Thông báo

Collapse
No announcement yet.

vai trò của tụ trong mạch điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều 1 pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • vai trò của tụ trong mạch điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều 1 pha

    Chào các bác,
    em có một mạch điện để điều chỉnh tốc độ vòng quay của con động cơ xoay chiều 1 pha công suất 1 HP như hình vẽ (gồm Triac T, Diac D, biến trở VR, R và tụ C), tuy nhiên em lại ko hiểu rõ hết chức năng của tụ, liệu có phải tụ chỉ có chức năng chia áp trong mạch RC nối tiếp và tạo độ lệch pha của dòng so với áp để có thể lựa chọn thời điểm mở thông Triac hay còn liên quan đến tính chất của tải là tính cảm?
    Có ý kiến nói rằng tụ giúp phóng điện qua Diac giúp mở cổng ngay cả khi điện áp thấp giúp điều chỉnh Triac dễ hơn, cái này em thấy cứ sao ấy có lẽ không đúng.
    Rất mong được sự chỉ giáo của các bác.
    À mà thêm một chút là nếu em đã chọn được con Triac BTA 26 với dòng gate là 50 Ma thì phải chọn các linh kiện còn lại với giá trị bằng cỡ nào để có thể điều chỉnh công suất động cơ từ full tải đến gần bằng 0.

    Click image for larger version

Name:	mach dieu khien quat.jpg
Views:	1
Size:	30.3 KB
ID:	1412351

  • #2
    Nguyên văn bởi vantrongkiet Xem bài viết
    Chào các bác,
    em có một mạch điện để điều chỉnh tốc độ vòng quay của con động cơ xoay chiều 1 pha công suất 1 HP như hình vẽ (gồm Triac T, Diac D, biến trở VR, R và tụ C), tuy nhiên em lại ko hiểu rõ hết chức năng của tụ, liệu có phải tụ chỉ có chức năng chia áp trong mạch RC nối tiếp và tạo độ lệch pha của dòng so với áp để có thể lựa chọn thời điểm mở thông Triac hay còn liên quan đến tính chất của tải là tính cảm?
    Có ý kiến nói rằng tụ giúp phóng điện qua Diac giúp mở cổng ngay cả khi điện áp thấp giúp điều chỉnh Triac dễ hơn, cái này em thấy cứ sao ấy có lẽ không đúng.
    Rất mong được sự chỉ giáo của các bác.
    À mà thêm một chút là nếu em đã chọn được con Triac BTA 26 với dòng gate là 50 Ma thì phải chọn các linh kiện còn lại với giá trị bằng cỡ nào để có thể điều chỉnh công suất động cơ từ full tải đến gần bằng 0.

    [ATTACH=CONFIG]42460[/ATTACH]
    Chịu khó sưu tầm mạch nguyên lý và mạch mọi người đã lắp thực tế trên diễn đàn này có rất nhiều từ đó sẽ hiểu và nhớ lâu

    Comment


    • #3
      thanks bác, em cũng biết về nguyên tắc là như thế nhưng do em là dân cơ khí mới bắt đầu bước vào lĩnh vực điện tử nên nếu bác biết thì nói nhanh thì em đỡ mất nhiều công sức, thực ra em mới làm xong 1 cái chóng chóng lớn bằng gỗ đường kính đến 1.2m và đã lắp vào con động cơ 1hp và thấy nó mạnh quá và cần điều chỉnh tốc độ của nó. mua một con deemer thì có vẻ dễ nhưng tâm trạng em lại ko thấy thoải mái do em thấy mạch này mình có thể làm được với những sự giúp đỡ cần thiết.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi vantrongkiet Xem bài viết
        Chào các bác,
        em có một mạch điện để điều chỉnh tốc độ vòng quay của con động cơ xoay chiều 1 pha công suất 1 HP như hình vẽ (gồm Triac T, Diac D, biến trở VR, R và tụ C), tuy nhiên em lại ko hiểu rõ hết chức năng của tụ, liệu có phải tụ chỉ có chức năng chia áp trong mạch RC nối tiếp và tạo độ lệch pha của dòng so với áp để có thể lựa chọn thời điểm mở thông Triac hay còn liên quan đến tính chất của tải là tính cảm?
        Có ý kiến nói rằng tụ giúp phóng điện qua Diac giúp mở cổng ngay cả khi điện áp thấp giúp điều chỉnh Triac dễ hơn, cái này em thấy cứ sao ấy có lẽ không đúng.
        Rất mong được sự chỉ giáo của các bác.
        À mà thêm một chút là nếu em đã chọn được con Triac BTA 26 với dòng gate là 50 Ma thì phải chọn các linh kiện còn lại với giá trị bằng cỡ nào để có thể điều chỉnh công suất động cơ từ full tải đến gần bằng 0.

        [ATTACH=CONFIG]42460[/ATTACH]
        cái tụ trong mạch là để điều khiển góc mở diac, nó phối hợp với biến trở để thay đổi thời gian nạp. khi được nạp đến áp ngưỡng của diac thì diac sẽ thông mở cổng, áp trên tụ giảm về o và chu kỳ nạp lại tiếp diễn. tụ càng lớn và R càng lớn thì thời gian nạp càng chậm=>góc mở càng chậm=>áp ra trung bình trên tải giảm=> quạt quay chậm

        linh kiện bạn chọn cho tải 1Hp như trên là được rồi, mạch này đơn giản chỉ cần quan tâm công suất của triac thôi. tuy nhiên các mạch xén áp loại này khi bạn chỉnh max vulum thì vẫn không full tải được vì góc mở diac chậm vài chục von

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi likes Xem bài viết
          cái tụ trong mạch là để điều khiển góc mở diac, nó phối hợp với biến trở để thay đổi thời gian nạp. khi được nạp đến áp ngưỡng của diac thì diac sẽ thông mở cổng, áp trên tụ giảm về o và chu kỳ nạp lại tiếp diễn. tụ càng lớn và R càng lớn thì thời gian nạp càng chậm=>góc mở càng chậm=>áp ra trung bình trên tải giảm=> quạt quay chậm

          linh kiện bạn chọn cho tải 1Hp như trên là được rồi, mạch này đơn giản chỉ cần quan tâm công suất của triac thôi. tuy nhiên các mạch xén áp loại này khi bạn chỉnh max vulum thì vẫn không full tải được vì góc mở diac chậm vài chục von
          Dimmer không thể dùng để điều khiển động cơ tốt được bởi vì góc kích giữa bán kỳ dương và bán kỳ âm có thể không bằng nhau. Do đó sẽ sinh ra một dòng điện 1 chiều trong cuộn dây của động cơ làm nóng động cơ. Đối với loại động cơ nhỏ như quạt treo tường, quạt trần thì không ảnh hưởng nhiều chứ đối với động cơ công suất cao thì coi chừng. Muốn tránh hiện tượng này phải làm mạch kích khác.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
            Dimmer không thể dùng để điều khiển động cơ tốt được bởi vì góc kích giữa bán kỳ dương và bán kỳ âm có thể không bằng nhau. Do đó sẽ sinh ra một dòng điện 1 chiều trong cuộn dây của động cơ làm nóng động cơ. Đối với loại động cơ nhỏ như quạt treo tường, quạt trần thì không ảnh hưởng nhiều chứ đối với động cơ công suất cao thì coi chừng. Muốn tránh hiện tượng này phải làm mạch kích khác.
            em đồng ý với bác, mạch dimmer dùng cho tải thuần trở thì phù hợp hơn, tại bác chủ thớt muốn hỏi vai trò của tụ cũng như có ý muốn ráp mạch mạch này nên em góp ý như thế. với các động cơ công suất lớn thì nên dùng TCA785 kết hợp SCR. lúc trước em có cái mạch nhưng quẳng đâu mất sơ đồ rồi

            Comment


            • #7
              cái tụ trong mạch là để điều khiển góc mở diac, nó phối hợp với biến trở để thay đổi thời gian nạp. khi được nạp đến áp ngưỡng của diac thì diac sẽ thông mở cổng, áp trên tụ giảm về o và chu kỳ nạp lại tiếp diễn. tụ càng lớn và R càng lớn thì thời gian nạp càng chậm=>góc mở càng chậm=>áp ra trung bình trên tải giảm=> quạt quay chậm

              linh kiện bạn chọn cho tải 1Hp như trên là được rồi, mạch này đơn giản chỉ cần quan tâm công suất của triac thôi. tuy nhiên các mạch xén áp loại này khi bạn chỉnh max vulum thì vẫn không full tải được vì góc mở diac chậm vài chục von[/QUOTE]

              Vâng thanks bác nhiều nhé, bác có thể cho em công thức tính điện áp và pha giữa hai đầu của Diac ko ạ, tức là góc lệch so với điện áp nguồn ấy, khi có công thức cụ thể thì em sẽ có một cái nhìn rất cụ thể về độ lệch pha ứng với mỗi giá trị ta chọn của tụ và điện trở bằng cách vẽ giản đồ sóng cho u, i (em chỉ quan tâm đến mạch RC riêng rẽ lúc Diac và Triac chưa hoạt động thôi). ngoài ra còn 1 điều nữa là tải động cơ có ảnh hưởng đến độ lệch pha của mạch trên ko ạ?

              Comment


              • #8
                về giản đồ u,i, công thức tính điện áp và pha giữa 2 đầu diac thì bác cho em cáo lỗi nhé, vì em là dân ngoại đạo nên cũng không chuyên sâu về các công thức, em chỉ biết phân tích nguyên lý hoạt động của nó thế thôi. vấn đề này để bác nào rành thì giúp bác

                tuy nhiên, em cũng xin góp chút hiểu biết với bác thế này: cứ có áp đặt vào diac khoảng vài chục von ( tùy từng loại diac mà có mức áp khác nhau) thì diac sẽ thông

                tải của động cơ không ảnh hưởng tới góc lệnh của mạch

                Comment


                • #9
                  vâng thanks bác Likes đã nhiệt tình giúp đỡ, e đành phải đợi có bác nào giúp về u i vậy. Tiện đây em cũng post lên 1 mạch khá hoàn chỉnh để bác nào có nhu cầu lắp mạch với công suất tuơng tự có thể làm theo, đây là mạch 1 người bạn giúp em, các vị trí khoanh tròn đỏ là chỉ để bảo vệ và chống nhiễu cho hệ Diac và Triac. Tuy nhiên việc xác định u i và thời gian xả của tụ C ứng với giá trị khá bé là 1nF thì em ko rõ mạch này có thể điều chỉnh động cơ ở power gần bằng 0 hay không, còn gần full tải thì ok rồi, cụ thể thế nào để sau khi lắp xong e mới trả lời được. cái này em sẽ nghiên cứu tiếp.
                  Click image for larger version

Name:	Motor AC ĐK - Copy.png
Views:	1
Size:	33.7 KB
ID:	1359268

                  Comment


                  • #10
                    có bác nào giúp e với., nhà có nuôi hồ tôm chạy bằng motơ 2hp qua hộp giảm tốc kéo theo dàn quạt, nhưng mà lúc khởi động lên quạt quay mạnh làm tôm giật mình, e chỉ muốn làm cho đ/c chạy chậm lại khoảng 15s sẽ chuyển sang lv bình thường.mong ae giúp đỡ

                    Comment


                    • #11
                      các bác cho em hỏi cái mạch này em dùng BTA16 va DB3 điện trở thì 39k /1w để sử dụng cho máy mài 1000w có ổn không ? mong các bác giúp đỡClick image for larger version

Name:	1000w-ac-motor-speed-controller.png
Views:	1
Size:	10.0 KB
ID:	1399190

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi chanhngoc Xem bài viết
                        các bác cho em hỏi cái mạch này em dùng BTA16 va DB3 điện trở thì 39k /1w để sử dụng cho máy mài 1000w có ổn không ? mong các bác giúp đỡ[ATTACH=CONFIG]90989[/ATTACH]
                        Máy mài 220V thì được còn máy 100V thì không được.
                        Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                        Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        vantrongkiet Tìm hiểu thêm về vantrongkiet

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X