hỏi chút nữa về mạch nguồn

                      .... ?
                      1. Tại sao lại phải mắc cả tụ hóa và tụ gốm song song vào mạch lọc (ở trước và sau IC ổn áp)?
                      Tụ hóa: dùng lớp hóa chất điện ly giữa các bản cực làm chất cách điện. Ưu điểm: có thể cho điện dung lớn với kích thước linh kiện tương đối nhỏ, và giá thành rẻ so với các phương pháp dùng lớp cách điện truyền thống (gốm, giấy, không khí v v...). Nhược điểm: 2 bản tụ có cực tính âm dương khác nhau, nếu mắc ngược sẽ làm hỏng lớp hóa chất ---> hỏng tụ; Không có tác dụng gì với các dao động tần số cao.
                      Do đó, cần phải mắc song song với nó một con tụ gốm điện dung nhỏ để loại các dao động tần số cao.

                      2. Vị trí của các tụ lọc này như nào (thứ tự các tụ, khoảng cách tới IC)?
                      Các dao động tần số cao nói trên ở đâu ra? - Nó sinh ra trong bản thân IC 78xx (chi tiết của quá trình này xin trình bầy vào dịp khác). Vì vậy con tụ gốm lọc xung cao tần cần cấy càng sát chân lối vào và lối ra của IC 78xx càng tốt. Tụ hóa để sau và khoảng cách thì có thể tùy chọn cho hợp lý với cách bố trí mạch (do kích thước tụ này thường *** nên bố trí cho hợp lý về mặt không gian).

                      3. Có phải mắc tụ lọc càng to càng tốt?
                      Không phải thế. a) Vì lý do kinh tế, giá thành tụ hóa thường đắt so với các linh kiện khác, và điện dung càng cao thì càng đắt. Tính toán cho hợp lý với công suất tiêu thụ là điều nên làm. b) Tụ hóa ở sau IC ổn áp không nên cao quá (thường bằng 1/5, hoặc 1/10 giá trị tụ lọc nguồn ở trước IC), vì lý do khi cấp điện ban đầu dòng nạp vào tụ có thể rất lớn dẫn tới cháy IC (cái này phamthaiHoa đã nói). Hơn nữa, lúc ngắt điện có khả năng xảy ra hiện tượng phóng ngược, điện tích từ tụ này có thể chảy ngược qua IC, làm cháy IC (chính vì lý do này nên trong thiết kế đầy đủ người ta thường mắc một con diode theo chiều từ chân lối ra đến chân lối vào của 78xx).

                      4. Vấn đề trở tải. Cái này xin chỉ nói theo cảm tính. Có trở tải mạch sẽ hoạt động ổn định và bền hơn. Tất nhiên sẽ "tốn điện" hơn.

                      5. "Chuyện kinh hoàng": 9Vac, sau khi nắn lọc còn 2.8Vdc?
                      Có hai khả năng, một như phamthaihoa đã nêu, do bạn xác định sai chân con đi ốt nắn cầu. Khả năng thứ 2, do bạn dùng biến áp không đủ dòng, dẫn tới sụt áp khi có tải. Nên nhớ dòng tĩnh khi chưa có tải của con 78xx cũng không nhỏ.

                      Comment


                      • #12
                        Tiện thể em nhờ các bác giải thích giúp cái mạch trong link
                        http://www.elecfree.com/electronic/w...c-78057905.jpg
                        (bài #10 của em). Nắm rõ vẫn hơn.

                        Em định làm mạch nguồn, nhưng mỗi lần muốn thay áp ra mới lại phải dùng con 78xx khác Bây giờ có cái mạch này thì đỡ quá, lên tận 50 V DC còn gì

                        Nhưng đầu ra con biến áp của em chỉ có 0-24 VAC, liệu dùng mạch kia với 3 mức 0, 12, 24 được ko? (để tạo áp ra từ +/-5 đến +/-12V í)

                        Mà em muốn thay các tụ C5,6,7,8 lên chục lần cho đỡ phải mua mới được ko?
                        Các bác giúp em với, nếu ổn thì em làm

                        Nếu có mạch khác hay hơn thì cho em luôn nhé

                        Comment


                        • #13
                          C5 + C6 bạn có thể thay 10u , C7 + C8 = gốm xanh 103 2A
                          mạch trên hình bạn đưa ra chỉ chạy tải dưới 1A , vì con 78xx chỉ đủ khả năng cấp dòng đến <1A . Nếu muốn dùng nguồn trên để chạy luôn DC thì bạn nên mắc BJTcông suất (B688..) , lắp thêm cái fan cho nguồn trên thì càng tốt , vì fan cũng chạy áp 12v , lại làm mát tốt cho 78xx + BJT . Nhớ dùng Biến áp loại 5A , chứ BA nhỏ thì coi như bạn thiết kế nguồn như thế cũng ko công

                          Comment


                          • #14
                            Em hỏi tiếp với

                            Vậy cái Biến áp ghi 2A, 3A, 5A thì nghĩa là sao ạ? Đó có phải là dòng xoay chiều max mà mạch thứ cấp biến áp có thể cấp?
                            Tại sao cùng 1 cấp điện áp mà có biến áp ghi 2A, Biến áp ghi 5A?? Vậy nói tới nguồn nghĩa là nói tới cả dòng và cả áp???
                            Như trên Adapter thì có ghi là 300mA hoặc 500mA...

                            Nhưng nhiều trường hợp em thấy nó chỉ nói tới 1 trong 2 (VD trên pin tiểu 1.5V, 9V hay pin đồng hồ thì chỉ ghi 1.5V, 9V... Vậy "dòng của nguồn" thì tính thế nào? Lại VD như :"muốn LED sáng thì ta cấp dòng 2 - 10mA cho nó" (em ko nhớ rõ số lắm). Tại sao nó ko nói cấp 1V, 2V... vào 2 chân LED???

                            Có phải đấy là khái niệm nguồn dòng? nguồn áp?

                            Và mạch 78xx sau khi chỉnh lưu bằng cầu thì có phải ta lại được áp DC và dòng DC?? Áp DC sau cầu = 0.9 VAC max? còn giá trị dòng DC??

                            Nếu mạch nguồn 7805 hay 7806...,7824 em đều dùng Biến áp 5A, tụ hóa 4700uF trước 78xx và 10 uF sau 78xx. Tụ thường đều là 104 thì có ổn ko ạ? Liệu có cháy nổ bốc khói cái gì ko?

                            Nếu ko ổn thì các bác cho em giá trị của tụ mà dùng chung được cho tất cả 78xx từ 05 - 24 (em định làm kiểu rút ra thay vào các 78xx khác nhau cho linh động, đỡ phải hàn)

                            Comment


                            • #15
                              Mình xin gợi ý như sau : 2A, 3A ,5A,...A là dòng điện lớn nhất mà biến áp có thể chịu được( thông thường là phía thứ cấp) với dòng điện khác nhau ta có các công suất khác nhau P= UxIcosphi , khi đó đường kính dây sẽ khác nhau ( dòng lớn cở dây lớn , dòng nhỏ cở dây nhỏ ) lỏi thép cũng khác nhau , lớn dòng lớn , nhỏ dòng nhỏ. mình không biết bạn có học điện không nếu có về xem lại sách đi .Thân Bạn đừng giận nhé mình khuyên thật lòng

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              gà điện tử Tìm hiểu thêm về gà điện tử

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X