Thông báo

Collapse
No announcement yet.

để linh kiện trong mạch có kiểm tra hỏng hóc được không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • để linh kiện trong mạch có kiểm tra hỏng hóc được không?

    em là 1 lính mới đang chập chững bước vào lĩnh vực điện tử.
    theo em biết thì để kiểm tra linh kiện điện tử thì phải tháo con đó ra khỏi bo mạch rồi mới đo.có cách nào kiểm tra nó mà vẫn giữu trong bo không.vì tháo ra ,bỏ vào mất công lắm.
    xin các tiền bối chỉ giáo!

  • #2
    Có thể đuợc nhưng không hề đơn giản chút nào

    Bạn phải nắm thật rõ nguyên lý hoạt động của máy, phân tích mức điện áp cũng như dạng tín hiệu ở các điểm đo thử (test point), sau đó suy ngược và đánh chặn cô lập vùng hỏng, từ đó bằng phương pháp suy luận thu hẹp phạm vi lại nữa, cuối cùng xác định đích xác vị trí linh kiện hỏng

    Lời khuyên : đừng nghiên cứu cái này, không hiện thực đâu, cũng với phương pháp như trên nhưng ta dùng nó để đỡ phí sức dở từng linh kiện ra thì hay hơn nhiều, bạn hiểu chứ. OK

    Chào thân ái.
    Chính thức phát hành mạch điều khiển LED FireStar1
    Yêu mến tất cả anh em dientuvietnam.net

    Comment


    • #3
      Một số linh kiện cho phép để nguy6n trong mạch mà thử. Một số không.

      Nếu anh muốn xác định linh kiện hư mà không cần tháo thì có thể theo các cách sau:

      1/. Nên kiểm tra khi mạch còn đang mang điện. Đo đạc các vị trí cần thiết để khoanh vùng và xác định chỗ hư hỏng, như cách mà anh Thái Thiên Anh nói. Có thể cần phải bơm tín hiệu giả vào để đo đạc hoặc theo dõi đáp ứng.

      Như vậy, những linh kiện nào khi hư sẽ làm cho mạch không thể hoạt động được, thí dụ như bộ chỉnh lưu và tụ lọc đầu nguồn, thì không áp dụng cách này được.

      2/. Đo đạc nguội, dùng Ohm kế: anh phải luôn quan sát mạch xung quanh, xem các linh kiện khác nối tiếp, song song với linh kiện cần đo có ảnh hưởng đến phép đo nhiều hay ít. Có thể dùng phương pháp thay đổi thang đo, để xác định hư hỏng do linh kiện tuyến tính (R) hay phi tuyến (Transistor hay diode). Đôi khi, đo Ohm ở một vị trí có thể xác định cùng lúc 2 linh kiện. Nhưng cũng có khi không đo được, buộc phải tháo ra. Có khi tháo linh kiện cần đo ra để đo. Cũng có khi tháo linh kiện phụ cạnh bên ra để đo linh kiện chính còn trong mạch, nếu linh kiện chính khó tháo quá.

      Trước khi kiểm tra bằng 1 trong 2 phương pháp trên, anh nên xem xét kỹ hiện tượng để có thể phỏng đoán được sơ bộ hư hỏng ở phần nào. Ngoài ra còn có thể quan sát bằng mắt thường, tìm những dấu hiệu lạ như cháy, nổ, phù hoặc xì tụ, ...
      Đối với mạch IC thì chỉ có thể theo phương pháp 1, vì không thể đo nguội bằng đồng hồ Ohm được.
      Đối với những mạch công suất lớn, thì nên theo cách 2, vì nếu cho điện vào có thể làm hư hỏng các mạch khác.
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #4
        cảm ơn hai bạn rất nhiều.Hồi làm mạch OTL đơn,để đo 2 con sò công suất,xem nó có bị chết chưa.Mình lấy đồng hồ đo,để ở thang 100k.lần lượt đo 3 cặp chân,theo kinh nghiệm nếu cả ba cặp kim đều lên hết cỡ là con sò chết,nếu ít nhất 1 trong 3 cặp chân còn trở thì cò hi vọng(tất nhiên vẫn ở trong mạch).không biết mình làm vậy có đúng không.
        @cô nhóc:nếu em thật sự là con gái mà lại giỏi điện tử vậy,anh rất ấn tượng về em đấy.

        Comment


        • #5
          mình mới tìm hiểu về điện tử nên chẳng biết gì cả. nhất là về cách tính chọn các linh kiện cho mạch mong bác nào biết chỉ dùm cái, cảm ơn

          Comment


          • #6
            Theo mình để kiểm tra linh kiện hư mà không tháo ra thì trước nhất bạn phải nắm được nguyên lý hoạt đông của nó sau đó có thể dùng đồng hồ VOM đo nguội hoạt có thể hút chì 1 vài chân của linh kiện đó để tách ra khỏi bo mạch lúc đó sẽ biết chính xác là nó hư hay không . Còn đối với IC thì phải cấp điện áp và kích nhiễu ngỏ vào để kiểm tra ngỏ ra .
            Trần Duy Bảo
            Tel : 0933003112
            Mail :

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi hope3387 Xem bài viết
              cảm ơn hai bạn rất nhiều.Hồi làm mạch OTL đơn,để đo 2 con sò công suất,xem nó có bị chết chưa.Mình lấy đồng hồ đo,để ở thang 100k.lần lượt đo 3 cặp chân,theo kinh nghiệm nếu cả ba cặp kim đều lên hết cỡ là con sò chết,nếu ít nhất 1 trong 3 cặp chân còn trở thì cò hi vọng(tất nhiên vẫn ở trong mạch).không biết mình làm vậy có đúng không.
              @cô nhóc:nếu em thật sự là con gái mà lại giỏi điện tử vậy,anh rất ấn tượng về em đấy.
              Co nhóc là con gái đấy, hùi mới tham gia khi cô nhoccs conf chưa là mò đê rờ thử ( moderator) thì thiên hạ đã bàn tán về cô nhóc nhiều òi
              |

              Comment


              • #8
                hay quá cảm ơn các anh chị em

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                hope3387 Tìm hiểu thêm về hope3387

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X