Thông báo

Collapse
No announcement yet.

xin chỉ giúp về hiện tượng nhiễm điện do cảm ứng?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Bác VVP nói chuẩn rồi, nguyên nhân: Tĩnh điện!

    Bạn tìm các bài vể tĩnh điện và chống tĩnh điện mà đọc!

    Trong diễn đàn này có 1 số bài trong luồng SMT Engineer, thuộc mục Điện Tử Công Nghiệp.

    Tự tìm hiểu rõ bản chất thì sẽ dễ dàng lí giải!

    Nghe ý kiến lung tung rồi tìm hiểu lung tung sẽ rối mù cả lên và cuối cùng thì giống như anh chàng "đẽo cày giữa đường" mất thôi!

    Comment


    • #17
      Nhiễm điện do cọ sát.

      Nguyên văn bởi mrly1205 Xem bài viết
      Tình hình là mình mình có gặp một hiện tượng nhiễm điện như thế này: trong phòng kín dùng máy lạnh,sàn lót gỗ và cửa của căn phòng bằng nhôm,nếu người đi ra đi vào liên tục thì không sao,còn nếu để một thời gian khoảng 1 tiếng thì bị giật khi mở cánh cửa ra vào (cửa bằng nhôm).vậy cho mình hỏi tải sao cửa nhôm lại có thể tích điện được (theo nguyên lý nào) trong phòng dùng máy lạnh? có ai biết giải thích giùm mình với? xin chân thành cảm ơn!!!
      Như các bác ở trên nói đây là hiện tượng TĨNH ĐIỆN thì em cũng không biết cái hiện tượng này nó như thế nào vì em chưa nghe nói có hiện tượng này (mà chỉ có tương tác tĩnh điện).
      Theo em biết thì có 3 hiện tượng nhiễm điện như sau:
      - Nhiễm điện do hưởng ứng.
      - Nhiễm điện do tiếp xúc.
      - Nhiễm điện do cọ sát.
      Theo như bác chủ topic nói thì cánh cửa không tiếp xúc với dây điện hay vật mang điện nào nên hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc bị loại.
      Do cánh cửa cũng không đặt gần vật tích điện nào nên hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng cũng bị loại.
      => Cánh cửa có điện tích và gây giật ở đây là do nó bị nhiễm điện do cọ sát.
      Ở đây cánh cửa nhôm đã tích điện do cọ sát với không khí, do bác dùng máy lạnh, không khí trong phòng (gồm cả bụi bẩn) được lưu thông liên tục cọ sát với cửa + sàn bằng gỗ (cách điện) vì thế cửa đã tích điện và không truyền được điện tích này đi đâu. Vì thế nó sẽ truyền sang người đâu tiên khi tiếp xúc với cửa (để trung hòa điện tích với người). Nếu lượng điện tích này đủ lớn thì sẽ gây cảm giác bị giật nhẹ.
      Theo em đó là lý do vì sao bị giật và chỉ có người đầu tiên bị giật ... (tất nhiên việc người đâu tiên bị giật còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như điện trở của thân người chẳng hạn!)

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi Ck33spkt Xem bài viết
        Như các bác ở trên nói đây là hiện tượng TĨNH ĐIỆN thì em cũng không biết cái hiện tượng này nó như thế nào vì em chưa nghe nói có hiện tượng này (mà chỉ có tương tác tĩnh điện).
        Theo em biết thì có 3 hiện tượng nhiễm điện như sau:
        - Nhiễm điện do hưởng ứng.
        - Nhiễm điện do tiếp xúc.
        - Nhiễm điện do cọ sát.
        Theo như bác chủ topic nói thì cánh cửa không tiếp xúc với dây điện hay vật mang điện nào nên hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc bị loại.
        Do cánh cửa cũng không đặt gần vật tích điện nào nên hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng cũng bị loại.
        => Cánh cửa có điện tích và gây giật ở đây là do nó bị nhiễm điện do cọ sát.
        Ở đây cánh cửa nhôm đã tích điện do cọ sát với không khí, do bác dùng máy lạnh, không khí trong phòng (gồm cả bụi bẩn) được lưu thông liên tục cọ sát với cửa + sàn bằng gỗ (cách điện) vì thế cửa đã tích điện và không truyền được điện tích này đi đâu. Vì thế nó sẽ truyền sang người đâu tiên khi tiếp xúc với cửa (để trung hòa điện tích với người). Nếu lượng điện tích này đủ lớn thì sẽ gây cảm giác bị giật nhẹ.
        Theo em đó là lý do vì sao bị giật và chỉ có người đầu tiên bị giật ... (tất nhiên việc người đâu tiên bị giật còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như điện trở của thân người chẳng hạn!)
        Cảm ơn bạn nhiều nhé.nhưng đến đây nó lại phát sinh một vấn đề mình muốn hỏi nữa là khi cánh cữa cọ xát với bụi trong không khí và cánh cữa được cách điện với nền gỗ nên cánh cữa tích điện,Vậy tại sao người mỡ cữa vẩn đứng trên nền gỗ cách điện đó mà vẫn bị giật ? xin cảm ơn!!!

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi mrly1205 Xem bài viết
          Cảm ơn bạn nhiều nhé.nhưng đến đây nó lại phát sinh một vấn đề mình muốn hỏi nữa là khi cánh cữa cọ xát với bụi trong không khí và cánh cữa được cách điện với nền gỗ nên cánh cữa tích điện,Vậy tại sao người mỡ cữa vẩn đứng trên nền gỗ cách điện đó mà vẫn bị giật ? xin cảm ơn!!!
          Theo mình thì vấn đề này có thể giải thích như sau: Mặc dù người đứng trên sàn gỗ (cách điện) nhưng có thể do tay người có mồ hôi (mặc dù là một lớp rất mỏng) hoặc cơ thể người đó không được khỏe thì đều làm cho điện trở thân người giảm đáng kể và vẫn gây nên cảm giác bị giật.

          P/S: Suy nghĩ trên xuất phát từ việc mình bị cái vỏ cây máy tính giật nhẹ khi chạm tay vào nó (tay mình hơi ướt) nhưng đến khi lau khô tay thì không bị giật nữa. (tất cả quá trình mình chạm tay lúc tay còn ướt và khi đã lau khô tay mình đều ngồi thu chân trên ghế nhựa tức là vẫn cách điện hoàn toàn với các vật khác)

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi Ck33spkt Xem bài viết
            Theo mình thì vấn đề này có thể giải thích như sau: Mặc dù người đứng trên sàn gỗ (cách điện) nhưng có thể do tay người có mồ hôi (mặc dù là một lớp rất mỏng) hoặc cơ thể người đó không được khỏe thì đều làm cho điện trở thân người giảm đáng kể và vẫn gây nên cảm giác bị giật.

            P/S: Suy nghĩ trên xuất phát từ việc mình bị cái vỏ cây máy tính giật nhẹ khi chạm tay vào nó (tay mình hơi ướt) nhưng đến khi lau khô tay thì không bị giật nữa. (tất cả quá trình mình chạm tay lúc tay còn ướt và khi đã lau khô tay mình đều ngồi thu chân trên ghế nhựa tức là vẫn cách điện hoàn toàn với các vật khác)
            Đúng như bạn nói.ở trường hợp chổ mình thì bị giật đa số là phụ nữ (thường điện trở thấp hơn vì da mỏng hơn).nhưng theo mình được biết thì điện giật thì phải có dòng điện chạy qua người,vậy thì trường hợp này dòng điện chạy đường nào được ? nếu biết mong bạn giải thích hộ mình với? vì cái này củng hay gặp bạn ạ? cảm ơn bạn nhiều nhé.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi mrly1205 Xem bài viết
              Đúng như bạn nói.ở trường hợp chổ mình thì bị giật đa số là phụ nữ (thường điện trở thấp hơn vì da mỏng hơn).nhưng theo mình được biết thì điện giật thì phải có dòng điện chạy qua người,vậy thì trường hợp này dòng điện chạy đường nào được ? nếu biết mong bạn giải thích hộ mình với? vì cái này củng hay gặp bạn ạ? cảm ơn bạn nhiều nhé.
              Mình nghĩ thế này: Tuy người cách điện với môi trường xung quanh nhưng vẫn bị giật là do hiện tượng phóng điện (đúng nhất là truyền điện) từ cánh cửa (đã tích điện) sang người (là vật dẫn điện).
              Đây là dòng điện khuếch tán từ nơi có mật độ điện tích cao (cánh cửa) sang nơi có mật độ điện tích thấp (người tiếp xúc), dòng điện khuếch tán này dừng lại khi người và cửa đã trung hòa điện với nhau. Vì lượng điện tích của cánh cửa không lớn nên chỉ bị giật nhẹ rồi hết.
              Điều này bạn có thể thấy khi bạn chạm tay vào một cái tụ điện có điện dung lớn đã được tích điện hay đơn giản hơn là chạm tay vào đầu dây điện của cái bộ phận đánh lửa ở chiếc bật lửa điện (mặc dù bạn cách điện với môi trường nhưng vẫn có cảm giác bị giật).

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi Ck33spkt Xem bài viết
                Mình nghĩ thế này: Tuy người cách điện với môi trường xung quanh nhưng vẫn bị giật là do hiện tượng phóng điện (đúng nhất là truyền điện) từ cánh cửa (đã tích điện) sang người (là vật dẫn điện).
                Đây là dòng điện khuếch tán từ nơi có mật độ điện tích cao (cánh cửa) sang nơi có mật độ điện tích thấp (người tiếp xúc), dòng điện khuếch tán này dừng lại khi người và cửa đã trung hòa điện với nhau. Vì lượng điện tích của cánh cửa không lớn nên chỉ bị giật nhẹ rồi hết.
                Điều này bạn có thể thấy khi bạn chạm tay vào một cái tụ điện có điện dung lớn đã được tích điện hay đơn giản hơn là chạm tay vào đầu dây điện của cái bộ phận đánh lửa ở chiếc bật lửa điện (mặc dù bạn cách điện với môi trường nhưng vẫn có cảm giác bị giật).
                Vâng! cảm ơn bạn đã nhiệt tình trả lời giúp mình.bạn ở tp hcm không? nếu có thì cho mình số phone,khi nào có dịp mời bạn uống cafe nhé.ok?

                Comment


                • #23
                  hiện tượng đó là do tĩnh điện đó bạn.các nước quanh vùng xích đạo mức độ ảnh hưởng tĩnh điện thường không lớn vì không khí thường ẩm,khi bạn bật máy điều hòa thì độ ẩm không khí giảm xuống.đối lưu không khí xuất hiện mạnh khi mới khởi động máy điều hòa dẫn đến sự ma sát không khí bụi bẩn với các thiết bị sinh ra tĩnh điện
                  mình cũng từng 1 thời gian làm bên chế tạo các thiết bị khử tĩnh điện,nếu bạn cần mình sẽ gửi bạn tài liệu

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi hieu-stu Xem bài viết
                    hiện tượng đó là do tĩnh điện đó bạn.các nước quanh vùng xích đạo mức độ ảnh hưởng tĩnh điện thường không lớn vì không khí thường ẩm,khi bạn bật máy điều hòa thì độ ẩm không khí giảm xuống.đối lưu không khí xuất hiện mạnh khi mới khởi động máy điều hòa dẫn đến sự ma sát không khí bụi bẩn với các thiết bị sinh ra tĩnh điện
                    mình cũng từng 1 thời gian làm bên chế tạo các thiết bị khử tĩnh điện,nếu bạn cần mình sẽ gửi bạn tài liệu
                    Cảm ơn bạn Hiếu nhé.bạn làm ơn gửi cho mình tài liệu với ,email của mình là: davidnguyen1205@gmail.com

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi mrly1205 Xem bài viết
                      cảm ơn bạn.mình nghỉ cái này củng có lý vì mình củng không để ý là nếu không dùng máy lạnh mà dùng quạt có bị hay không? nhưng nếu để khoảng một tiếng sau giờ nghỉ trưa nếu người nào lại mở cửa đầu tiên thì sẽ bị giật, vậy có biện pháp gì khắc phục hiện tượng này không bạn?
                      mình nghĩ nối đất cho cánh cửa chắc sẽ khắc phục được hiện tượng này vì khi đó lượng tích điện sẽ phóng xuống đất...

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi mrly1205 Xem bài viết
                        Cảm ơn bạn nhiều nhé.nhưng đến đây nó lại phát sinh một vấn đề mình muốn hỏi nữa là khi cánh cữa cọ xát với bụi trong không khí và cánh cữa được cách điện với nền gỗ nên cánh cữa tích điện,Vậy tại sao người mỡ cữa vẩn đứng trên nền gỗ cách điện đó mà vẫn bị giật ? xin cảm ơn!!!
                        câu hỏi này thú vị quá..hi

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        mrly1205 Tìm hiểu thêm về mrly1205

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X